Giáo án GDCD Lớp 7 - Đề kiểm tra 1 tiết học kì I (45 phút)

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là trung thực và câu tục ngữ về tính trung thực.

- Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực và thiếu trung thực.

- Hiểu được thế nào là yêu thương con người.

- Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.

- Hiểu thế nào là sống giản dị.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm thể hiện sự tự trọng với việc làm thiếu tự trọng.

- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, với mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng thầy cô giáo

- Có ý thức nhắc nhở mọi người biết đoàn kết, tương trợ.

II HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 7 - Đề kiểm tra 1 tiết học kì I (45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 THỜI GIAN 45 PHÚT I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là trung thực và câu tục ngữ về tính trung thực. - Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực và thiếu trung thực. - Hiểu được thế nào là yêu thương con người. - Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người. - Hiểu thế nào là sống giản dị. 2. Về kĩ năng: - Phân biệt được những việc làm thể hiện sự tự trọng với việc làm thiếu tự trọng. - Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày. - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, với mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống hàng ngày. 3. Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng thầy cô giáo - Có ý thức nhắc nhở mọi người biết đoàn kết, tương trợ. II HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD 7HKI. Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Trung thực Hiểu được thế nào là trung thực và câu tục ngữ về tính trung thực. Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực và thiếu trung thực. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 0,5 đ 5% 1 2đ 20% 3 2,5 đ 25% 2. Tự trọng Phân biệt được những việc làm thể hiện sự tự trọng với việc làm thiếu tự trọng. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1đ 10% 1 1đ 10% 3. Yêu thương con người Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người. Hiểu được thế nào là yêu thương con người. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1đ 10% 1 0,25 đ 2,5% 2 1,25 đ 12,5% 4. Sống giản dị Hiểu thế nào là sống giản dị. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,25đ 2,5% 1 0,25đ 2,5% 5. Tôn sư trọng đạo Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2đ 20% 1 2đ 20% 6. Đoàn kết, tương trợ Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, với mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống hàng ngày. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 3đ 30% 1 3đ 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1đ 10% 5 2đ 20% 1 2đ 20% 1 2đ 20% 1 3đ 30% 9 10đ 100% TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ LOAN Lớp 7 Họ tên: . KIỂM TRA HKI MÔN GDCD THỜI GIAN 45 PHÚT ĐIỂM ĐỀ: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất ( từ câu 1 đến câu 4) (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực? Cần phải trung thực trong trường hợp cần thiết Chỉ cần trung thực đối với cấp trên Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản than mình. Câu 2: Câu tục ngưc nào dưới đây nói về tính trung thực? Ném đá giấu tay Gió chiều nào che chiều ấy Ăn ngay nói thẳng Treo đầu dê bán thịt chó Câu 3: Theo em ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị? Giản dị là sự qua loa, đại khái trong nếp sống và suy nghĩ. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh. Người sống giản dị là người cổ hủ, lạc hậu, khó hòa đồng. Không cần thiết phải sống giản dị nếu bản than và gia đình có điều kiện về kinh tế. Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? Giúp đỡ người gặp hoạn nạ vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn. Chỉ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt khi có người đến vận động, quyên góp. Giúp đỡ những người gặp khó khăn để khi mình khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại. Nhận nuôi người tàn tật để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ. Câu 5: (1 điểm) Những biểu hiện dưới đây là tự trọng hay thiếu tự trọng? ( Đánh dấu X vào ô tương ứng) Biểu hiện Tự trọng Thiếu tự trọng A. Luôn làm tròn nhiệm vụ không cần người khác phải nhắc nhở, thúc giục. B. Biết bảo vệ thanh danh của mình, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác. C. Không ăn năn hối hận, không thấy xấu hổ khi làm điều sai trái D. Nịnh nọt để lấy lòng người khác Câu 6: Hãy lựa chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp: khó khăn, trở ngại truyền thống quí báu tình yêu thương phẩm chất đạo đức cao đẹp “Con người không thể sống một mình và không thể sống thiếu .. của mọi người xung quanh. Tình thương yêu, đó là lẽ sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi trong cuộc đời. Yêu thương con người là một .., là .. của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.” PHẦN II: TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 ( 2 điểm) Em hãy nêu 4 biểu hiện trung thực và 4 biểu hiện thiếu trung thực trong cuộc sống. Câu 2 ( 2 điểm) Học sinh phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo? Câu 3( 3điểm) Tình huống: Trong lớp 7A có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp. Em hãy vận dụng bài học “ Đoàn kết, tương trợ để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó. Nếu em là học sinh cùng lớp, em sẽ làm gì? Bài làm ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM *Phần I: TNKQ (3 đ) Từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 Đáp án D C B A Câu 5: (1đ) mỗi ý đúng được 0,25 đ Tự trọng là A,B Thiếu tự trọng là C,D Câu 6: (1đ) điền đúng mỗi cụm từ được 0,25 đ Yêu cầu điền theo thứ tự sau: tình yêu thương vào chỗ trống thứ nhất khó khăn, trở ngại vào chỗ trống thứ hai phẩm chất đạo đức cao đẹp vào chỗ trống thứ ba truyền thống quý báu vào chỗ trống thứ tư *Phần tự luận (7điểm) Câu 1 (2 điểm) Nêu 4 biểu hiện trung thực ( mỗi biểu hiện được 0,25 đ) Ví dụ như: luôn nói đúng sự thật; thật thà, thẳng thắn trong mọi việc; dám bảo vệ lẽ phải; không che giấu khuyết điểm của mình và của người khác. Nêu 4 biểu hiện thiếu trung thực ( mỗi biểu hiện được 0,25 đ) Ví dụ như: nói dối; gian lận trong thi cử, trong làm ăn; che giấu hoặc làm sai lệch sự thật; chiếm đoạt của người khác Câu 2( 2điểm) Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo, HS phải: Làm tròn bổn phận của người HS như chăm chỉ học hành, lẽ độ, vâng lời thầy cô, thực hiện đúng những lời thầy cô dạy. (1 điểm) Quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết. (1 điểm) Câu 3: (3 điểm) Nêu nhận xét(1,5 đ) + Hành vi của một số bạn trong lớp 7A là không đúng, đáng phê phán.(0,5 đ) + Đó là việc làm gây chia rẽ, mất đoàn kết, vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông, chia sẻ. (0,5 đ) + Do đó khó hòa nhập, hợp tác và giúp đỡ nhau(0,5 đ) Nêu việc sẽ làm (1,5 đ) + Góp ý cho một số bạn đó: không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp (0,5 đ) + Không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác (0,5đ) + Vận động các bạn khác cũng làm như mình. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDE KT1 TIET CD7 CO MA TRAN DAP AN.doc
Giáo án liên quan