I . Khái niệm văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý
* Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng treuwowcs hết là nói đến tính chất của văn bản đó. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
II . Các văn bản nhật dụng
1 . Phong cách Hồ Chí Minh
A . Ph¬ng thøc biÓu ®¹t: thuyÕt minh.
B . Nội dung :
- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
138 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.
Đề 3:
- Viết đoạn văn ( 10->15 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh "đám mây mùa hạ” trong khổ thơ :
“Sông được lúc dềnh dàng.
Chim bắt đầu vội vã.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Gợi ý:
Đoạn văn có thể gồm các ý:
- Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa, cảnh có hồn.
- Đó là hình ảnh gợi cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn.
Ngày soạn:2/12
Ngày dạy: 91 :
Chuyên đề 1 Đoạn văn
Tiết 60+61
Đoạn văn phân tích nhân vật và đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
B . Chuẩn bị
GV : Soạn bài + tài liệu tham khảo
HS : Soạn theo hướng dẫn của GV
C . Tiến trình lên lớp
1 . Bài củ: Nêu yêu cầu về viết đoạn văn về tóm tắt tác phẩm
2 . Vài mới:
? Khi viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Khi viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu cần đảm bảo yêu cầu gì?
HS trình bày đoạn văn phân tích nhân vật phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên.
HS trình bày đoạn văn phân tích chi tiết đặc sắc trong 4 câu thơ bên của bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên
I . Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
Khi viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật diễn đạt một ý trọn vẹn về tính cách , hay số phận nhân vật
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp
II . Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
Khi viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ diễn đạt trọn vẹn một ý về hình ảnh nghệ thuật đặc sắc nhất trong tác phẩm hay trong một đoạn trích
- Chọn một chi tiết đặc sắc nhất khi phân tích cần xoáy sâu vào chi tiết đó
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp
III. Bài tập
Đề 1 :Viết đoạn văn phân tích nhân vật anh thanh niên
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực.
Đề 2: Viết đoạn văn phân tích biện pháp nghệ thuật điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
* Gợi ý:
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa:
+ Khơi dậy tình cảm nồng ấm
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương
+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.
=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.
Bài tập về nhà
Đề 1: Viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
Đề 2: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong 2 câu thơ sau?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
- Hoàn thành các bài tập trên
*************************************
Ngày soạn:2/ 2
Ngày dạy: 91 :
Chuyên đề 1 Đoạn văn
Tiết 62+63
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A . Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị
GV : Soạn bài + tài liệu tham khảo
HS: Soạn theo hướng dẫn của GV
C. Tiến trình bài dạy
1. Bài củ:Trình bày đoạn văn phân tích nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?
2. Bài mới:
? Khi viết đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ cần đảm bảo yêu cầu gì?
HS trình bày đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên tuy nhiên đề này có thể viết nhiều đoạn văn nhưng học sinh chọn viết lần lượt từng đoạn 1
HS trình bày đoạn văn cảm nận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên tuy nhiên đề này có thể viết nhiều đoạn văn nhưng học sinh chọn viết lần lượt từng đoạn 1
I . Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ
Khi viết đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ diễn đạt một ý trọn vẹn về hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ bài thỏ đó.
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
II. Bài tập.
Đề 1:
Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10-> 15 dòng)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
(Con cò- Chế Lan Viên)
Gợi ý:
a. Mở đoạn :
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
b. Thân đoạn :
-Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
- Dù có phải xa con, thậm chí suốt đời, nhưng lúc nào lòng mẹ cũng ở bên con.
=> Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: Tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc.
c. Kết đoạn :
Bằng việc sử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con.
*Đề 2 :
Cảm nhận về bài thơ " Nói với con"của Y Phương.
*Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
b. Thân bài:
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương
- > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
-> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.
- Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha:
+ Đức tính cao đẹp của người đồng mình:
+ Mong ước của người cha qua lời tâm tình.
-> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
c. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước.
- Suy nghĩ, liên hệ .
Bài tập
Đề 1: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Đề 2 : Cảm nhận của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
* Hướng dẫn về nhà
Nắm được cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoàn thành các bài tập đã ra.
Ngày soạn:2/12
Ngày dạy: 91 :
Chuyên đề 2 Truyện trung đại Việt Nam
Tiết 64+65
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Đó là sự rối ren, xấu xa ,vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người- nạn nhân chính của xã hội
B . Chuẩn bị:
GV: Soạn bài:
HS: Soạn theo hướng dẫn của GV
C . Tiến trình bài dạy
1 . Bài củ: Nêu yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm nhận về 1 đoạn thơ, bài thơ
2 . Bài mới
File đính kèm:
- Giao an day them van 9 cua phong GD.doc