1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo
2. Về kĩ năng:
Năng đông, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Về thái độ:
-Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày
-Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo
* Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài
-Kĩ năng tư duy sáng tạo
-Kĩ năng tư duy phê phán
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
-Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Năng động, sáng tạo - Lê Thị Hoàng Lê - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đức Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 10 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo
2. Về kĩ năng:
Năng đông, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Về thái độ:
-Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày
-Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo
* Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài
-Kĩ năng tư duy sáng tạo
-Kĩ năng tư duy phê phán
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
-Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:- SGK+ SGV GDCD 9
- Tranh ảnh, truyện kể về tính năng động, sáng tạo
- Ca dao, tục ngữ, danh ngôn
2. Học sinh: - SGK GDCD 9
- Tấm gương về tính năng động, sáng tạo
- Giấy bút để thảo luận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: (5/)
Trả và sửa bài kiểm tra viết 1 tiết
2. Giới thiệu bài mới: ( 2/ )
GV treo ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký đang tập viết bằng chân
? Em có suy nghĩ gì về thầy Nguyễn Ngọc Ký?
-à Là người rất kiên trì vượt khó, quyết tâm cao để vượt qua số phận.
Ngoài tính kiên trì vượt khó thầy Ngọc Ký còn có đức tính gì nữa và quá trình rèn luyện như thế nào? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ giải đáp vấn đề đó
3. Dạy bài mới:
Tgian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Phần ghi bảng
10/
15/
* Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc thông qua đàm thoại
GV gọi HS đọc câu chuyện 1“Nhà bác học Êđixơn” Sgk/
?Em có nhận xét gì về việc làm của Êđixơn?
?Tìm chi tiết để chứng minh?
?Việc làm trên đã đem lại kết quả gì cho Êđixơn?
?Điều đó chứng tỏ Êđixơn là người như thế nào?
GV gọi HS đọc câu chuyện 2 “Lê Thái Hoàng, một học sinh năng động, sáng tạo”
?Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Thái Hoàng?
?Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh
?Việc làm ấy đã đem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng?
?Qua tấm gương của Êđixơn và Lê Thái Hoàng em học tập được gì?
GV -Giáo dục lòng yêu thương và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ
-Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, c.việc
? Qua đó em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo?
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để nhận biết biểu hiện NĐST hoặc thiếu NĐST (Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo và phê phán)
GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận các câu hỏi sau:
? Em hãy nêu những biểu hiện NĐST hoặc thiếu NĐST
- Nhóm 1+2: trong học tập
- Nhóm 3+4: trong lao động
- Nhóm 5+6:trong sinh hoạt hằng ngày
HS thảo luận theo mẫu sau, ghi kết quả ra bảng phụ thời gian 5 / và chọn 3 nhóm lên trưng bày kết quả
HS đọc bài
-Ông là người dám nghĩ, dám làm, không chịu bó tay trước mọi hoàn cảnh, vượt qua khó khăn thử thách
-Để có đủ ánh sáng kịp thời mổ cấp cứu cho mẹ, ông đã nghĩ ra cách đặt tấm gương xung quanh giường mẹ và các ngọn nến, đèn dầu để có ánh sáng.
-Ngoài ra ông còn luôn tìm tòi, nghiên cứu khao học, đó là sáng chế ra đèn điện, điện thoại, máy chiếu phim è là bước ngoặc lớn trong lịch sử văn minh của loài người
-Ông đã cứu sống mẹ và trở thành nhà phát minh vĩ đại
- Là người rất NĐST và là một người con hiếu thảo
HS đọc
-Là người say mê, nổ lực và có ý chí quyết tâm cao trong học tập
-Luôn nghiên cứu ra nhiều phương pháp học tập mới
-Tìm ra cách giải toán mới mà nhanh
-Đến thư viện tìm các đề Tóan quốc tế và dịch sang Tiếng Việt để làm
-Gặp bài Toán khó giải cho bằng được mới thôi
-Đạt HCĐ kì thi Tóan quốc tế lần 39 và HCV kì thi Tóan quốc tế lần 40
-Luôn yêu thuơng và hiếu thảo với cha mẹ
-Luôn tự giác, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,kiên trì,vượt khó..
