I - Mục đích - Yêu cầu.
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
42 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét.
- G hướng dẫn: chọn loại vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên sử dụng vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu.
+ H đọc mục b.
- Em hãy nêu tên loại chỉ trong hình 1a, b.
+ Chỉ khâu và chỉ thêu.
- G giới thiệu một số mẫu chỉ.
- G lưu ý: Muốn có đường khâu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dài phù hợp với độ dạy, độ dài của vải.
- G kết luận theo nội dung SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
+ H quan sát H2 SGK.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải?
+ Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm. Giữa tay kéo và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo 2 lưỡi kéo.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
+ Giống: đều có hai phần tay cầm và lưỡi kéo.
Khác: Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
+ H quan sát H3 SGK
- Nêu cách cầm kéo cắt vải?
+ Tay phải cầm kéo: ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia.
- Hướng dẫn cách cầm kéo.
+ H thực hiện thao tác cầm kéo.
Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
+ H quan sát H6 SGK
- Hãy nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ, vật liệu khác được dùng trong khâu, thêu?
+ H nêu một số dụng cụ, vật liệu được dùng trong khâu, thêu.
4. Củng cố - Dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị tiết sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
Tiết 1: toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoat động dạy học
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.( 3-5')
- H làm bảng con: Tính giá trị của biểu thức 123 + b với b = 145; b = 156.
- G nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập( 32-34')
Bài 1/7: VBT(10-12')
- Kiến thức: Cách tính giá trị của biểu thức chứa một chữ.
- Chốt: Muốn tính giá trị số của biểu thức có chứa một chữ em làm ntn?
* DKSL: H Có thể lẫn vị trí của chữ khi thay số.
Bài 2/7: Bảng con a,b Nháp c,d.( 10-12')
- Kiến thức: Củng cố cách trình bày tính giá trị của biểu thức chứa một chữ.
- Chốt: Cần lưu ý gì khi trìng bày tính giá trị biểu thức?
* DKSL: H có thể viết thiếu không đúng mấu tíng giá trị biểu thức.
Bài 3/7: Nháp ( 5-7')
- Kiến thức: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chứa một chữ.
- Nêu cách tính?
Bài 4/7: Vở ( 8-10'))
- Kiến thức: Cách tính giá trị biểu thức chứa một chữ và cách tính chu vi hình vuông.
- Chốt: Nêu cách tính chu vi hình vuông.
* DKSL: H trình bày chưa khoa học..
Hoạt động 3. Củng cố - Dặn dò.
- H nêu cách tính giá trị số của biểu thức có chứa một chữ?
- Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2 : Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I. Mục đích - yêu cầu
- H biết: văn kể phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối,... được nhân hoá.
- Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật ( đồ vật, con vật, cây cối)
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:( 3-5')
- Nêu sự khác nhau giữa văn kể chuyện và các thể loại văn khác?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài( 1')
2. Hình thành khái niệm:( 13-15')
Nhận xét 1:
- H đọc thầm yêu cầu- nêu.
- Các em vừa học những câu chuyện nào?
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Sự tích Hồ Ba Bể.
- H làm vở bài tập.
- Nhân vật trong truyện có thể là ai?
- H trả lời.
- Vì sao con vật ,đồ vật được gọi là nhân vật trong truyện?
- ... được nhân hoá.
à G chốt: Các nhân vật trong truyện có thể là người hay con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hoá.
Nhận xét 2:
- Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
à G chốt: Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật.
3. Hướng dẫn luyện tập (17 - 19’)
- H đọc thầm yêu cầu SGK H nêu lại
- H thảo luận nhóm đôi ( 2')
- H báo cáo kết quả.
- H đọc ghi nhớ SGK-13
Bài tập 1:Nhóm 2 ( 8-10')
- H đọc thầm yêu cầu BT1.
- H đọc thầm đoạn văn - Nhóm 2
- Báo cáo kết quả.
- Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào?
- Bà ngoại, Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca
- Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?
- H trả lời câu hỏi
- Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy?
- Nhờ vào quan sát hành động của cả 3 anh em.
- Em có đồng ý với những nhận xét của bà?
- Muốn biết được tính cách của nhân vật trong truyên em căn cứ vào đâu?
