Giáo án Địa 10 Bài 6 + 7: Cấu trúc của trái đất. thạch quyển thuyết kiến tạo mảng

BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, HS phải:

1. Kiến thức

 - Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa.

2. Kĩ năng

 Dựa vào các hình vẽ trong SGK để:

 - Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm.

 - Xác định góc chiếu của tia Mặt Trời trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, và 22-12 lúc 12h trưa để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn đến sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất, dẫn đến hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 6 + 7: Cấu trúc của trái đất. thạch quyển thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 6 Ngày:2/9/2011 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của trái đất I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa. 2. Kĩ năng Dựa vào các hình vẽ trong SGK để: - Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm. - Xác định góc chiếu của tia Mặt Trời trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, và 22-12 lúc 12h trưa để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn đến sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất, dẫn đến hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. II. phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - đàm thoại gợi mở - Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ... - Giảng giải, thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Mô hình Trái Đất - Mặt Trời. - Các hình vẽ trong SGK. - Quả Địa Cầu. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động: cả lớp B1: GV đọc nội dung SGK Câu hỏi: + Thế nào là hoạt động biểu kiến + Hiện tượng MT lên thiên đỉnh là hiện tượng như thế nào? B2 Quan sát h 6.1 nhận xét đường chuyển động biểu kiến hàng năm của MT cho ta biết điều gì? B3 HS trả lời: B4 GV chuẩn kiến thức HĐ 2: cả lớp B1: Quan sát hình 6.2 kết hợp đọc mục II trang 22 SGK, cho biết: - Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất? - Vì sao mùa của hai nửa cầu lại trái ngược nhau? B2 HS trả lời: B3 GV chuẩn kiến thức HĐ 3:Nhóm B1: Quan sát hình 6.3, kết hợp đọc mục III trang 23 SGK, hãy nhận xét và giải thích độ dài ngày đêm : Khu vực Từ 21/3 đến 23/9 Từ 23/9 đến 21/3 Độ dài ngày đêm Xích đạo (00) Từ 00 đến 660 33’ 660 33’ đến 900 Giải thích:................................................ Bước 2: Đại diện HS phát biểu - GV chuẩn kiến thức. (Khi mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời tốt nhất nên sử dụng các video clip song GV cũng có thể sử dụng quả Địa Cầu và một thước kẻ dài biểu hiện cho tia sáng Mặt Trời). B2 HS trả lời: B3 GV chuẩn kiến thức I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời - Là chuyển động không có thực được quan sát thấy bằng mắt - Hiện tượng MT lên thiên đỉnh: là hiện tượng vào lúc 12h trưa, MT chiếu thẳng góc với mặt đất. Tia sáng MT tạo với hình chiếu của nỏtên mặt phẳng chân trời 1 góc 900 (góc nhập xạ) - Đường chuyển động biểu kiến của MT cho biết trong năm, ở vĩ độ nào, vào thời gian nào MT lên thiên đỉnh + Khu vực MT lên thiên đỉnh 2lần/năm: nội chí tuyến, trong đó tại xích đao: 21/3 và 23/9 + Khu vực MT lên thiên đỉnh 1lần/năm tại 2 chí tuyến: B 22/6; N 22/12 + khu vực MT không lên thiên đỉnh bao giờ: ngoại chí tuyến II. Các mùa trong năm - Mùa là một phần thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu. Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng nên lượng nhiệt và ánh sáng nhận được không giống nhau giữa hai nửa cầu - Một năm có 4 mùa - Mùa ở BBC và NBC trái ngược nhau III. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ Nguyên nhân: Khi chuyển động quanh MT, trục TĐ nghiêng và không đổi phương làm cho vị trí vòng phân chia sáng tối thay đổi gây ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau: 1. Theo mùa: Thời gian Đặc điểm BBC NBC 21/3 "23/9 Mùa Xuân, hạ Thu, đông Ss độ dài NĐ Ngày dài đêm ngắn Ngày ngắn đêm dài Ngày 22/6 Ngày dài nhất đêm dài nhăt 23/9 "21/3 Mùa Thu, đông Xuân, hạ Ss độ dài NĐ Ngày ngắn đêm dài Ngày dài đêm ngắn Ngày 22/6 đêm dài nhăt Ngày dài nhất 2. Theo vĩ độ: - ở Xích đạo ngày và đêm quanh năm dài bằng nhau. - Càng xa xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch. - ở cực 6 tháng ngày , 6 tháng đêm - mùa hạ: càng đi lên vĩ độ cao, ngày càng dài, đêm càng ngắn. - Mùa đông: càng đi lên vĩ độ cao, ngày càng ngắn, đêm càng dài IV. đánh giá: V. hoạt động nối tiếp: Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày:2/9/2011 Chương III: Cấu trúc của trái đất các quyển của lớp vỏ địa lí Tiết: 7. Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. thạch quyển thuyết kiến tạo mảng I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của TĐ về tỉ lệ, thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái. - Biết được kháI niệm thạch quyển: phân biệt được thạch quyển và vỏ TĐ. - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và vận dụng thuyết KTM để giảI thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. 2. Kĩ năng - Nhận biết cấu trúc bên tong của TĐ qua hình vẽ: vị trí độ dày của các lớp cấu trúc TĐ. - Sử dụng tranh ảnh hình vẽ để trình bày thuyết KTM: hướng di chuyển của các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc. II. phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - đàm thoại gợi mở - Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ... - Giảng giải, thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất. - Phóng to hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4. - Tập bản đồ địa lí tự nhiên III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ:Nêu chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? 3. Nội dung bài giảng HĐ1: Thảo luận nhóm. Tìm hiều về cấu trúc của TĐ. Hoàn thành phiếu học tập - B1: GV chia lớp thành 3 nhóm: + N1:Tìm hiểu lớp vỏ TĐ + N2: Tìm hiểu lớp Manti + N3: Tìm hiểu lớp nhân TĐ - B2: các nhóm tìm hiều và đại diện các nhóm trình bày - B3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức Tiểu kết Tiêu chí Lớp vỏ TĐ Lớp Manti Nhân TĐ Giới hạn - Là lớp vỏ ở ngoài cùng, mỏng, độ dày giao động + ở đại dương 5km + ở lục địa 70km - Nằm dưới lớp vỏ TĐ, đến độ sâu 2900 km gồm: + Manti trên: 15-700km + Manti dưới: 700-2900 Là lớp trong cùng có độ dày khoảng 3470 km gồm + nhân ngoài: từ 2900 đến 5100km + nhân trong từ 5100km đến 6370 km Thể tích 15% thể tích TĐ > 80% thể tích TĐ Gần 5% thể tích TĐ Thành phần vật chất Chủ yếu là Si, Mg, Al, ở trạng tháI cứng Chủ yếu là Si, Mg, Fe, Cr, Tầng trên ở trạng tháI quánh dẻo. Tầng dưới ở trạng tháI cứng Chủ yếu là kim loại nặng như Ni, Fe. Nhân ngoài ở trạng tháI lỏng. Nhân trong ở trạng tháI rắn HĐ2: cả lớp. Tìm hiể kháI niệm thạch quyển và phân biệt nó với vỏ TĐ B1: GV yêu cầu Hs quan sát SGK và trả lời câu hỏi: Thạch quyển là gì? nó khác với vỏ TĐ như thế nào? B2: HS trả lời B3: GV chuẩn kiến thức - TQ là lớp vỏ cừng ở ngoài cùng TĐ, được cấu tạo bởi cácđá khác nhau - TQ bao gồm cả vỏ TĐ và phần trên của bao Manti HĐ3: Tìm hiểu thuyết kiến tạo mảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Bước 1:GV yêu cầu HS đọc mục II trang 27 SGK kết hợp quan sát hình 7.3, 7.4, cho biết: - Thạch quyển được cấu tạo bởi những mảng nào? - Căn cứ vào mũi tên cho biết hướng di chuyển của các mảng. - Giải thích tại sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển được ? - Kết quả chuyển dịch của các mảng, cho ví dụ. - Bước 2: HS phát biểu. (Các địa mảng có thể dịch chuyển được là nhờ mặt trượt là lớp Manti quánh dẻo). II. Thuyết kiến tạo mảng - Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến tạo nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm. - Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng là hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép) hoặc hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách dãn). - ở ranh giới các địa mảng hình thành nên các dãy núi cao hay các đứt gãy lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa... Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc mục I SGK kết hợp quan sát hình 7.1 và hình 7.2, hãy điền vào bảng sau cấu trúc của Trái Đất: Tiểu kết Tiêu chí Lớp vỏ TĐ Lớp Manti Nhân TĐ Giới hạn Thể tích Thành phần vật chất IV. Củng cố - Câu sau đúng hay sai: Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng đá granit, lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá bazan - Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • doct6-7.doc