I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Về kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Giao tiếp: Lắng nghe, phản hồi ý kiến với bạn; trình bày suy nghĩ về sự thay đổi trong cán cân thương mại, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Tư duy: Phân tích tư liệu để tìm hiểu kinh tế đối ngoại qua hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
- Làm chủ bản thân: quản lý thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được phân công trong tìm hiểu kinh tế đối ngoại qua hoạt động xuất, nhập khẩu của Nhật Bản.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 89075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 9. Nhật Bản (tiết 3) Thực hành: tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 01
Tên bài:
Bài 9. NHẬT BẢN (tiết 3)
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Hoàng Thị Vinh Bộ môn: Địa Lý
Tiết (theo chương trình). 23 Tại lớp: 11B2
Phòng học: 16 Ngày : 24/02/2011
Giáo sinh thực tập giảng dạy : Mai Văn Hoan
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Về kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Giao tiếp: Lắng nghe, phản hồi ý kiến với bạn; trình bày suy nghĩ về sự thay đổi trong cán cân thương mại, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Tư duy: Phân tích tư liệu để tìm hiểu kinh tế đối ngoại qua hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
- Làm chủ bản thân: quản lý thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được phân công trong tìm hiểu kinh tế đối ngoại qua hoạt động xuất, nhập khẩu của Nhật Bản.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp sử dụng và khai thác bảng số liệu, biểu đồ
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng số liệu (SGK), Biểu đồ hoàn chỉnh (phóng to) .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Khám phá (3 phút)
Ở tiết trước các em đã đi tìm hiểu về các ngành kinh tế của Nhật Bản, đây là các hoạt động kinh tế trong một quốc gia hay thường gọi là hoạt động kinh tế đối nội. Tuy nhiên, một đều đặc biệt đối với Nhật Bản là một nước ít tài nguyên, thiếu thốn nguyên liệu nhưng lại có nền phát triển cao ngoài chất xám ra Nhât Bản còn nhờ một yếu tố khác.
- GV đặt câu hỏi: Theo các em đó là yếu tố nào?
- HS trả lời: Yếu tố bên ngoài
GV dẫn dắt: Đó là hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao vị thế Nhật Bản trên tường quốc tế. Đây chính là nội duung chính mà thầy và trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài thực hành hôm nay: Bài 9. Nhật Bản (Tiết 3) Thực hành: tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
2. Kết nối
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
(2phút)
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành
(Toàn lớp, trình bày tích cực)
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
+ Quan sát nội dung ở trong SGK, và tìm những yêu cầu chính của bài thực hành
- Bước 2: HS cần
+ Nêu được hai yêu cầu chính.
I. YÊU CẦU
- Vẽ biểu đồ.
- Nêu và phân tích vai trò của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế Nhật.
15 phút
HĐ2: Tiến hành Vẽ biểu đồ
(cá nhân, tích cực trình bày ý tưởng)
- Bước 1: GV yêu cầu từng HS:
+ GV treo bảng số liệu 9.5 Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm lên bảng
+ Quan sát bảng số liệu 9.5, HS trả lời câu hỏi: Những loại biểu đồ nào thích hợp để vẽ biểu đồ với bảng số liệu và yêu cầu trên của bài nào? Kể tên.
- Bước 2: HS cần
+ Kể được một số loại biểu đồ như: Biểu đồ hình cột, hình tròn, miền
- Bước 3: Chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
+ GV đặt câu hỏi: Vậy biểu đồ nào là tích hợp nhất, giải thích vì sao?
+ HS lựa chọn giải thích
- Bước 4. Hướng dẫn vẽ.
+ Xử lý số liệu.
* Tính tổng = Xuất khẩu + Nhập khẩu
x 100 (%)
Xuất khẩu )
Tổng
* Tính % XK =
* Tính % NK = 100% - % Xuất khẩu (%)
* Chú ý cách làm tròn
* Kẻ lại bảng số liệu đã xử lý.
+ Kẻ khung tọa độ (tỉ USD và năm), chú ý chia khoảng cách năm, chia tỉ lệ, có các nét mờ theo năm.
+ Vẽ theo số liệu % của hai thành phần, Chỉ cần vẽ đường biểu hiện % của Xuất khẩu, đó là ranh giới 2 miền.
+ Vạch ký hiệu phân miền, ghi giá trị. Ghi tên miền, tên biểu đồ.
- Bước 5: Cho HS tự vẽ
+ Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ. GV đi kiểm tra các HS dưới lớp, gọi một số học sinh lên chấm điểm.
