Giáo án Địa 10 Bài 11: Khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. mục tiêu bài học:

Sau bài học HS phải:

 - Thành phần và cấu trúc của khí quyển.

 - Các khối khí và tính chất của chúng. Các Frông, sự di chuyển của các Frông và tác động của chúng.

 - Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt trên Trái Đất.

 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết nội dung kiến thức qua: hình ảnh, bản thống kê, bản đồ.

II. thiết bị dạy học:

 - Sơ đồ các tầng khí quyển; Bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới; Bđồ tự nhiên thế giới.

III. hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 11: Khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Ngày:1/10/2011 Bài 11: khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải: - Thành phần và cấu trúc của khí quyển. - Các khối khí và tính chất của chúng. Các Frông, sự di chuyển của các Frông và tác động của chúng. - Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt trên Trái Đất. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết nội dung kiến thức qua: hình ảnh, bản thống kê, bản đồ. II. thiết bị dạy học: - Sơ đồ các tầng khí quyển; Bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới; Bđồ tự nhiên thế giới. III. hoạt động dạy học: ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chớnh HĐ 1: Trao đổi theo cặp Yêu cầu HS: Đọc SGK mục I.2, I.3, trao đổi, trình bày những nội dung sau: - Nêu tên và xác định trên bản đồ vị trí các khối khí. - Trình bày nguyên nhân hình thành các khối khí ? - Frông là gì? Kể tên từng frông và nói rõ mỗi frông giáp với những khối khí nào ? + Tác động của frông khi đi qua một khu vực ? à GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm. HĐ 2: Nhóm (Chia lớp thành 6 nhóm) (Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu nội dung 1 và 2; nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu nộidung 3 và 4) 1. Quan sát bảng thống kê trang 41, hình 11.1, 11.2 nhận xét: + Sự thay đổi nhiệt độ t.bình năm theo vĩ độ. + Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ. + Giải thích. 2. Quan sát hình 11.2, đọc Sgk mục II.2.b: - Xác định trên bản đồ các địa điểm Veckhôian, đảo Grên - len, đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm này ? - Nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B. - Giải thích tại sao có sự khác biệt nhau về nhiệt giữa lục địa và đại dương 3. Quan sát hình 11.3, nhận xét, giải thích: - Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ không khí ? - Vì sao càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm? Lấy ví dụ cụ thể ở nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi sườn núi, góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được. 4. Lấy ví dụ để minh hoạ về tác động của dòng biển, của hoạt động sản xuất...đến sự thay đổi nhiệt độ không khí. GV nhận xét, bổ sung, đánh giá I. Khí quyển Thành phần: gồm 78% nitơ, 21% ôxy, 3% các khí khá, hơi nước và bụi, tro... 1. Giảm tải 2. Các khối khí - Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. Sự hình thành các khối khí liên quan tới lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời ở các vĩ độ cao, thấp khác nhau. Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, làm thay đổi thời tiết nới chúng đi qua và bị biến tính. + Cực (rất lạnh): Am, Ac + Ôn đới (lạnh): Pm, Pc + Chí tuyến nhiệt đới (rất nóng): Tm, Tc + Xích đạo (nóng ẩm): Em 3. Các Frông: - Là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí khác biệt nhau về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp... - Mỗi nửa cầu có 2 frông căn bản: + Frông địa cực (FA) + Frông ôn đới (FP) + Dải hội tụ nhiệt đới (FIT) chung cho cả 2 nửa cầu. - Nơi frông đi qua có sự thay đổi thời tiết đột ngột. II. Sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất. 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí. - Bức xạ Mặt Trời: + Là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần , còn lại phản hồi lại không gian. - Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là do nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. - Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại. 2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. a. Phân bố theo vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. - Biên độ nhiệt năm tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. Nguyên nhân: Do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời khác nhau tuỳ theo vĩ độ à lượng nhiệt nhận được không giống nhau. b. Phân bố theo lục địa và đạidương - Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt cao. Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. - Nhiệt độ trung bình năm : + Thấp nhất: Veckhôian: -160C, đảo Grin - len: -300C. + Cao nhất: quanh hoang mạc Xahara 3. Phân bố theo địa hình - Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. Do: càng lên cao không khí càng loãng - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Một số nhân tố khác cũng làm thay đổi nhiệt độ không khí như sự tác động của : dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người. 4. Củng cố a. Trình bày lại đặc điểm, vai trò của các tầng khí quyển. b. Xác định các khối khí và frông trên hình vẽ. 5. Hướng dẫn làm bài tập về nhà

File đính kèm:

  • docL10 t12.doc