Giáo án GDCD Lớp 11- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (2 tiết) - Năm học 2011-2012 - Trần Minh Cảnh

- Phê phán các hành vi, luận điệu xấu, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nắm được nội dung bài học, các em tự xây dựng cho mình ý thức và hành vi đúng đắn nhằm phát huy quyền dân chủ và khắc phục mọi biểu hiện lệch lạc về vấn đề dân chủ trong cuộc sống.

- Phê phán các hành vi, luận điệu xấu, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (2 tiết) - Năm học 2011-2012 - Trần Minh Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mà em thấy biểu hiện bản chất rõ nhất? - Câu 2: Trình bày những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? Cho ví dụ minh họa? 2. Giới thiệu bài mới (1 phút) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị rồi hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu nội dung cơ bản của dân chủ trong hai lĩnh vực còn lại là văn hóa và xã hội. 3. Dạy bài mới:(35 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 3 (20 phút) - GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là: - GV: Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trên lĩnh vực văn hóa. Vậy đó là những quyền nào? -HS: Trả lời -GV: Nhắc lại các quyền và lấy ví dụ. +Thứ nhất: Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. Ví dụ như công dân có quyền tham gia các lễ hội văn hóa như đón tết cổ truyền bắn pháo hoa, lễ quốc khánh, xem các giải bóng đá lớn...... +Thứ hai: Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của chính mình. Điều này được thể hiện rõ qua việc đăng ký bản quyền và thu lợi nhuận từ việc phát hành các tác phẩm nghệ thuật của mình có thể là một bài hát, một cuốn sách, hay một bức tranh và được pháp luật của nhà nước bảo vệ. Qua đó ta thấy được lợi ích của nền dân chủ XHVN khi gắn liền với Pháp luật, kỷ luật, kỷ cương như đã phân tích ở phần 1. +Thứ ba: Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Mỗi chúng ta bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, nam nữ, dân tộc, tôn giáo, đều có quyền sáng tác và phê bình tuy nhiên nếu được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng thì phải được kiểm tra và có nguồn, có cơ sở đúng đắn, đáng tin cậy. - GV: Ngoài ra dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn được thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, mọi áp bức. Lấy ví dụ minh họa? - HS: Trả lời - GV: Giải phóng khỏi những thiện kiến lạc hậu ví dụ như bỏ hủ tục lạc hậu tảo hôn, gạt bỏ những tập tục mê tín dị đoan Còn đối với giải phóng khỏi áp bức như: gạt bỏ phân biệt nam nữ, màu da, dân tộc, - GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội là gì? - HS: trả lời - GV: kết luận - GV: Trong xã hội quyền dân chủ của nhân dân được thể hiện qua những quyền nào? - HS: trả lời - GV: Kết Luận +Thứ nhất: quyền lao động thể hiện dân chủ chỗ nào? Ví dụ con người có quyền được làm việc và được trả lương thích đáng cho công việc mình làm, được lao động tự do, trong môi trường làm việc an toàn và làm việc khi sức khỏe và tinh thần cho phép. +Thứ hai: quyền bình đẳng nam nữ thì được thể hiện khá rõ ràng và trên tất cả mọi lĩnh vực. Ví dụ như mọi người đều có quyền được đi học không phân biệt nam nữ, mọi công dân đủ 18 tuổi đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử không phân biệt nam nữ, việc ứng cử vào các cơ quan quyền lực về KT, CT hay VH, XH cũng đều không phân biệt nam nữ +Thứ ba: quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. Ví dụ mọi công dân đều có quyền mua bảo hiểm xã hội, quyền được hưởng an toàn trong lao động khi tham gia làm việc ở các công ty, các cơ quan đặc biệt là môi trường làm việc nguy hiểm thì mỗi người lao động đều phải được mua bảo hiểm tai nạn lao động và đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất, nếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe như môi trường làm việc quá ồn gây ảnh hưởng đến thính giác, môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều khí độc hại thì người lao động đều được hưởng mức lương phù hợp bù vào việc gây hại đến sức khỏe của họ +Thứ tư: Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Ở các công trường hay các công ty làm việc thường xuyên có đoàn đến kiểm tra về môi trường làm việc xem có đảm bảo cho công nhân hay không – thể hiện sự quan tâm của Nhà nước. Hay trong thời gian vừa qua có những đoàn kiểm tra đến các cơ sở sản xuất nước mắm, nước tương, sữa, bột ngọt kiểm tra thấy chất lượng không đảm bảo nên đã có hình thức xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Hoặc một ví dụ gần gũi hơn nữa đó là phụ nữ làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, công tytrong thời gian mang thai, nuôi con nhỏ đều được miễn đi làm theo một thời gian quy định +Thứ năm: quyền được bảo đảm về vật chất, tinh thần khi không còn khả năng lao động. Điều này được