Giáo án GDCD Lớp 9 - Tiết 15 và 16 - Năm học 2013-2014

- Em hãy cho biết nguyên nhân khiến môi trường địa phương bị ô nhiễm?

Sử dụng bảng chiếu: - Giới thiệu hình ảnh một số nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm. (Vứt rác bừa bãi, đốt rơm rạ trong khu dân cư, ném xác động vật chết xuống nước, diệt bắt cá bằng kích điện )

- Theo em còn những nguyên nhân nào khác khiến môi trường bị ô nhiễm?

- Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?

Sử dụng bảng chiếu: - Đưa một số hình ảnh thể hiện ý thức tham gia bảo vệ môi trường: (Vệ sinh đường làng ngõ xóm/ Vệ sinh trường lớp/ Bỏ rác đúng nơi quy định/ Khơi thông cống rãnh)

 

docx10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tiết 15 và 16 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
****** Tiết 16 THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC I. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh thấy được những truyền thống tiêu biểu, đáng tự hào của quê hương Tam Hưng nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. - Có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn trước những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Qua đó, củng cố kiến thức các nội dung đã học. II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng 1. Kiến thức: - Truyền thống hiếu học/ Truyền thống chống giặc ngoại xâm. - Các nội dung đã học: Hợp tác cùng phát triển/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới/ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc/ Năng động sáng tạo/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Nhận thức đúng đắn về truyền thống quê hương, vận dụng kiến thức đã học để có hành vi ứng xử đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống. III. Chuẩn bị GV: Tài liệu và phương tiện, sgk, tư liệu, xây dựng tiểu phẩm thể hiện nội dung bài học. HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu, tham gia tiểu phẩm theo hướng dẫn của GV. Phương pháp: Nêu vấn đề, liên hệ và giải quyết vấn đề, tích hợp nội dung đã học. Kĩ năng sống: Ý thức, trách nhiệm, hành vi ứng xử đúng đắn trước những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. IV. Tiến trình dạy- học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Qua nội dung tiết học trước, các em đã có nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Trong tiết học này, một vấn đề được đặt ra đòi hỏi ở các em ý thức, trách nhiệm rất lớn. Vậy đó là vấn đề gì? Chúng ta cùng xem tiểu phẩm sau đây. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 *Học sinh thể hiện tiểu phẩm: “Truyền thống quê hương” Hoạt động 2 - Em hãy cho biết nội dung của tiểu phẩm đề cập tới vấn đề gì? - Những truyền thống tiêu biểu nào của quê hương được nói đến? - Em hiểu thế nào là truyền thống hiếu học? - Em biết gì về truyền thống hiếu học của quê hương? - Giáo viên giới thiệu 1 số hình ảnh, thông tin về Trạng nguyên Nguyễn Trực. - Tìm những biểu hiện của truyền thống hiếu học trong thôn xóm, dòng họ? Địa phương ta còn có truyền thống nào đáng tự hào? - Thế nào là truyền thống chống giặc ngoại xâm? - Nêu những hiểu biết của em về truyền chống giặc ngoại xâm của quê hương ta? - Giáo viên sử dụng bảng chiếu cung cấp 1 số hình ảnh, thông tin về truyền thống chống giặc ngoại xâm của địa phương. - Em sẽ làm gì để kế thừa và phát huy các truyền thống ấy của quê hương? Hoạt động 3 Trong tiểu phẩm, anh bí thư đoàn đến gặp nhóm bạn với mục đích gì? - Ý nghĩa của buổi giao lưu thể hiện nội dung bài học nào? - Hãy nêu những biểu hiện của tình hữu nghị, hợp tác? - Em biết gì về đất nước, con người Hàn Quốc? Giáo viên đọc tài liệu - Ngày 22/12/1992, Việt Nam- Hàn Quốc ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao. - Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, thủ đô là Seoul. Quê hương của môn võ Taekwondo và các thương hiệu Sam Sung, Daewoo..., bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kim-chi. - Em đã và sẽ làm gì để thể hiện tình hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới? - Ý tưởng của bạn Lê về việc xây dựng một tiết mục biểu diễn thể hiện nội dung bài học nào? - Những biểu hiện của phẩm chất ấy? - Tình huống dưới đây liên quan tới nội dung nào đã học? “Chưa đầy một tuần, nhóm bạn Định, Lê, Hưng, Linh đã hoàn thành tiết mục giao lưu đặc sắc của mình. Lãnh đạo trung tâm Việt- Hàn đã tặng hoa và quà cho các bạn. Hơn thế, tiết mục của các bạn còn được chọn tham dự liên hoan văn hoá quốc tế tại thủ đô Hà Nội vào hè năm sau” - Những biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Hoạt động 4 - Vẽ sơ đồ nội dung các vấn đề của địa phương đã được tìm hiểu trong hai tiết thực hành ngoại khoá? - Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường? - Em sẽ làm gì để kế thừa và phát huy các truyền thống của quê hương? - Giáo viên sử dụng bảng chiếu: Sơ đồ nội dung hoạt động ngoại khoá I. Những truyền thống tốt đẹp của quê hương 1.Truyền thống hiếu học - Là sự ham thích, coi trọng việc học hành, được truyền từ đời này sang đời khác. *Xưa: Trạng nguyên Nguyễn Trực, Tiến sĩ Bùi Mộ, Quận công Lê Tiến Quý *Nay: Giáo sư Kiều Hữu Ảnh/ Lê Thanh Tiến sĩ Lê Mai/ Phạm Văn Phúc. *Hội khuyến học, quỹ khuyến học 2.Truyền thống chống giặc ngoại xâm - Là sự tiếp nối tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, hành động dũng cảm để bảo vệ quê hương, đất nước trước kẻ thù xâm lăng. *Anh dũng trong kháng chiến chống Pháp *Anh hùng lực lượng vũ trang (1995) 3.Trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương =>Hăng say học tập, rèn luyện đạo đức để thành người có ích, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II. Các nội dung đã học 1.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới- Hợp tác cùng phát triển. - Quan hệ bạn bè thân thiện - Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục 2. Năng động, sáng tạo - Tích cực, chủ động suy nghĩ. - Tạo ra giá trị mới, cách giải quyết mới. 3. Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả - Tạo ra sản phẩm có giá trị trong một thời gian nhất định. III. Tổng kết hoạt động ngoại khoá về các vấn đề của địa phương. 1.Vấn đề môi trường. 2. Truyền thống quê hương. 4. Củng cố: - Em biết gì về những hình ảnh, biểu tượng trên đây? (Giáo viên sử dụng bảng chiếu các biểu tượng: Cờ Asean, cờ Hàn Quốc, Núi Phú Sĩ- Nhật Bản) 5. Hướng dẫn học bài - Sưu tầm các tư liệu về truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương, Hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Chuẩn bị cho tiết Ôn tập học kỳ I. STT Tên bài học Khái niệm Biểu hiện Cách rèn luyện 1 . .. . . ******** Tiểu phẩm : Tự hào quê hương tôi! (Gv hướng dẫn học sinh và thể hiện tiểu phẩm vào đầu tiết ngoại khoá 16) Tóm tắt nội dung: Một nhóm bạn đang sôi nổi thảo luận về truyền thống của quê hương thì anh Văn bí thư đoàn xã xuất hiện. Anh muốn cả nhóm tham gia một tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu với các sinh viên Hàn quốc tại Trung Tâm hợp tác Việt- Hàn. Lúc đầu, cả nhóm còn ngại ngùng, không muốn tham gia nhưng khi được anh Văn động viên, phân tích ý nghĩa của buổi giao lưu, các bạn đều vui vẻ nhận lời. Nhân Vật: Định, Hưng, Lê, Văn. 1.Định: Các cậu ơi! Chúng mình cùng thi xem ai biết và hiểu nhiều về quê hương mình nhé! 2. Nhóm bạn: Ừ, đồng ý. Cậu bắt đầu đi. 3.