Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ II) môn : địa lý 11

A. PHẦN LÍ THUYẾT

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Bang Nga ?

Câu 2. Về mặt dân cư, Trung Quốc có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ?

Câu 3. Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp Nhật Bản ?

B. PHẦN THỰC HÀNH

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13748 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ II) môn : địa lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề 1 (11B1) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HK II) Môn : Địa Lý 11 Thời gian: 45 phút ( kể cả thời gian giao đề) -----------˜™------------ ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Bang Nga ? Câu 2. Về mặt dân cư, Trung Quốc có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? Câu 3. Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp Nhật Bản ? B. PHẦN THỰC HÀNH Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1985 và năm 2005 Năm Ngành 1985 2005 Tổng GDP (tỉ USD) 239 1649,3 Nông – lâm – ngư nghiệp (%) 28,4 14,5 Công nghiệp và xây dựng (%) 40,3 50,9 Dịch vụ (%) 31,3 34,6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1985 và năm 2005. b. Nhận xét về quy mô và cơ cấu GDP của Trung Quốc qua hai năm. ĐỀ SỐ 2 A. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc để phát triển công nghiệp và nông nghiệp ? Câu 2. Về mặt dân cư, Liên Bang Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? Câu 3. Trình bày những đặc điểm của nông nghiệp Nhật Bản ? B. PHẦN THỰC HÀNH Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản thời kì 1990 – 2004 (ñôn vò : tæ USD) Naêm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuaát khaåu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhaäp khaåu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. b. Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu. ĐÁP ÁN (BỘ ĐỀ 1) THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA 1 TIẾT (KỲ II) ĐỀ 1 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Liên Bang Nga Câu 1 (3 đ) 3 đ Nhật Bản Câu 3 (2đ) 2 đ Trung Quốc Câu 2 (2đ) 2 đ Thực hành 3 đ 3 đ Tổng điểm 2đ 5đ 3đ 10 đ Câu Nội dung Điểm A. PHẦN LÝ THUYẾT 7 đ Câu 1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Bang Nga? 3 đ *) Thuận lợi: 1,75 - Tiếp giáp nhiều biển và đại dương => Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông hàng hải quốc tế, khai thác nguồn lợi hải sản, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch và đảo) 0,5 - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng => Thuận lợi cho xây dựng nền kinh tế với cơ cấu đa ngành: . Khoáng sản: Đa dạng, trữ lượng lớn, chất lượng tốt => Phát triển công nghiệp và xuất khẩu . Nhiều sông, tiềm năng thủy điện lớn => Phát triển thủy điện . Rừng tai – ga rộng lớn giàu có hàng đầu thế giới 0,25 0,5 0,25 0,25 *) Khó khăn: 1,25 - Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng đầm lầy. 0,25 - Khí hậu phía Bắc khắc nghiệt: Băng giá hoặc khô hạn 0,5 - Tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá => Khai thác khó khăn 0,5 Câu 2 Về mặt dân cư, Trung Quốc có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? 2 đ *) Thuận lợi 0,75 - Dân số đông nhất thế giới (1,3 tỉ người – năm 2005) => Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn => Kích thích sự phát triển các ngành KT. 0,25 - Dân số tăng nhanh => Bổ sung nguồn lao động hàng năm 0,25 - Đa dân tộc (trên 50 dân tộc) => Bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc => Phát triển du lịch 0,25 *) Khó khăn: 1,25 - Dân số đông và tăng nhanh => Nhu cầu lương thực lớn, chất lượng cuộc sống người dân chưa cao. => Khó khăn trong giải quyết việc làm cho người lao động. 0,5 - Phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông (90% dân số), thưa thớt ở miền Tây => Sự phát triển chênh lệch về kinh tế giữa hai miền. => Miền Đông: Thất nghiệp, nhà ở gây áp lực lên các ngành kinh tế và ô nhiễm môi trường. => Miền Tây: Thiếu lao động cho phát triển kinh tế 0,5 - Chính sách dân số triệt để => Mất cân đối trong cơ cấu giới tính và cơ cấu nguồn lao động => Khó khăn trong việc tổ chức các ngành kinh tế. 0,25 Câu 3 Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Nhật Bản ? 2 đ - Là ngành kinh tế quan trọng nhất trong kinh tế của Nhật Bản (thu hút 30% lao động và đóng góp 30% GDP) 0,5 - Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Hoa Kì) 0,5 - Cơ cấu công nghiệp: . Rất đa dạng, nhiều ngành chiếm vị trí cao thế giới (sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, tơ sợi tổng hợp… . Các ngành chiếm tỉ trọng cao: Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. 