MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : Có công mài sắt, có ngày nên kim.
I/ MỤC TIÊU:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.
- Đọc đúng các từ mới : nắn nót , mải miết, ôn tồn, thành tài.
- Đọc đúng các từ có vần khó: quyển, nguyệch ngoạc, quay.
- Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật( bé, bà cụ).
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
20 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Tuần 1 - Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi sẵn nội dungcác bài tập 2 và 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ KTBC:
+ Kiểm tra hs viết chính tả.
+ Kiểm tra học thuộc bảng chữ cái.
+ GV nhận xét.
II/ DẠY HỌC BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu: Hôn nay, các em được học viết bài thơ : Ngày hôm qua đâu rồi.
2/ Hướng dẫn nghe- viết:
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn thơ:
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
c/ Hướng dẫn viết từ khó:
+ Đọc từng từ khó và yêu cầu hs viết.
+ Chỉnh sửa lỗi cho hs.
d/ Đọc – viết:
+ Đọc lần 1 cho hs nghe, đọc cho hs viết, mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
e/ Soát lỗi, chấm bài:
GV thu chấm và nhận xét.
III/ LUYỆN TẬP CỦNG CỐ:
Bài 2: Gọi hs đọc đề
+ Gọi 1 hs làm mẫu, 1 hs lên bảng làm tiếp bài, cả lớp làm ở vở nháp.
Bài 3:
+ Yêu cầu hs nêu cách làm
+ Gọi 1 hs làm mẫu
+ Yêu cầu hs làm tiếp bài theo mẫu và theo.
IV/ NHẬN XÉT- DẶN DÒ:
Về học thuộc bảng chữ cái và tập viết ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
BỔ SUNG:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ VÀ CÂU
A/ MỤC TIÊU:
Làm quen với khái niệm luyện từ và câu.
Nắm được mối quan hệ giữa các sự vật, hành động với tên gọi của chúng.
Biết tìm các từ có liên quanđến HS theo yêu cầu.
Biết dùng từ và đặt những câu đơn giản.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa và các sự vật, hành động trong sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, ĐD của học sinh.
II/ DẠY BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng, cho hs nhắc lại.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Cho hs đọc đề và nêu y/ cầu
* Bài 2: Cho 1 hs nêu yêu cầu của đề bài.
Tổ chức thi tìm từ nhanh.
Kiểm tra kết quả, tuyên dương nhóm thắng.
Một số lời giải:
Từ chỉ đồ dùng học tập : bút chì, bút mực, bút bi, bút màu, bút dạ, bút xóa, thước kẻ, tẩy, cặp sách, hộp bút, giẻ lau, phấn , bộ chữ, bảng con . . .
Từ chỉ hoạt động của học sinh: đọc, viết, nghe, nói, đếm, tính toán, chạy nhảy, múa , hát, tập thể dục . . .
Từ chỉ tính nết của hs : chăm chỉ, cần cù, ngoan ngoãn, nhịch ngợm, lễ phép, đoàn kết, trung thực , thẳng thắn, thông minh, sáng dạ . . .]
Bài 3:
+ Gọi hs đọc yêu cầu của đề.
+ Gọi hs đọc câu mẫu.
+ Y/ cầu hs viết câu của emvào VBT
III/ CỦNG CỐ:
Để đọc và viết về câu đúng em cần biết điều gì ?
IV/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ :
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
BỔ SUNG:
Thứ bảy, ngày 9 tháng 09 năm 2006.
TOÁN : ĐỀ XI MÉT
A/ MỤC ĐÍCH: Đề xi mét
Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đê xi mét ( dm).
Nắm được quan hệ giữa đê xi mét và xăng ti mét ( 1 dm = 10 cm)
Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đê xi met.
Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đê xi mét.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một băng giấy có chiều dài 10 cm.
Thước thẳng dài 2 dm với các vạch chia thành từng xăng ti met.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ KTBC: Chữa bài tập 3 và 4
II/ DẠY BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu : GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn tìm hiểu:
Giới thiệu đơn vị đo độ dài đê xi met( dm)
+ Cho hs cùng thực hiện thao tác đo độ dài băng giấy dài 10 cm và hỏi:
- Băng giấy dài ? cm
- gv nói tiếp: 10 xăng ti met còn gọi là 1 đê xi met và viết đê xi met
- Đê xi met viết tắtlà : dm
10cm = 1 dm
1 dm = 10 cm
+ Hướng dẫn hs nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là : 2 dm và 3 dmtrên thước.
III/ LUYỆN TẬP THỰC HÀNH:
* Bài 1 : Hướng dẫn hs quan sát và trả lời từng câu hỏi a ; b
* Bài 2 : Cho hs đọc đề bài và nêu y/ cầu
GV làm mẫu : 1 dm + 1 dm = 2 dm
Hướng dẫn tương tự cho hs thực hiện
* Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu , gv nhắc lại
GV nhận xét, sửa chữa
CỦNG CỐ :
Qua bài học này giúp các em củng cố điều gì ?
IV/ NHẬN XÉT- DẶN DÒ :
Dặn HS về nhà làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét đánh giá tiết học.
;;;¥;;;
BỔ SUNG:
TNXH : CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
A/ MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có thể:
Biết được xương và cơlà các cơ quan vận động của cơ thể.
Hiểu được nhờ có hoạt đông 5của xươngvà cơmà cơ thể cử động được.
Năng vận động sẽ giúp cho cơ và phát triển tốt.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh vẽ cơ quan vận động.
