Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 8, Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Câu hỏi: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Trong ba tác động đó tác động nào là tiêu cực?

 Trả lời: - Tác động của quy luật giá trị là: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

 - Tác động phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa là tiêu cực.

 3. Giảng bài mới.

 Vào bài: Kể cho các em nghe câu chuyên về hai chủ đò trên một con sông giành khách hạ giá vé đưa đò đến một lúc một bên sạt nghiệp rút lui thì bên kia làm chủ bến đò và bắt đầu tăng giá lại. Qua câu chuyện trên cho ta thấy điều gì? Cạnh tranh. Vậy cạnh tranh là gì? Xảy ra ở các mặt nào? Có ích hay có lợi cho nền kinh tế?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 8, Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18.10.2007. Tiết chương trình: tiết 8 §4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Hiểu được mục đích cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các loại cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh. 2. Về kỹ năng. - Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh. - Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương. 3. Về thái độ. - Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Làm rõ khái niệm cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Tính hai mặt của cạnh tranh. - Mục đích của cạnh tranh. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Phân biệt khái niệm cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. - Tính hai mặt của cạnh tranh cần nhấn mạnh tính tích cực là mặt cơ bản và mang tính trội. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp diễn giảng kết hợp với đàm thoại. - Kịch tình huống. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ (mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh), bài báo “nhiều đại gia xấu chơi” E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Trong ba tác động đó tác động nào là tiêu cực? Trả lời: - Tác động của quy luật giá trị là: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa - Tác động phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa là tiêu cực. 3. Giảng bài mới. Vào bài: Kể cho các em nghe câu chuyên về hai chủ đò trên một con sông giành khách hạ giá vé đưa đò đến một lúc một bên sạt nghiệp rút lui thì bên kia làm chủ bến đò và bắt đầu tăng giá lại. Qua câu chuyện trên cho ta thấy điều gì? Cạnh tranh. Vậy cạnh tranh là gì? Xảy ra ở các mặt nào? Có ích hay có lợi cho nền kinh tế? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. (?) Những hình ảnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm mục đích gì? - Tác động vào tâm lý, thị hiếu của khách hàng => Bán được nhiều hàng => Thu được nhiều lợi nhuận. (?) Trong học tập có cạnh trong không? - Không, mà là thi đua học tập. (?) Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? Hoạt động 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại canh tranh. (?) Giành những điều kiện lợi gì? - Nguồn nguyên liệu. - Ưu thế và khoa học công nghệ. - Thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng. Mời các tổ đã chuẩn bị kịch tình huống về từng loại cạnh tranh lên trình bày (thời gian cho từng loại cạnh tranh là 3 đến 5 phút) sau đó GV chốt lại. Hoạt động 3: Tính hai mặt của cạnh tranh. - Cạnh tranh đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực => cạnh tranh lành mạnh. (?) Cạnh tranh có những mặt tích cực gì? Cạnh tranh nào vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội là cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với mặt hạn chế. (?) Cạnh tranh có những mặt hạn chế nào? - So sánh trực tiếp sản phẩm của mình với sản phẩm của người khác. - Dùng thương hiệu na ná gây hiểu lầm cho người tiêu dùng (WOW và WOM, Nestea và Freshtea) - Làm hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng. I. CẠNH TRANH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẠNH TRANH. 1. Khái niệm cạnh tranh. - Cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận. 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau. - Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau. II. MỤC ĐÍCH CỦA CẠNH TRANH VÀ CÁC LOẠI CẠNH TRANH. 1. Mục đích. - Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận. 2. Các loại cạnh tranh. - Cạnh tranh giữa người bán với nhau. - Cạnh tranh giữa người mua với nhau. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành. - Cạnh tranh trong nước và nước ngoài. III. TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH. 1. Tích cực. - Kích thích LLSX, khoa học kĩ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Hạn chế. - Làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. - Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. - Gây rối thị trường. 4. Củng cố và luyện tập. - Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông háng hóa, vừa có mặt tính cực vừa có mặt hạn chế. Nhưng mặt tích cực là cơ bản, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội. - Làm bài tập 3 và 6 / 42 sgk. 5. Hoạt động nối tiếp. - Các em về nhà học bài và chuẩn bị trước bài 5. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY. - Tùy từng lớp mà áp dụng kịch tình huống, tránh mất thời gian.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 4.doc
Giáo án liên quan