- Đồng ý.
- H trả lời.
Bài tập 2:Miệng ( 8-10')
- H đọc thầm yêu cầu BT2
- Hướng dẫn: Chọn 1 trong 2 tình huống
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- H suy nghấic nhân kể tiếp câu chuyện.
- G chấm, nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - Dặn dò:( 2-4')
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
- G nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4 lịch sử
làm quen với bản đồ
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, ký hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III. các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Nêu vị trí của đất nước ta.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.( 8-10')
* Mục tiêu
H biết định nghĩa đơn giản về bản đồ.
* Cách tiến hành:
- G treo các loại bản đồ trên bảng.
- H đọc tên bản đồ trên bảng.
- Yêu cầu H nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- H nêu.
- G kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỷ lệ nhất định.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.( 9-11')
- G yêu cầu H quan sát hình 1 + 2, chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- H chỉ.
- G hỏi: Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta thường làm thế nào?
- H trả lời.
à G chốt: Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí đối tượng, tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng trên bản đồ.
Hỏi: Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam?
- H trả lời.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.( 12-13')
* Mục tiêu:
- H biết một số yếu tố của bản đồ: Tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
- H đọc SGK.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Trên bản đồ người ta thường qui định các hướng Đông, Bắc, Nam, Tây như thế nào?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- GV kết luận chung: SGK.
Hoạt động 5: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.( 7-9')
* Mục tiêu:
- H vẽ được một số kí hiệu của đối tượng trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
- H quan sát bảng chú giải và kí hiệu của một số đối tượng.
- Một H vẽ kí hiệu - 1 H nói nội dung kí hiệu.
- G nhận xét.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò:
- H đọc ghi nhớ SGK.
- G nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4 Thể dục
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm,
đứng nghỉ - Trò chơi “Chạy tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ phải đều, dứt khoát, đúng theo khẩu hiệu hô của G.
- Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu H biết chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường. Vệ sinh nơi tập.
- Còi, 2 - 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ, vẽ sân trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Mở đầu.
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
6 - 10’
1 - 2’
D
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
2 - 3’
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
1 - 2’
2. Cơ bản:
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
8 - 10’
- G điều khiển lớp tập 1 lần.
- Chia tổ tập luyện.
- Tập hợp lớp các tổ trình diễn.
- Cán sự điều khiển toàn lớp tập lại 1 lần.
b. Trò chơi “Chạy tiếp sức”
8 - 10’
- Phổ biến tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- H chơi nháp.
- H chơi thi đua theo luật.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
3. Kết thúc:
- Đi thả lỏng.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
4 - 6’
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Sinh Hoạt tập thể
Tổng kết tuần
I Mục tiêu:
ổn định tổ chức lớp học sau tuần học đầu tiên.
H thấy đựoc những gì đã thực hiện được những gì chưa được theo đúng nội quy, nề nếp của lớp của trường.
II Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài( 1’)
2. Nhận xét tuần:
- Lớp trưởng điều khiển lớp:
+ Các tổ thảo lụân ->báo cáo kết quả.
+ Lớp bổ sung.
+ Lớp trưởng nhận xét chung.
- G nhận xét lớp:
*Ưu điểm: - Chăm lao động, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Ngoan ngoãn ,lễ phép.
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ, tích cực học tập.
- Có đủ đồ dùng học tập.
* Tồn tại: - Chữ viết còn xấu.
- Còn một số em quên đeo khăn quàng đỏ.
- Trong lớp đôi khi còn nói chuyện riêng: Đạt, Hải.
3. Bầu lại ban cán sự lớp:
- H bỏ phiếu bầu lại một số chức danh trong lớp: Lớp trưởng, lớp phó văn thể mỹ,lớp phó lao động, lớp phó học tập.
4 Văn nghệ: 5-7’)
- H ôn lại các bài hát trong hè ( hát đồng thanh cả lớp)
- G nhận xét sủa sai cho H.
5. Nhận xét – Dặn dò ( 1-2’)
- Nhận xét giừo học .
- Dặn thực hiện tốt hơn nữa mọi nề nếp của trường, lớp.Tích cực tham gia các hoạt động tập thể chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
File đính kèm:
- tuan 1.doc