+ HS vẽ xong, các HS khác nhận xét, bổ sung
GV treo biều đồ mẫu hoàn chỉnh. HS đối chứng và hoàn thiện
II. TIẾN HÀNH
1. Vẽ biểu đồ.
- Chọn biểu đồ miền (giá trị tuyệt đối)
Vì + Có cán cân thương mại, Thể hiện được cơ cấu, sự phát triển, trực quan hơn.
- Nhận xét biểu đồ.
+ Cán cân thương mại luôn luôn dương (là một nước xuất siêu, nền kinh tế phát triển mạnh)
+ Giá trị xuất nhập khẩu nhìn chung tăng, nhưng giai đoạn 2000-2001 lại giảm, giai đoạn sau tăng mạnh.
(Biểu đồ xem ở phần tư liệu)
15 phút
HĐ 3: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản ( từng cặp HS, tích cực hoạt động, trao đổi, chia sẻ, lắng nghe,)
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
+ Đọc các thông tin trong SGK, kết hợp với biểu đồ đã vẽ nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
- Bước 2: Chia nhóm cụ thể.
+ 2 em học sinh ngồi gần nhau thành một nhóm nhỏ.
+ GV phát phiếu học tập cho mỗi cặp và hoàn thành nội dung theo bảng sau:
Hoạt động kinh tế đối ngoại
Đặc điểm khái quát
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Các bạn hàng chủ yếu
FDI
ODA
- Bước 3. Tiến hành thảo luận (5 phút)
GV hướng dẫn thêm, quan sát cách thảo luận.
- Bước 4: + Đại diện một số nhóm trình bày các phần, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV chuẩn kiến thức, đưa ra bảng thông tin phản hồi (lần lượt từng nội dung).
- GV đặt câu hỏi tư duy.
Nêu các tác động của kinh tế đối ngoại đến phát triển kinh tế Nhật?
+ GV gọi HS trình bày.
+ GV bổ sung, giải thích và chuẩn kiến thức.
+ GV nêu thêm các hoạt động viện trợ và đầu tư của Nhật vào các nước, trong đó có Việt Nam.
+ GV nêu thêm các hoạt động viện trợ và đầu tư của Nhật vào các nước, trong đó có Việt Nam.
ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm 2010 đã lên tới 2,04 tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ trước tới nay.
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại.
(xem ở phần tư liệu)
Tác động
- Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh
- Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
- Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
3. Thực hành và luyện tập (5 phút)
(Làm việc theo cá nhân)
- Với kiến thức được học và kiến thức thực tiễn, hãy kể tên các mặt hàng nhóm xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản và nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
- Theo các em, các nguồn vốn đầu tư FDI và ODA vào Việt Nam thường được sử dụng cho mục đích gì? Ví dụ một số dự án.
4. Vận dụng (2 phút)
- Về nhà thống kê số vốn và mục đích đầu tư FDI và ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010
- Hoàn thành biểu đồ, phiếu học tập vào vở
- Chuẩn bị tiết 1: Trung Quốc.
VI. TƯ LIỆU
1. Bảng số liệu đã xử lý ra %
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM 1990-2004
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Tổng giá trị (tỷ USD)
523
779
858,7
752,6
1020,2
Tổng (%)
100
100
100
100
100
Xuất khẩu (%)
55,0
56,9
55,8
53,6
55,4
Nhập khẩu (%)
45,0
43,1
44,2
46,4
44,6
2. Bảng kiến thức phản hồi
Hoạt động kinh tế đối ngoại
Đặc điểm khái quát
Xuất khẩu
Chủ yếu sản phẩm công nghiệp chế biến, kim ngạch cao, xuất siêu, đang có xu hướng tăng
Nhập khẩu
Chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, CN và KT nước ngoài, kim ngạch nhập khẩu có hướng giảm.
Bạn hàng chủ yếu
Đa dạng, trên mọi lĩnh vực với các nước EU, Hoa Kỳ , NIC, ASEAN
FDI
Đứng đầu thế giới, FDI ra nước ngoài đang phát triển nhanh Nhằm tranh thủ tài nguyên, sức lao động ở bên ngoài và tái xuất trở lại trong nước.
ODA
Tích cực viện trợ, Góp phần tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật ® mở rộng thị trường, thêm nhiều đối tác trao đổi.
3. Biểu đồ mẫu
NHẬP KHẨU
XUẤT KHẨU
Năm
NHẬN XÉT
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập ký tên
Hoàng Thị Vinh Mai Văn Hoan
File đính kèm:
- GIAO AN GIANG DAY SO 01 - TT-HOAN.doc