Vở bt tự nhiên và xã hội .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II/ DẠY BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu : Tạo không khí vui vẻ, gv ghi tựa bài lên bảng
2/ Hướng dẫn tìm hiểu:
+ Cho cả lớp hát bài “Con công hay múa”.
* Hoạt động 1: Làm một số cử động
Bước 1: Làm việc theo cặp
Y/ cầu hs quan sát tranh SGK và làm 1 số động tác.
Y/ cầu một nhóm lên thực hiện cho cả lớp xem.
Bước 2: Cả lớp đứng tại chỗ thực hiện các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
*/ GV kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động
* Hoạt động 2:Quan sát để nhận biết cơ quan vận động
+ Cách tiến hành :
Bước 1:GV hướng dẫn thực hành :
GVđưa tranh hoặc chỉ vào cơ thể hỏi :
Bước 2:GVyêu cầu HS cử động ,tự nắn bàn tay ,cổ tay ,cánh tay của mình .
Bước 3 :HS Quan sát hình 5, 6 trong SGK và cho biết :Nói tên và chỉ các cơ quan vận động của cơ thể ?
* GVchốt những điều cần nắm :
Biết được tầm quan trọng của cơ quan vận động và các bộ phận của cơ quan vận động.
Hoạt động 3: Trò chơi vật tay
Bước 1: Hướng dẫn hs cách chơi: Có 2 bạn
* Hoạt động 2:Quan sát để nhận biết cơ quan vận động
+ Cách tiến hành :
Bước 1:GV hướng dẫn thực hành :
Bước 2:GVyêu cầu HS cử động ,tự nắn bàn tay ,cổ tay ,cánh tay của mình .
Kết luận: Qua trò chơi cho chúng ta thấy được ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe, chúng ta cần chăm chỉ học tập thể duc và ham thích vận động.
III/ CỦNG CỐ:
Cho hs làm vào VBT , GV thu vở để kiểm tra và nhận xét.
IV/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
BỔ SUNG:
TẬP LÀM VĂN :
A/ MỤC TIÊU: TRẢ LỜI CÂU HỎI - TỰ GIỚI THIỆU: CÂU VÀ BÀI
Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân.
Nghe, nói lại những điều nghe thấy về bạn trong lớp.
Bước đầu biết kể về một mẫu truyện ngắn theo tranh.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài tập 3.
Phiếu học tập cho từng học sinh.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ KTBC: Kiểm tra hs chuẩn bị ĐDHT.
II/ DẠY BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu: Tiết học đầu tiên, các em được học về kiều bài : Trả lời câu hỏi.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
*/ bài 1 và 2:
+ Gọi hs đọc yêu cầu của đề.
+ Yêu cầu học sinh so sánh cách làm của 2 bài tập.
+ Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhauthực hành hỏi đáp với nhau theo các nội dung cần điền và điền vào phần 2 của phiếu.
+ Gọi 2 hs lên bảng thực hành trước lớp, y/ cầu hs khác nghe và ghi các thông tin nghe được vào phiếu.
+ Yêu cầu hs trình bày kết quả làm việc. Sau mỗi lần hs trình bày, GV gọi hs khác nhận xét, GV nhận xét và cho điểm hs.
*/ Bài 3:
+ Gọi hs đọc yêu cầu
+ Hỏi: Bài tập này gần giống với bài tập nào đã học ?
+ Nói: Hãy quan sát từng bức tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu văn, sau đó ghép các câu lại với nhau.
+ Gọi và nghe hs trình bày bài, yêu cầu hs khác nhận xét.
+ Kết luận: Khi viết các câu văn liền mạch
III/ CỦNG CỐ:
Hôm nay, các em học tập làm văn bài gì ?
Tổ chức cho học sinh cho trò chơi: Cùng kể chuyện.
IV/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học.
Dặn hs chưa hoàn chỉnh được bài làm thì về nhà làm lại cho tốt.
;;;¥;;;
BỔ SUNG:
THỂ DỤC : BÀI 2: TẬP HỢP, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, CHÀO,
BÁO CÁO
A/ MỤC TIÊU:
Ôn một số kỹ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác, nhanh , trật tự.
Học cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học, yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối đúng.
B/ CHUẨN BỊ:
Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.Một còi.
C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.( 1 đến 2 phút)
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.( 1 đến 2 phút)
II/ PHẦN CƠ BẢN:
+ Yêu cầu hs tập hợp 4 hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ, đứng lại ( 5 – 7p)
+ GV theo dõi , sửa chữa, uốn nắn.
+ GV làm mẫu cách chào, báo cáo( 1 – 2 lần)
+ H/ dẫn từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình hàng ngang, tập lại cách chào.
+ Cho cả lớp giải tán sau đó tập hợp lại.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại
+ GV hướng dẫn hs chơi lại trò chơi và nhắc hs chơi nhiệt tình sinh động.
+ Lớp trưởng điều khiển tập hợp 4 hàng dọc hô các khẩu lệnh cho lớp thực hiện.
+ HS thực hiện 1 hàng 2 lần.
+ Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thực hiện
+ hs thực hiện.
+ hs thực hiện chơi
III/ PHẦN KẾT THÚC:
Tập hợp lại 4 hàng dọc, thả lỏng người , đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Giậm chân tại chỗ cho đếm theo nhịp.GV nhận xét giờ học.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
BỔ SUNG:
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 01.doc