Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 8: Chủ nghĩa xã hội - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008

- Quan niệm về CNXH nói chung được hiểu theo những nghĩa sau:

 + Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lí tưởng về giải phóng con người, về một xã hội tốt đẹp không áp bức, bóc lột; “là sự phản kháng và đấu tranh chống bóc lột người lao động xóa bỏ hoàn toàn sự bốc lột”

 + Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lí luận, học thuyết về giải phóng con người, tiến tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột, nghèo khổ, bất công, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhân dân lao động làm chủ.

 + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội hiện thực đang được nhân dân lao động xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc cho mọi người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 8: Chủ nghĩa xã hội - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21.12.2007 Tiết chương trình: tiết 15. PHẦN II CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI §8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Hiểu được CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam. 2. Về kỹ năng. - Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với các chế độ xã hội trước đó ở Việt Nam. 3. Về thái độ. - Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta; có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ CNXH. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Làm rõ chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Quan niệm về CNXH nói chung được hiểu theo những nghĩa sau: + Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lí tưởng về giải phóng con người, về một xã hội tốt đẹp không áp bức, bóc lột; “là sự phản kháng và đấu tranh chống bóc lột người lao độngxóa bỏ hoàn toàn sự bốc lột” + Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lí luận, học thuyết về giải phóng con người, tiến tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột, nghèo khổ, bất công, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhân dân lao động làm chủ. + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội hiện thực đang được nhân dân lao động xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc cho mọi người. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, băng hình có liên quan đến nội dung bài học. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là gì? Nêu sự cần thiết khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? Trả lời: - Trách nhiệm của công dân: tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. - Sự cần thiết khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của nhà nước là:do yêu cầu phải thực hiện vai trò chủ sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất đối với. 3. Giảng bài mới. Vào bài: Trong chương trình GDCD 10, các em đã biết lịch sử xã hội loài người đã phát triển qua những xã hội nào? Và chúng ta hiểu rằng chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa. Mặc dù chế độ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra bước tiến dài so với chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến trước đó. Tuy vậy nó vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội giải phóng người lao động, tạo nên động lực mạnh mẽ để xây dựng, phát triển nền kinh tế và hình thành các quan hệ xã hội tốt đẹp. Để hiểu rõ hơn nữa về chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng ta học bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thảo luận: Nhóm 1: XH loài người đã phát triển qua những chế độ xã hội nào? Em có nhận xét gì về trình độ của xã hội sau so với xã hội trước đó? Nhóm 2: Yếu tố nào đóng vai trò quyết định sự thay đổi của các chế độ xã hội? Nhóm 3: Nêu đặc trưng của hai giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa cộng sản? Nhóm 4: Chủ nghĩa xã hội là gì? Nguyên tắc phân phối: “Làm theo năng lực hưởng theo lao động”: có nghĩa là người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, người không làm không hưởng. Còn “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” tức là làm nhiều, làm ít, không làm đều hưởng thụ như nhau. Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN. (?) Mục tiêu xây dựng đất nước ta là gì? (?) XH mà nhân dân ta xây dựng do ai làm chủ? (?) XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng có nền kinh tế và văn hóa như thế nào? (?) Các dân tộc trong một nước cùng sống như thế nào? (?) Nhà nước ta là nhà nước như thế nào? I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CNXH Ở VIỆT NAM. 1. CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Yếu tố quyết định sự thay đổi của các chế độ xã hội là sự phát triển kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất. - Đặc trưng hai giai đoạn của CNCS. Giai đoạn đầu Giai đoạn sau - Kinh tế phát triển. - Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn. - Nguyên tắc phân phối: “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” - Kinh tế phát triển. - Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. - Nguyên tắc phân phối: “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” - CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. 2. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam - Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. - Do nhân dân lao động làm chủ. - Kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại, QHSX phù hợp sự phát triển của LLSX. - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người sống tự do hạnh phúc phát triển toàn diện. - Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau. - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 4. Củng cố và luyện tập. (?) Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? - Hai giai đoạn phát triển của xã hội Cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở cách thức phân phối sản phẩm lao động. - Có sự khác nhau đo là do trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. (?) Theo em đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong cuộc sống hiện nay ở nước ta? Trong 8 đặc trưng thì chỉ có đặc trưng thứ 3 chưa rõ nét. Những đặc trưng của CNXH cho thấy xã hội mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng là một xã hội phát triển ưu việt hơn, tốt đẹp hơn xã hội trước. 5. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập. - Học bài và xem trước bài mới. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 7 Bai 8 tiet 1.doc
Giáo án liên quan