Giáo án giảng bài Tuần 8 - Lớp 5

Tập đọc:

Bài 15: Kì diệu rừng xanh.

I-Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng,cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

-Cảm nhận dược vẻ đẹp kì thú của rừng;tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ của t/g đối với vẻ đẹp của rừng.

II-Đồ dùng:-Tranh trong SGK.

 -Tranh,ảnh về vẻ đẹp của rừng:những cây nấm rừng,các loại muông thú:vượn bạc má,chồn,sóc,hoẵng.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà,trả lời câu hỏi trong bài đọc.

B-Bài mới:

HĐ1:Giới thiệu bài:

HĐ2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 

doc25 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 8 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các thành ngữ,tục ngữ và nêu q/t đánh dấu thanh trong các tiếng ấy:Sớm thăm tối viếng-trọng nghĩa khinh tài-ở hiền gặp lành-một điều nhịn là chín điều lành-liệu cơm gắp mắm. B-Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài. HĐ 2 :Hướng dẫn HS nghe viết:GV nhắc HS những từ ngữ dễ viết sai:ấm lạnh,gọn ghẽ,len lách,mải miết... HĐ 3:Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: -HS viết các tiếng có chứa yê,ya:khuya,truyền thuyết,xuyên,yên. -Nhận xết cách đánh dấu thanh. Bài tập 3: -HS q/s tranh để làm BT -Đọc lại hai câu thơ có chứa vần uyên. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS nhớ các hiện tượng c/t đã luyện tập để không viết sai chính tả. ____________________________ Chiều thứ 5 ngày 2 tháng 11 năm 2006 Luyện toán Luyện tập : So sánh số thập phân I. Mục tiêu - Biết so sánh hai số thập phân với nhau thành thạo. - áp dụng so sánh hai số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. II. Hoạt động dạy và học * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học * HĐ2 HS hoàn thành bài tập trong SGK bài So sánh hai phân số * HĐ3 Luyện thêm Bài tập 1. Tìm chữ x biết: a) 8,x2 = 8,12 4x8,01 = 428,010 154,7 = 15x,70 b) = 0,3 48,362 = 23,54 = 23,54x Bài tập 2. Viết dấu ( > , < , = ) thích hợp vào chỗ chấm a) 4,785 . 4,875 24,518 ..24,52 72,99 .. 72,98 b) . 0,05 0,8000 67 .. 666,999 Bài tập 3. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn a) 0,007 ; 0,01 ; 0,008 ; o,o15 b) ; ; ; ; 0,95 Bài tập 4. Tìm số tự nhiên x sao cho: 2,9 < x < 3,5 3,25 < x < 5,05 X < 3,008 HĐ4 Chấm chữa bài Âm nhạc ( GV chuyên dạy ) ______________________________ Hướng dẫn tự học ( lịch sử ) Ôn : Xô viết Nghệ -Tĩnh I. Mục tiêu - HS nắm được Xô viết Nghệ- tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạn trong những năm 1930- 1931 II. hoạt động dạy và học * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học * HĐ2 Hướng dẫn ôn tập a) - HS thảo luận nội dung các câu hỏi sau: + Em hãy cho biết phong trào cách mạng 1930- 1931 chống những kẻ thù nào và đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp nào? + Trong tháng chín và tháng mười năm 1930, nông dân Nghệ- Tĩnh đã đấu tranh như thế nào? + Chính quyền cách mạng đã làm gì để mang lại lợi ích cho nông dân? + Hãy khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng A. Nông dân B. Công nhân C. viên chức D. Trí thức + Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai( Nừu đúng ghi D, sai ghi S vao đầu câu. Phong trào cách mạng năm 1930- 1931 do Đảng lãnh đạo. Chính quyền cách mạng đem lại lợi ích cho nhân dân. Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng năm 1930- 1931. Ngày 12-9 1930 là ngày kỉ niệm xô viết Nghệ Tĩnh. b) HS báo cáo kết quả thảo luận c) GV củng cố tổng kết. ___________________________ Thứ 6 ngày 3 tháng 10 năm 2006. Tập làm văn.(tiết 16) Luyện tập tả cảnh. (Dựng đoạn mở bài,kết bài) I-Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về đoạn mở bài,kết bài trong bài văn tả cảnh. -Biết cách viết các kiểu mở bài,kết bài cho bài văn tả cảnh. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. B-Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài: HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: -HS đọc nội dung BT1. -HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài(trực tiếp,gián tiếp) +Mở bài trực tiếp:kể ngay vào việc(bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả) +Mở bài gián tiếp:nói chuyện khác để dẫn vào chuyện(hoặc vào đối tượng)định kể (hoặc tả) -HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét. Bài tập 2: -HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài(mở rộng và không mở rộng) +Kết bài không mở rộng:cho biết kết cục,không mở rộng thêm. +Kết bài mở rộng:sau khi cho biết kết cục,có lời bình luận thêm. Bài tập 3: -HS đoc y/c BT3:Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. +Mở bài giàn tiếp:HS có thể nói về cảnh đẹp chung,sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình. +Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương. -Mỗi HS viết mở bài,kết bài theo y/c. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài(trực tiếp,gián tiếp);hai kiểu kết bài(không mở rộng,mở rộng)trong bài văn tả cảnh. -GV nhận xét tiết học;Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài,kết bài chưa đạt. ________________________________ Toán Tiết 40:Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. I-Mục tiêu: Giúp HS ôn: -Bảng đơn vị đo độ dài. -Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. -Luyện tập viết số đo độ đàiươí dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. II-Đồ dùng:Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn,để trống một số ô. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài. a.GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé. b.HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề. VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km..... -HS phát biểu về q/h giữa các đơn vị đo liền kề. -GV cho HS nêu q/h giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng. VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km... HĐ 2:Ví dụ: -GV nêu ví dụ:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 6 m 4dm =... m. HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m. Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m. HĐ 3: Thực hành: -HS làm bài tập trong VBT. -HS chữa bài,thống nhất kết quả. IV-Củng cố,dặn dò: -Học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài. -Nhớ mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề. Khoa học. Bài 16: Phòng tránh HIV/AIDS. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì,AIDS là gì. -Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS. -Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV. -Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. II-Đồ dùng: -Hình minh hoạ trong SGK -HS sưu tầm tranh,ảnh,thông tin về phòng tránh HIV/AIDS. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:-Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? -Chúng ta làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan A? -Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì? B-Bài mới: HĐ 1:Chia sẻ kiến thức. -GV kiểm tra việc sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về HIV/AIDS -Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này? hãy chia sẻ điều đó với bạn mình. -Nhận xét,khen những HS tích cực học tập,ham học hỏi,sưu tầm tư liệu HĐ 2:HIV/AIDS là gì?các con đường lây truyền HIV/AIDS. -Tổ chức cho HS trò chơi.”Ai nhanh,ai đúng” -Chia lớp thành nhóm 4,thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. -Các nhóm làm xong ,dán phiếu lên bảng -Nhận xét,khen nhóm thắng cuộc. -GV tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS. +HIV/AIDS là gì? +Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ? +Những ai có thể nhiễm HIV/AIDS? +HIV có thể lây truyền qua con đường nào? +Hãy lấy VD về cách lây truyền qua đường máu của HIV? +Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV /AIDS? +Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không? +Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây nhiễm HIV không? +ở lứa tuổi chúng mình phải làm gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/AIDS? -Nhận xét ,khen những HS có hiểu biết về HIV/AIDS. HĐ 3:Cách phòng tránhHIV/AIDS. -HS q/s tranh minh hoạ trong SGK trang 35 và đọc các thông tin -HS tiếp nối nhau đọc thông tin. -Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS? -HS viết lời tuyên truyền,vẽ tranh,diễn kịch để tuyên truyền,vận động phòng tránhHIV/AIDS. -Tổ chức cho HS thi tuyên truyền. -Tổng kết cuộc thi. IV-Củng cố,dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS. Hoạt động tập thể. Sinh hoạt lớp I. Sơ kết tháng a. Nề nếp sinh hoạt b. Vệ sinh trực nhật. c. nề nếp học tập II. Bình bầu cá nhân, tổ III. Kế hoạch tuần và tháng tới ____________________________ Chiều thứ 6 ngày 3 tháng 11 năm 2006 Kĩ thuật* Thêu chữ V (tiết 1 ) I. Mục tiêu - HS cần phải: + Biết cách thêu chữ V và ứng dụng thêu chữ V. + Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình. + Rèn luyên đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - Mộu thêu chữ v - Một số sản phẩm được trang trí bằng mũi thêu chữ V. - Một mảnh vải kích thước 35cm 53cm. Kim khâu len. Len. Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu . III. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới * HĐ1 Quan sát nhận xét * HĐ2 Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - HS đọc phần II trong SG đẻ nêu các bước thêu chữ V. + Nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V. + GV hướng dẫn cách vạch dấu thêu chữ V. + Quan sát hình vẽ để nêu cách thêu. + GV hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu. + GV Vừa hướng dẫn vừa làm mẫu - Lưu ý: Thêu theo chiều từ trái sang phải. + Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường dấu song song. + Xuống kim vào đúng vị trí vạch dấu, mũi kim hướng về phía trái đường dấu để lên kim cách vị trí xuống kim 2mm. + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm. 3. củng cố dặn dò - HS nhắc lại các thao tác thêu - Dặn chuẩn bị cho tiết sau. Luyện tiếng việt Luyên tập Mở rộng vốn từ Thiên nhiên I. Mục tiêu - HS nắm được một số từ ngữ về chủ đề thiên nhiên. - Nêu đươc các thành ngữ tục ngữ, ca dao. - Biết dùng một số từ ngữ để miêu tả các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên II. Hoạt động dạy và học * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học * HĐ2 Hướng dẫn luyện tập. a) HS hoàn thành bài tập trong SGK. b) Bài tập luyện thêm. 1. Em hãy tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. 2. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Ghi các từ vừa tìm được vào chỗ trống. a) Tả chiều rộng. b) Tả chiều dài (xa ). c) Tả chiều sâu 3. Đặt câu với những từ em vừa tìm được ở bài tập 2. 4. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên . Đánh dấu nhân () vào câu em cho là đúng. a) tất cả những gì con người tạo ra. b) Tất cả những gì con người không tạo ra. c) Tất cả những gì tồn tại quanh con người. 5. Viết một đoạn văn miêu tả một hiện tượng thiên nhiên: Mưa, gió, sấm, chớp. * HĐ3 Chữa bài * HĐ4 GV nhận xét tiêt học _____________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Sinh hoạt sao- Sinh hoạt chi đội

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan