Giáo án dạy học khối 1 tuần 30

 Tập đọc

 CHUYỆN Ở LỚP

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy học khối 1 tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ sáu, ngày 25 tháng 4 năm 2008 Toán CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố về làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ). Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm các trường hợp đơn giản. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Nêu các ngày trong tuần. Một tuần có mấy ngày? Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy? Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Lưu ý học sinh đặt phải thẳng cột. Bài 3: Đọc đề bài. Lưu ý học sinh làm 2 câu: câu a và câu b. Củng cố: Nêu cách đặt tính và thực hiện tính trừ trong phạm vi 100. Thi đua tính nhanh: Toàn và Hà: 86 điểm Toàn: 43 điểm Hà: … điểm? Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập. Hát. Thứ hai, thứ ba, …. … 7 ngày. Hoạt động lớp. Tính nhẩm. Học sinh làm bài. Sửa bài miệng. Đặt tính rồi tính. Học sinh làm bài. Thi đua sửa ở bảng lớp. Học sinh đọc đề. Tự tóm tắt và giải. Bài giải Số học sinh có là: 23 + 25 = 48 (học sinh) Đáp số: 48 học sinh. Cô tổng phụ trách còn dư 2 vé. Học sinh nêu. Cử đại diện thi đua tiếp sức. Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng. Nhận xét. Tập đọc NGƯỜI BẠN TỐT I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: liền, sửa lại, mằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần uc, ut; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uc, ut. Hiểu nội dung bài: Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mèo con đi học” và trả lời các câu hỏi SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (cần đổi giọng khi đọc các câu đối thoại) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Liền: (n ¹ l, iên ¹ iêng), sửa lại: (s ¹ x) Cho học sinh ghép bảng từ: ngượng nghịu. Ngượng nghịu: (ương ¹ ươn). Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu thế nào là ngượng nghịu ? Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà và câu trả lời của Cúc. Chú ý rèn câu hội thoại cho học sinh. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Hà”: Tổ chức cho các em đọc phân vai: 1 em đóng vai người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, 1 em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ. Đoạn 2: Phần còn lại: Cần chú ý nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy. Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần uc, ut: Giáo viên nêu yêu cầu Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần uc, có vần ut ? Giáo viên nêu tranh bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần uc hoặc ut. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Hà hỏi mượn bút , ai đã giúp Hà? Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau nói cho nhau nghe về người bạn tốt của mình. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Câu 2: Mèo kêu đuôi ốm xin nghỉ học. Câu 3: Cừu nói: Muốn nghỉ học thì phải cắt đuôi, Mèo vội xin đi học ngay. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng con: ngượng nghịu, phân tích từ ngượng nghịu. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Ngượng nghịu: Khó chịu, gượng ép, không thoả mái. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. 5 em đọc câu này. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn đóng vai để luyện đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. Các nhóm thi luyện đọc theo phân vai. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 2 học sinh đọc lại bài. Nghỉ giữa tiết Cúc, bút. Đọc mẫu câu trong bài. Hai con trâu húc nhau. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. 1. Cúc từ chối, Nụ cho bạn mượn. 2. Hà tự đến giúp Cúc sửa dây đeo cặp. 3. Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. 2 học sinh đọc lại bài văn. Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên: Tranh 1: Trời mưa, Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về. Tranh 2: Hải ốm, Hoa đến thăm và mang theo vở chép bài cho bạn. Tranh 3: Tùng có chuối, Tùng mời Quân cùng ăn. Tranh 4: Phương giúp Uyên học ôn, hai bạn đều được điểm 10. Học sinh nêu 1 số hành vi giúp bạn khác… Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Kể chuyện SÓI VÀ SÓC I.Mục tiêu : -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Sói và Sóc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 99 để kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Một lần Sóc bị rơi trúng người Sói. Sóc bị Sói bắt. Tình thế thật nguy hiểm. Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không? Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm câu trả lời.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Lời mở đầu truyện: Kể thông thả. Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài. Lời Sóc: Khi còn trong tay Sói: mềm mỏng nhẹ nhàng. Khi đứng trên cây giải thích: Ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ. Lời Sói: Thể hiện sự băn khoăn. Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Sóc). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sói và Sóc ai là người thông minh? Hãy nêu một việc chửng tỏ sợ thônh minh đó. 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Sóc chuyền trên cành cây bỗng rơi trúng đầu một lão Sói đang ngái ngủ. Chuyện gì xãy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây? Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Sóc là nhân vật thông minh, khi Sói hỏi Sóc hứa trả lời nhưng đòi hỏi Sói thả trước trả lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời cho Sói nghe. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4. Giáo viên nhận xét chung lớp. Về nề nếp …………………………………………………………………………………………………………… Về học tập: ………………………………………………………………………………………………………… II/ Phương hướng tuần tới: Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. Hướng tuần tới:................................................................................ Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn. KÝ DUYỆT GVCN

File đính kèm:

  • docTUAN 30_07-08.doc
Giáo án liên quan