I/ MỤC TIÊU :
HS biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
* Học sinh khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về Bác Hồ, vở bài tập.
69 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 Năm 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình, địa phương.
HĐ2. HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em
- Chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
TH1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới. Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì?
TH2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào. Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
TH3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
TH4: Chính rủ Hải đi tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
- HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- HS lên đóng vai - Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
HĐ3. HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- GV chia nhóm trong hời gian nhất định nhóm nào liệt kê các việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi nhiều nhất sẽ thắng cuộc
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng
Việc làm không nên đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Việc làm không nên đối với vật nuôi
- Các nhóm thực hiện trò chơi
- Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả
- GV tổng kết khen ngợi HS
GV kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
TUẦN 32
Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012
Đạo đức
Tiết 32: An toàn giao thông
TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông
Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Nêu các cách chăm sống cây trồng vật nuôi ở gia đình?
- Nhận xét
3. Bài mới
Hoạt động 1: Kể chuyện
Bước 1: Kể chuyện
GV kể lại chuyện theo nội dung bài
Cả lớp lắng nghe
GV gọi 1hs đọc lại câu chuyện
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
GV nêu các câu hỏi sau:
Bo nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
Tín hiệu đèn ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào?
Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi?
Bước 3: Chơi sắm vai
Chia lớp thành các nhóm đôi
1 hs đóng vai mẹ, 1 hs đóng vai Bo.
Hai hs đối thoại với nhau theo lời của Mẹ và Bo trong sách.
Theo dõi, nhận xét các nhóm.
Bước 4: Kết luận
Qua câu chuyện giữa Mẹ và Bo, chúng ta thấy các ngã tư, ngã năm… Thường có đèn tín hiệu ĐKGT.Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh.
Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dùng lại.
Đèn xanh được phép đi
Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng.
Hoạt động 2: Trò chơi
Bước 1: Cho hs nêu lại ý nghĩa của 3 màu đèn.
Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi.
Khi gv hô “chuẩn bị”, hs đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông.
Khi gv hô “đèn xanh”, hs quay 2 tay xung quanh nhau , chân chạy tại chỗ như đang đi trên đường.
Khi gv hô “đèn vàng”, hs quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng.
Khi gv hô “đèn đỏ” tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và người phải dừng lại.
Chú ý: Khi chơi gv có thể hô không theo thứ tự các màu đèn, những hs sai mời lên nhảy lò cò.
Bước 3: Kết luận
Chúng ta phải tuân thủ đèn tín hiệu ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
Hoạt động 3: Củng cố
Hướng dẫn hs đọc thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Gọi hs kể lại câu chuyện.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
Đạo đức
Tiết 33: AN TOÀN GIAO THÔNG
KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG
DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ
I. Mục tiêu:
Nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
Giáo dục hs biết tuân thủ luật giao thông để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu tình huống
Bước 1: Cho hs xem tranh
Bước 2: Thảo luận nhóm ( nhóm 4)
Chuyện gì có thể xảy ra với Bo?
Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm
Nếu em ở đó em sẽ khuyên Bo điều gì?
Bước 3: Kết luận:
GV nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường 1 mình của Bo là rất nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
Hoạt động 2: Giới thiêu vạch trắng dành cho người đi bộ.
Bước 1: HS gấp sách lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa?
Bước 2: gv cho hs mở sách và quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi:
Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu?
Kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy những vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện…
Bước 3: Cho hs đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Thực hành qua đường.
Bước 1: gv chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ
Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai: 1 em đóng vai người lớn,1 em đống vai trẻ em.
Em đóng vai người lớn có thể không xách túi, hoặc xách túi. Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn.
Các nhóm thực hành qua đường.
Bước 2: Kết luận
Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
Nhận xét tiết học.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhớ tuân thủ qui định giao thông khi đi trên đường
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: an toàn giao thông (tt)
TUẦN 34
Thứ năm, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Đạo đức
Tiết 34: AN TOÀN GIAO THÔNG
KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
I. Mục tiêu:
HS biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố
Biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn
Có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
Giáo dục hs không được chơi đùa trên đường nơi mà có người và phương tiện tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung truyện
Bước 1:Giao nhiệm vụ
Cho hs thảo luận nhóm đôi, q/s tranh đọc ghi nhớ nội dung câu chuyện.
Gọi hs kể lại câu chuyện trước lớp.
Bước 2: HD hs tiếp cận nội dung truyện
Bo và Huy đang chơi trò gì?
Các bạn đá bóng ở đâu?
Lúc này dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
Chuyện gì sẽ xảy ra với hai bạn?
Em thử tưởng tượng, nếu xe ô tô không phanh kịp thì điều gì có thể xảy ra?
Kết luận: Hai bạn Huy và Bo chơi đá bóng ở gần dường giao thông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho bản thân mình và còn làm ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Bước 1: gv lần lượt gắn từng bức tranh lên bảng, yêu cầu hs q / s và bày tỏ ý kiến “ Tán thành, không tán thành”
Bằng cách giơ thẻ” Ông mặt trời”
Nếu tán thành - giơ thẻ “ông mặt trời cười”
Nếu không tán thành - giơ thẻ “ông mặt trời khóc”
Bước 2: Khai thác
Vì sao em tán thành?
Vì sao em không tán thành?
Nếu em có mặt ở đó thì em khuyên các bạn như thế nào?
Kết luận: Đường phố dành cho xe đi lại. Chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố, vì như vậy sẽ dễ gây tai nạn giao thông.
Bước 3: Cho hs đọc to phần ghi nhớ ở cuối bài.
Hoạt động 3: Trò chơi hổ trợ “ Nên hoặc không nên”
Bước 1: Gv chuẩn bị 2 bộ thẻ chữ, mỗi bộ thẻ có các nội dung sau:
Chơi trong sân trường.
Chơi sát lề đường.
Chơi trên vỉa hè.
Chơi ở sân vận động.
Chơi trong câu lạc bộ.
Chơi ở góc phố.
Chơi ở ngã tư.
Chơi trong công viên.
Bước 2: GV chọn 2 đội chơi( nam, nữ ). Mỗi đội 5 em tham gia chơi.
Bước 3: Giao nhiệm vụ
Trong 1 phút, lần lượt từng bạn lựa chọn thẻ chữ có ghi địa điểm chơi gắn vào đúng cột “nên – không nên” cho phù hợp.
Đội nào lựa chọn được nhiều thẻ và gắn đúng cột, đội đó sẽ thắng.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét – Tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
TUẦN 35
Thứ năm, ngày 17 tháng 5 năm 2012
Đạo đức
Tiết 35: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản đã hoạc trong HKII.
- Thực hành phân biệt, đánh giá hành vi Đúng Sai và hiểu được các hành vi đó.
II. Chuẩn bị: Đề cương ôn tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Kể các lễ hội và ngày hội của địa phương em.- Trong lễ hội có những HĐ nào?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút): GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) HDHS thực hành kĩ năng về các chủ đề
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một chủ đề.
+ Nhóm 1: Chủ đề 1
Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
Nêu những việc cần làm thể hiện sự đoàn kết đó.
+ Nhóm 2: Chủ đề 2
Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài?
Nêu những việc nên làm và không nên làm thể hiện sự tôn trọng đối với khách nước ngoài.
+ Nhóm 3: Chủ đề 3
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
+ Nhóm 4: Chủ đề 4
Nước có vai trò như thế nào đố với sức khẻo của con người?
Tại sao phải tiết kiệm nước?
Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nước.
+ Nhóm 5: Chủ đề 5
Cây trồng và vật nuôi đem lại lợi ích gì cho con người?
Nêu những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức qua từng chủ đề.
* Hoạt động 3: Đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, xếp loại HLM.
- Nêu kết quả xếp loại HLM của từng HS ở HKII và cả năm.
3. Củng cố, dặn dò (2 phút): GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại các bài đạo đức đã học.
File đính kèm:
- GIAO AN DAO DUC LOP 3 MOT COT.doc