thể hiện qua các chế độ phụ cấp, lương hưu hay hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt là những gia đình có công với Cách mạng được sự quan tâm ưu đãi, trợ cấp khá nhiều v.v +Thứ sáu: quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Ví dụ: mọi học trẻ em đều có quyền được đến trường, mọi công đan đều có nghĩa vụ sống phải tuân theo pháp luật - GV: Bên cạnh những quyền của mình, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học. Như vậy tóm lại để các quyền lực chúng ta vừa tìm hiểu trong 2 tiết vừa qua thực sự hoàn toàn thuộc về nhân dân thì Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm đến những yêu cầu nào? - HS: trả lời - GV: kết luận, bổ xung c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá Nội dung : - Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá . Biểu hiện Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây - Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. - Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình. - Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. - Giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người. * Đồng thời với việc hưởng quyền, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội. Nội dung : - Đảm bảo những quyền xã hội của công dân. Biểu hiện Dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền xã hội sau đây : - Quyền lao động ; - Quyền bình đẳng nam, nữ ; - Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội ; - Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ . - Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động ; - Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Hoạt động 4 (15 phút) - GV: Có mấy hình thức dân chủ cơ bản? đó là những hình thức nào? - HS: Trả lời - GV: Kết luận +Ví dụ: Trong một chi đoàn thì tất cả các Đoàn viên đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến về các kế hoạch hoạt động của chi đoàn. Hoặc việc các đoàn viên trực tiếp bầu ra bí thư chi đoàn. Bầu cử trưởng ấp trưởng thôn, đại biểu quốc hội. - GV: Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay là gì? - HS: Trả lời - GV: Kết luận - GV: Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp mà em biết ? - HS: trả lời - GV: Rút ý kiến và đánh giá. - GV: So sánh sự giống và khác nhau của hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Khắc sâu vào những điểm tích cực và hạn chế của mỗi hình thức. Lấy ví dụ minh họa. Trong thực tế ta nên vận dụng kết hợp hai hình thức dân chủ trên một cách hài hòa sẽ mang lại hiệu quả cao. - GV: Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng.Mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều là lợi ích của nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ. Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản sau: a. Dân chủ trực tiếp - Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. - Hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp: + Trưng cầu dân ý + Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp + Thức hiện sáng kiến pháp luật + Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật b. Dân chủ gián tiếp - Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện, cơ quan đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. * Lập bảng so sánh hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp. - Giống nhau: đều là hình thức của dân chủ. Thể hiện quyền lực thuộc về tay nhân dân. - Khác nhau: + Dân chủ trực tiếp: người dân trực tiếp đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội. Mặt hạn chế là tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức, và trình độ nhận thức về các vấn đề của mọi người dân không như nhau. + Dân chủ gián tiếp: người dân phải thông qua người đại diện để đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội. Mặt hạn chế là phụ thuộc nhiều vào năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức của người đại diện. - Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trên để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không nên tuyệt đối hoá một hình thức dân chủ vì như thế sẽ dẫn đến độc đoán, độc quyền hoặc vô tổ chức, vô chính phủ. 4. Củng cố: ( 4 phút) Câu 1: Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có. làm tròn bổn phận công dân, giữ vững đạo đức công dân”. Hãy điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp. a. Trách nhiệm b. Vai trò. c. Nghĩa vụ d. Khả năng. Đáp án c Câu 2: Nối những nội dung của cột A sao cho thích hợp với nội dung của cột B: A B Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế Giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa Đóng thuế theo quy định của pháp luật Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí 5. Dặn dò (1 phút) - Học sinh về nhà làm các bài tập 4, 5 và 6 SGK trang 90 - Chuẩn bị bài 11.

File đính kèm:

  • docbai 10 nen dan chu xa hoi chu nghia(1).doc
Giáo án liên quan