Giáo án Địa 10 Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Tiết: 43. BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

 VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS phải:

1. Kiến thức

 - Trình bày được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ. Và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển các ngành dịch vụ

2. Kĩ năng

 - Biết đọc và phân tích các bản đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 - Bản đồ Tự nhiên thế giới.

 - Bản đồ Du lịch Việt Nam.

 - Tranh ảnh, các tài liệu về hoạt động của ngành dịch vụ.

 - Các phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Nội dung bài giảng

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày ……………………. Chương iX: Địa lí dịch vụ Tiết: 43. Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Trình bày được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ. Và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển các ngành dịch vụ 2. Kĩ năng - Biết đọc và phân tích các bản đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ Tự nhiên thế giới. - Bản đồ Du lịch Việt Nam. - Tranh ảnh, các tài liệu về hoạt động của ngành dịch vụ. - Các phiếu học tập. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: HS đọc mục I trang 134 SGK, kết hợp hiểu biết bản thân, cho biết: - Cơ cấu ngành dịch vụ gồm những nhóm ngành nào? - Nêu sự khác biệt ngành dịch vụ so với ngành nông nghiệp và công nghiệp đã học? * Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. * GV chuẩn kiến thức I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ. 1. Cơ cấu ngành - Dịch vụ kinh doanh gồm: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp. - Dịch vụ tiêu dùng gồm: Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, ... - Dịch vụ công cộng gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể. Hoạt động 2: Cặp / nhóm Câu hỏi: HS đọc mục I.2 trang 171 SGK kết hợp hiểu biết, hãy: - Nêu vai trò của ngành dịch vụ? - Tại sao người ta ví du lịch là ngành công nghiệp không khói? * Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. * GV chuẩn kiến thức. 2. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. - Nâng cao đời sống nhân dân - Khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá lịch sử . - Tạo nhiều việc làm, sử dụng tốt hơn nguồn lao động Hoạt động 3: Nhóm - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục) - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: 1 HS đại diện trả lời. GV chuẩn kiến thức. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (Xem thông tin phản hồi phiếu học tập số 1). Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp Câu hỏi: Dựa vào hình 48, hãy nhận xét sự phân hoá tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới? - HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét. * GV chuẩn kiến thức (Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước có sự phân hoá rõ rệt: Các nước: Hoa Kì, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Anh, Pháp, Italia, dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao 70%. Nhiều nước ngành dịch vụ dưới 50% như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Xu Đăng, Cônggô...) III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước có sự phân hóa rõ rệt: - Các nước phát triển ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.(<70%) - Các nước đang phát triển tỉ trọng dịch vụ thấp. (<50%) - Trên TG các thành phố cực lớn là các trung tâm dịch vụ lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Ví dụ: Niu-I-ooc, Luân Đôn, Tôkyô... Phiếu học tập Nhân tố ảnh hưởng - Trình độ phát triển kinh tế - năng suất lao động xã hội - Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. - Quy mô, cơ cấu dân số - Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư - Mạng lưới dịch vụ. - Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán - Hình thức tổ chức dịch vụ. Mức sống và thu nhập thực tế - Sức mua, nhu cầu dịch vụ - Tài nguyên thiên nhiên - Di sản văn hóa du lịch - Cơ sở hạ tầng du lịch - Sự phát triển và phân bố ngành du lịch 4. Củng cố bài 5. Hướng dẫn về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • doct43.doc