0,25 0,25 - Mức độ tập trung công nghiệp cao, phân bố chủ yếu ở phía nam, một số trung tâm công nghiệp lớn: Tôkiô, Icôhama, Kiôtô, Côbê… 0,5 B. PHẦN THỰC HÀNH 3 đ 1. Vẽ biểu đồ: 2 đ - Vẽ đúng dạng biểu đồ: Hình tròn, Bán kính năm sau lớn hơn năm trước 1 - Thể hiện chính xác và đầy đủ các số liệu 0,5 - Đẹp, có chú giải và tên biểu đồ 0,5 2. Nhận xét: 1 đ - Quy mô: Tổng GDP của Trung Quốc lớn và tăng rất nhanh: Năm 2005 là 1649,3 tỉ USD => tăng 6,9 lần (1410,3 tỉ USD) so với năm 1985 (239 tỉ USD) do thực hiện các chính sách phát triển kinh tế mới 0,25 - Cơ cấu: Từ năm 1985 – 2005 có sự chuyển dịch rõ rệt . Công nghiệp và xây dựng: Tỷ trọng cao nhất (50,8% - năm 2005); tăng nhanh nhất (tăng 31,1%) . Dịch vụ: Tỷ trọng lớn thứ hai (34,5% - năm 2005); tăng chậm (3,2%) . Nông – lâm – ngư nghiệp: Tỷ trọng thấp nhất (14,7% - năm 2005) và giảm mạnh (34,3%) => Cơ cấu GPD có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp. 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐÁP ÁN (BỘ ĐỀ 1) THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA 1 TIẾT (KỲ II) ĐỀ 2 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Liên Bang Nga Câu 2 (2 đ) 2 đ Nhật Bản Câu 3 (2đ) 3 đ Trung Quốc Câu 1 (3đ) 2 đ Thực hành 3 đ 3 đ Tổng điểm 2đ 5đ 3đ 10 đ Câu Nội dung Điểm A. PHẦN LÝ THUYẾT 7 đ Câu 1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc để phát triển công nghiệp và nông nghiệp ? 3 đ * Miền Đông: 1,75 + Thuận lợi: . Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ (đất lớt và đất phù sa châu thổ), hạ lưu các con sông với nguồn nước dồi dào => Phát triển nông nghiệp . Khí hậu ôn hòa (ôn đới gió mùa ở phía Bắc và cận nhiệt đới gió mùa ở phía nam) => Phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. . Khoáng sản: Nhiều loại có giá trị (than, dầu khí, sắt, mangan, đồng) => Nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp nặng . Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển (xây dựng cảng biển, giao thông hàng hải, đánh bắt thủy sản, du lịch biển) 0,25 0,25 0,25 0,25 + Khó khăn: . Thiên tai: Bão ở phía nam và lũ lụt ở các đồng bằng => Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và phá hỏng các cơ sở công nghiệp. 0,25 * Miền Tây: 1,25 đ + Thuận lợi: . Vùng núi cao và cao nguyên rộng lớn, nhiều đồng cỏ => Phát triển nghề rừng và chăn nuôi gia súc (cừu, dê) . Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn . Giàu tiềm năng khoáng sản => Phát triển công nghiệp khai khoáng 0,25 0,25 0,25 + Khó khăn: . Khí hậu lục địa khắc nghiêt, sông ít nước => Thiếu nước cho ngành trồng trọt . Địa hình hiểm trở => Giao thông khó khăn và khó khai thác tài nguyên. 0,25 0,25 Câu 2 Về mặt dân cư Liên Bang Nga, có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế ? 2 đ - Dân số đông (143 triệu người – năm 2005), đứng thứ 8 thế giới, có hơm 100 dân tộc (người Nga chiếm hơn 80% dân số) 0,25 * Thuận lợi: 0,75 . Nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để phát triển các ngành kinh tế hiện đại 0,25 . Xuất khẩu lao động và thu hút đầu tư nước ngoài 0,25 . Nước Nga có nhiều chính sách tốt về dân cư và xã hội: Là đòn bẩy để phát triển kinh tế. 0,25 * Khó khăn: 1 . Tỉ lệ gia tăng âm, nhiều người di cư ra nước ngoài => Dân số ngày càng giảm => Thiếu nguồn lao động trong tương lai. 0,25 . Là quốc gia đa dân tộc => Vấn đề xã hội phức tạp (khủng bố, li khai) 0,25 . Dân số phân bố không đều: Sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa hai miền. Tập trung ở miền Tây => Nhu cầu việc làm, nhà ở khó khăn Thưa thớt ở miền Đông => Thiếu lao động 0,5 Câu 3 Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp của Nhật Bản ? 2 đ - Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (độ dốc cao, diện tích đất nông nghiệp ít, kém màu mỡ, bị thu hẹp do đô thị hóa) => Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu 0,5 - Đặc điểm: . Tỉ trọng thấp, xu hướng giảm . Phát triển theo chiều sâu: Trình độ thâm canh cao, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong sản xuất 0,75 - Nông sản: . Chủ yếu là trồng lúa, chè, thuốc lá, dâu tằm . Phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng hải sản 0,75 B. PHẦN THỰC HÀNH 3 đ 1. Vẽ biểu đồ: 2 đ - Vẽ đúng dạng biểu đồ: Biểu đồ miền 1 - Thể hiện chính xác và đầy đủ các số liệu, đúng khoảng cách các năm 0,5 - Đẹp, có chú giải đầy đủ và tên biểu đồ 0,5 2. Nhận xét: 1 đ - Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản rất lớn: Năm 1990 là 523 tỉ USD, năm 2004 đạt 1.020,2 tỉ USD - Từ năm 1990 – 2004: . Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng giá trị xuất – nhập khẩu có xu hướng tăng và mức tăng khá đều qua các năm: - Xuất khẩu đạt 196,7%; - Nhập khẩu đạt 193,1%; - Tổng giá trị xuất – nhập khẩu đạt 195% . Nhưng không liên tục: Năm 2004, giá trị xuất nhập khẩu giảm nhẹ - Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu => Xuất siêu, cán cân thương mại luôn dương. 0,25 0,25 0,25 0,25 Duyệt của GVHD Sinh viên thực tập Hoàng Thị Vinh Mai Văn Hoan

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT bo de 1.doc
Giáo án liên quan