Giáo án dự thi giáo viên dạy gỏi cấp tiểu học- Môn: Tự nhiên xã hội Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

 I/ Mục tiêu bài học:

* Kiến thức:

 - Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi .

* Kĩ năng:

- Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định .

* Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường

 II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.

- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên dạy gỏi cấp tiểu học- Môn: Tự nhiên xã hội Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) I/ Mục tiêu bài học: * Kiến thức: - Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi . * Kĩ năng: - Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định . * Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. - Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường. III/ Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong bài: - Thảo luận nhóm. - Điều tra. - Tranh luận. IV / Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Máy chiếu, máy vi tính, giấy rôki, bút dạ. * Học sinh: - Sách giáo khoa. V/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I* Bài cũ: - Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường? - Nêu cách xử lí rác thải? - Giáo viên nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng. II* Bài mới: * Cho HS chơi trò chơi: Con muỗi. GV giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát tranh . ( Cá nhân) Bước 1 : Quan sát cá nhân : - Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 trang 70 Bước 2 : - Mời một số em chỉ và nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. - GV nhận xét HS . Em hãy kể một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương? - GV nhận xét chuyển sang hoạt động tiếp theo. Bước 3 : Kĩ thuật khăn trả bàn - Yêu cầu thảo luận theo gợi ý : + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung . - Em cần làm gì để tránh những hiện tượng trên? - KL: Phân và nước tiểu là chất thải của quá trình tiêu hóa và bài tiết, chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh, vì vậy chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò...) phóng uế bừa bãi. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm . Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát các hình 3 và 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ và cho biết tên các loại nhà tiêu trong các hình ? GV nhận xét chốt lại. - Ở trường em sử dụng loại nhà tiêu gì? - Ở nhà các em sử dụng loại nhà tiêu gì? + GV cho HS xem một số tranh nhà tiêu tạm bợ và nhà tiêu của trường TH Lê Thế Tiết để mở rộng thêm cho HS. * Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, hỏi và trả lời câu hỏi: + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch ? + Cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? - GV giảng cho HS hiểu, ngoài ủ để bón ruộng ra thì bây giờ khoa học hiện đại, ngành chăn nuôi phát triển nên người ta sử dụng hầm Biogas để làm chất đốt, chạy máy phát điện và đặc biệt là bảo vệ môi trường. *KL: - Dùng nhà tiêu hợp VS - Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. * Vậy các em đã học được những nội dung gì qua bài học ngày hôm nay? - GV chốt nội dung * Trò chơi: “ Phóng viên nhỏ tuổi” - Yêu cầu một HS lên tổ chức cho các bạn cùng tham gia. - GV nhận xét giáo dục kĩ năng sống cho HS * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà xem trước bài mới: “ Vệ sinh môi trường (TT) 2 HS trả lời. HS nhận xét. Quan sát tranh trong hình trang 70 . + Một số em lên chỉ và nêu nhận xét: Bức tranh 1 vẽ cảnh về làng quê có.... - HS nhận xét - 4- 5 HS kể về một số dẫn chứng mà các em đã quan sát được ở địa phương - Các nhóm thảo luận. - Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày về sự ô nhiễm cũng như tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với sức khỏe con người. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất - 3 HS trả lời - 2 HS đọc lại kết luận. - HS quan sát hình 3 và 4 trang 71 chỉ và - 2 HS nêu tên các loại nhà tiêu có trong các hình - HS trả lời. - 5 HS trả lời - HS thảo luận. - Lần lượt các 3 nhóm lên hỏi và trả lời trước lớp. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có . - 2 HS trả lời. - 2 HS đọc lại kết luận - 2 HS trả lời. - HS đọc lại nội dung trên bảng - 1 HS lên tổ chức cho các bạn chơi.

File đính kèm:

  • docGiao an thiGVDGCTVe sinh moi trongTT.doc
Giáo án liên quan