-Say mê với công việc và cải tiến phương pháp học tập cho phù hợp với từng bộ môn
-Chịu khó suy nghĩ, không bằng lòng với bản thân
HS trả lời
HS làm việc theo nhóm
I. Tìm hiểu vấn đề:
II. Bài học:
1.Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm
2.Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới
Nhóm
Năng động, sáng tạo
Thiếu năng động, sáng tạo
1+ 2
Học tập
-Có phương pháp học tập khoa học, say mê, kiên trì, nhẫn nại để tìm ra cái mới. Không thỏa mãn với những điều đã học, đã biết, linh hoạt xử lí các tình huống
-Thụ động, lười biếng, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên, học theo người khác, học vẹt
3+ 4
Lao động
-Chủ động, dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới, cách làm mới đem lại năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu đạt được mục đích tốt đẹp
-Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, né tránh, bằng lòng với thực tại
5+ 6
Sinh hoạt hằng ngày
-Lạc qua, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt khó, vượt khổ, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại
-Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, bắt chước, thiếu nghị lực, chỉ làm theo hướng dẫn của người khác
7/
?Chúng ta có thái độ như thế nào đối với những người làm việc thiếu NĐST hoặc NĐST?
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế tìm tấm gương NĐST (rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin)
? Hãy kể 1 việc làm của bản thân đã hoặc chưa thể hiện tính NĐST?
? Việc làm ấy đã đem lại kết quả gì cho bản thân?
? Hãy kể 1 tấm gương thể hiện tính NĐST mà em biết?
GV bổ sung:
- Philippip nhờ ông di dời tòa nhà 5 tầng
- Di dời cổng chùa Vĩnh Nghiêm- Cổng Tam Quan ở Tp HCM
- Các đội vô địch Rôbôcon CÁ-TBD
+ Năm 2010: Đội
+ 2011: Đội
GV tiếp tục đưa ra tình huống: Hùng nghĩ rằng: Để thi đậu trong kì thi HSG sắp tới, chúng ta phải làm đi, làm lại nhiều lần những bài tập mà thầy cô giáo đã hướng dẫn.
?Em có đồng ý với cách nghĩ của Hùng không? Vì sao?
?Em sẽ nói gì với Hùng?
GV giáo dục cho HS cách học khoa học cho từng môn học
?Vậy theo em, người NĐST là người như thế nào?
? Trái với NĐST là gì?
-Ủng hộ, đồng tình với người NĐST
-Phê phán và lên án người thiếu tính NĐST
HS kể
HS trả lời
- Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy xuất thân là một người nông dân, trình độ văn hóa mới hết lớp 4 trường làng. Nhờ chịu khó tìm tòi, sáng tạo, ông dã thực hiện gần 200 công trình di dời, chống nghiêng, sụt lún lớn nhỏ mà chưa có khi nào ông chịu bó tay, không gây ra sự cố đáng tiếc nào
HS thảo luận theo bàn
-Không đồng ý, thể hiện tính máy móc, rập khuôn
- Chúng ta không những xem lại những bài mà thầy cô đã hướng dẫn mà còn cần phải chủ động tìm tòi thêm một số bài tập tương tự và tìm ra cách học phù hợp.
HS trả lời
Máy móc, thụ động, rập khuôn, ỷ lại, lười suy nghĩ
Người NĐST là người luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống. nhằm đạt được kết quả cao
4. Luyện tập, củng cố: ( 4/ )
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1,3 SGK trang 29& 30
- Làm bài tập 2 SGK trang 30 è Rút ra ý nghĩ (phần 2 nội dung bài học )
5. Hướng dẫn HS học tập ở nhà ( 2/ )
- Làm bài tập 4,5,6& 7 SGK trang 30
- Nghiên cứu phần 3 & 4 nội dung bài học
- Mỗi tổ chuẩn bị một kịch bản sắm vai theo chủ đề
- Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn về năng động, sáng tạo
* Đánh giá, rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- BAI 8.doc