MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU
VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I.MỤC TIÊU:
-HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả có dạng hình cầu.
-HS biết cách vẽ và vẽ được một số loại quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu.
-HS yêu thích thiên nhiên và có ý thức bảo vệ chăm sóc cây trồng.
II.CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
-SGK
-Sưu tầm tranh, ảnh về một số loại quả có dạng hình cầu.
-Một vài quả có dạng hình cầu có màu sắc khác nhau.
*Học sinh:
-Vở Mỹ thuật.
-Một số loại quả có dạng hình cầu.
-Bút chì, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
40 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy - Tuần 6 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào bức tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV nhận xét cho HS. Nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
-GV nhận xét tuyên dương những em nhớ đầy đủ cốt truyện và lời kể có sáng tạo.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh họa, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào , chiếc rìu trong tranh là loại rìu gì. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
-GV làm mẫu tran 1 :
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+Anh chàng triều làm gì ?
+Khi đó chàng trai nói gì ?
+Hình dáng của chàng triều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng triều phu như thế nào ?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 dựa vào các câu hỏi.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại.
+Tổ chức cho HS thi nhau kể từng đoạn.
-GV nhận xét .
-Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
-GV nhận xét sửa sai, kết hợp cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
- HS lên bảng thực hiện.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS quan sát.
+Truyện có 2 nhân vật anh chàng triều phu và ông già (ông tiên)
+Câu chuyện kể lại một anh chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưỡng hạnh phúc.
-Lắng nghe.
-6 HS thực hiện đọc , mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 – 4 HS kể lại cốt truyện.
Ngày xưa có một chàng triều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng không biết cách nào vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng cũng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cảm ơn cụ. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
+Chàng triều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+Chàng nói : “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây”.
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
+Có một chàng triều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuộc khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói : “Gia tài của ta chỉ có mỗi lưỡi rìu sắt, nay lại mất thì biết kie6m1 ăn bằng gì đây ?”
-HS nhận xét lời kể của bạn.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I MỤC TIÊU
Giúp HS:
-Kể được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
-Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
-Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
II.CHUẨN BỊ
-Các hình minh hoạ ở trang 26, 27 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-Tranh ảnh về một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
-Phiếu học tập cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài 11
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu ở tiết trước.
-GV giới thiệu: .
*Hoạt động 1:
Quan sát phát hiện bệnhû
Cách tiến hành :
-GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 26 sgk và trả lời câu hỏi ;
+Người trong hình bị bệnh gì ?
+Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
-Gọi HS mang tranh để lên bàn và nêu như nội dung câu hỏi trên.
-Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, tuyên dương ..
* Kết luận:
+Em bé ở hình 1 bị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Cơ thể rất gầy và yếu, chỉ có ba dọc xương. Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là em thiếu chất bột đường , hoặc do bị các bệnh như ỉa chảy, thương hàn, kiết lịlàm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
+Cô ở hình 2 bị mắt bệnh bướu cổ. Cô bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Nguyên nhân là do ăn thiếu I-ốt.
*Hoạt động 2 :
Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- GV phát phiếu học tập và cho HS thực hiện.
(nôïi dung phiếu học tập ở cuối bài)
-Yêu cầu HS đọc kĩ và thực hiện trong 5 phút.
-Gọi HS chữa phiếu học tập và bổ sung.
-GV nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 3:
Trò chơi : Em tập làm bác sĩ.
-GV hướng dẫn trò chơi và cho HS thực hiện.
-3 HS tham gia trò chơi :
+1 HS đóng vai người bác sĩ.
+1 HS đóng vai người bệnh.
+1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
-HS đóng vai người bệnh và người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.
-HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
-GV quan sát nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò :
-Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
-2 HS trả lời.
-Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
+Em bé hình 1 trang 26 bị bệnh suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
+Cô ở hình 2 trang 26 bị bệnh bướu cổ, cổ cô bị lồi to.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS tham gia thực hiện.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS lắng nghe và thực hiện..
TOÁN
PHÉP TRỪ
I MỤC TIÊU
-Giúp HS :
-Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên 4, 5, 6 chữ số.
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng phép tính trừ.
-Luyện vẽ hình theo mẫu.
II.CHUẨN BỊ
-Hình vẽ như bài tập 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập ở tiết học trước.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ và không có nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học.
b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
-GV ghi ví dụ 1 lên bảng.
865 279 – 450 237
-Hỏi : Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm như thế nào ?
-GV cho HS lên bảng thực hiện và lớp làm vào nháp.
-GV cho HS nhận xét
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
-Vậy 865 279 – 450 237 = ?
-GV nhận xét sửa sai.
-GV ghi ví dụ 2 lên bảng.
647 253 – 285 749
-Tương tự yêu cầu HS lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một phép tính trừ.
c.Luyện tập, thực hành :
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
-GV cho HS thực hiện vào bảng con, 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở và nêu kết quả.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 3.
-GV cho HS đọc đề toán.
+Bài toán cho ta biết gì ?
+Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 4.
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV HD HS cách tính.
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét sử sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và đọc.
+Trước hết ta đặt tính cột dọc sao cho thẳng hàng với nhau hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị,..
+Sau đó thực hiện trừ theo thức tự từ phải sang trái.
865 279
- 450 237
415 042
+9 trừ 7 bằng 2, viết 2.
+7 trừ 3 bằng 4, viết 4
+2 trừ 2 bằng 0, viết 0
+5 trừ 0 bằng 5, viết 5
+6 trừ 5 bằng 1, viết 1
+8 trừ 4 bằng 4, viết 4
865 279 – 450 237 = 415 042
-HS làm bài.
-HS nêu.
+Trước hết ta đặt tính cột dọc sao cho thẳng hàng với nhau hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị,..
+Sau đó thực hiện trừ theo thức tự từ phải sang trái.
-HS nêu yêu cầu đề toán.
+Tính có đặt tính.
987 864 969 696 839 084 628 450
- 783 251 - 656 565 - 246 937 - 35 813
204 613 313 131 592 147 592 637
-HS đọc đề toán.
-HS thực hiện vào vở.
+Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài 1 730 km. Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang dài 1 315 km.
+Tính quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh..
Tóm tắt :
Bài giải:
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP.Hồ Chí Minh dài là :
1 730 – 1 315 = 415 (km)
Đáp số : 415 km
-HS đọc đề.
Số cây năm ngoái trồng được là :
214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)
Số cây cả hai năm trồng được là :
134 200 + 214 800 = 349 000 (cây)
Đáp số : 349 000 cây
-HS lắng nghe và thưc hiện.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
File đính kèm:
- Tuan 6(1).doc