Định: Nhất trí, tớ bắt đầu này: Ai có về là về Tam Hưng/Đất thiêng lưu dấu anh tài/Miền quê là quê hiếu học, Con người chân tình mến thương, tang tình tang tính tính tang. 4. Nhóm bạn(đồng thanh)hay lắm! giờ đến lượt Hưng đấy! (Hát theo điệu “lý đất giồng”) 5.Hưng: Các cậu nghe nhé!:- Chan chứa tình quê/ Tự hào anh dũng/ Hầm thông chống Pháp kề bên luỹ tre, khắp dọc đường làng. Pháp- Mỹ đều thua/ Tự hào anh hùng/ Mọi người ta cùng, cùng đắp xây thôn xóm mạnh giàu. (Hát theo điệu bài hát“Duyên quê”) 6. Cả nhóm đồng thanh: Trên cả tuyệt vời! Giờ đến lượt Lê rồi! 7.Lê: Quê chúng ta, yên bình và bao tươi đẹp/ Con nắng toả trên hàng cây/ Người về đây, thăm chùa và khu di tích/ Đến tới thôn nào, cũng ấm lên niềm vui/ Đến tới thôn nào, cũng ấm lên niềm vui/. (Hát theo điệu “Cây trúc xinh”) Cả nhóm: Hoan hô! Hay quá! 8. Xin chào các em, các em đang có chuyện gì vui thế! 9.Cả nhóm:- Chúng em chào anh bí thư đoàn! Chúng em đang nói về những truyền thống đáng tự hào của quê hương mình. Thế anh đi đâu mà trông vội vàng thế? 10. Văn:- Hay lắm! cho anh tham gia với!. Thế các em đã biết gì về truyền thống của quê hương! 11.Định: Nhiều lắm anh ạ! Truyền thống hiếu học này, truyền thống chống giặc ngoại xâm này. 12. Lê: -Quê ta còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng nữa! 13. Văn: Đúng rồi! Các em biết dành thời gian để tìm hiểu về quê hương là việc làm rất có ý nghĩa. Không như một số bạn trẻ chỉ mải chơi rồi sa vào những tệ nạn xã hội. Thế các em đã biết phải làm gì để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống đó chưa? 14. Hưng:- Phải có lòng tự hào và ý thức bảo vệ, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống phải không anh? 15. Các em nói rất đúng! Những truyền thống tốt đẹp của quê hương, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. Các em tự hào về truyền thống hiếu học thì phải có ý thức học tập, biết vận dụng những kiến thúc đã học vào xây dựng quê hương, đất nước. 16. Lê: -Nghe anh nói chúng em đã hiểu ra nhiều điều. Thế anh đến tìm bọn em có việc gì đấy ạ? 18.Văn: -Chả là Trung tâm Việt- Hàn đã xin phép chính quyền cho tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa học sinh- sinh viên Hàn Quốc với thanh niên và học sinh địa phương. Anh muốn các em tham gia 1 tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu. 19.Định:- Ôi vui quá! Nhưng chúng em đâu biết gì về Hàn Quốc ngoài một số bộ phim trên truyền hình mà tham gia được? 20.Hưng:- Em biết tiếng Hàn Quốc, chỉ học trong phim của họ thôi- xin chào là an nyong ha sim ni kka/ Umpa là anh trai này, Nam cha chin gu là bạn trai này, còn em gái là yơ tông seng. 21.Văn: Hay, Vậy là các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về nước bạn Hàn quốc rồi đấy! 22. Lê: (quay sang Định và Hưng) Mình có ý này, chúng mình cùng xây dựng một tiểu phẩm về quê hương chúng ta cho các bạn Hàn Quốc. Chúng mình sẽ sử dụng những làn điệu dân ca Bắc- Trung –Nam để các bạn ấy hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.Ý các cậu thế nào? 23.Định: Tớ nhất trí! 24.Cậu viết kịch bản luôn đi nhé! Rủ thêm các bạn trong lớp cùng tham gia nữa! 25.Văn: Ý tưởng về tiết mục biểu diễn của các em rất có ý nghĩa. Trong quá trình tập diễn, có khó khăn gì các anh chị cán bộ Đoàn sẽ hỗ trợ. Các em cứ yên tâm. Chúc các em thành công! 26.Cả nhóm: Chúng em cảm ơn anh! 27. Văn:- Anh phải cảm ơn các em mới đúng chứ! Tất cả cùng cười vui vẻ và cùng hát:” Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời Đồng xanh lúa rập rờn biển cả Tiếng ai ru con ngủ ru hời Hết. Nguyễn Hữu Chuyên- gv THCS Tam Hưng -Những hình ảnh sử dụng trong 2 tiết dạy

File đính kèm:

  • docxGiao an thi GV gioi mon GDCD 9 Huyen Thanh Oai.docx
Giáo án liên quan