Giáo án lớp 3C Tuần 1 Trường Tiểu học Xuân Ngọc

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật: cậu bé, nhà vua.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé).

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3C Tuần 1 Trường Tiểu học Xuân Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
********************** Âm nhạc Quốc Ca việt nam nhạc và lời: Văn Cao I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu Quốc Ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước, Quốc Ca Việt nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. - HS hát đúng lời 1 của bài hát Quốc Ca Việt nam - Hát đúng, đều, hòa giọng. - Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc Ca. II. thiết bị dạy học: 1.Hát chuẩn xác bài hát Quốc Ca Việt nam với tính chất hùng mạnh. 2. Đồ dùng dạy học; * Nhạc cụ. * Máy catxec và băng nhạc Quốc Ca. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Hoạt động 1: - Dạy lời 1 bài hát Quốc Ca - Giới thiệu bài hát; - Là bài hát trong nghi lễ chào cờ khi hát hoặc cử nhạc phải đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ - Hát mẫu hoạc cho nghe băng. - Đọc lời ca theo từng câu ngắn. - Dạy hát từng câu ngắn theo kiểu móc xích. - Trong bài có 2 tiếng ở cuối 2 câu hát thường dễ lẫn về cao độ với nhau. + Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi: 1.Bài hát Q/Ca việt nam được hát khi nào?. 2.Ai là tác giả bài hát Q/ca Việt nam?. 3.Khi chào cờ và hát Quốc ca Việt nam chúng ta phải có thái độ như thế nào?. + Hoạt động cuối: Kết thúc tiết học; GV củng cố, dặn dò. - Lắng nghe. - Nghe hát mẫu. - Đọc lời ca theo từng câu ngắn theo giáo viên hướng dẫn. ‘Đường vinh quang xây xác quân thù Vì nhân dân chiến đấu không ngừng’. - Trả lời: 1. Khi chào cờ. 2. Văn Cao. 3.Đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ. - Lắng nghe. ********************************************************************************** Thứ bảy ngày 22 tháng 8 năm 2009 Tập làm văn Tiết 1: nói về đội thiếu niên tiền phong I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào đơn xin cấp thể đọc sách. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho hs ) - Vở bài tập. III. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu: Tập làm văn lớp 3 tiếp tục giúp các con rèn luyện các kĩ năng nói năng, nói, nghe, viết,để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiếp theo bài tập đọc hôm trước - bài Đơn xin vào Đội, trong tiết tập làm văn hôm nay, các con sẽ nói những điều con đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào mẫu in sẵn- Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Hướng dẫn bài tập: a. Bài tập 1: - Gv: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng(5-9) tuổi sinh hoạt trong các sao nhi đồng lẫn thiếu niên(9-14) tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. - Đội thành lập ngày nào ở đâu? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Một hs đọc y/c của bài- lớp đọc thầm. - hs trao đổi nhóm để trả lời các CH. - Đội được thành lập ngày 15/ 5/ 1941 tại Pác Bó, Cao bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. - Lúc đầu đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền ( bí danh Kim Đồng ). Bốn đội viên khác là: Nông văn chàn( bí danh Cao Sơn ), Lý văn Tịnh( bí danh Thanh Minh) - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? - Nói những điều em biết về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát, các phong trào của Đội. b. Bài tập 2: - Gv nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ (cộng hoà...Độc lập ...) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Địa chỉ gửi đơn + Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa + Tên và chữ ký của người viết đơn - Gv đi kiểm tra uốn nắn hs viết đúng vào chỗ chấm của mỗi dòng trong đơn - Gv tuyên dương 1 số bài làm đúng, trình bày đẹp cho cả lớp cùng xem. Lý Thị Mì ( bí danh Thuỷ Tiên ), Lý thị Xậu ( bí danh Thanh Thuỷ ) - Về những lần đổi tên của đội: Tên gọi lúc đầu là " Đội nhi đồng cứu quốc ( 15/5/1941), đội thiếu nhi tháng tám ( 15/5/1951), đội thiếu niên tiền phong ( 2/1956 ), đội thiếu niên tiền phong HCM ( 30/1/ 1970) - Huy hiệu đội: vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ tổ quốc. - Bài hát của đội là "đội ca" do nhạc sĩ phong nhã sáng tác. khăn quàng màu đỏ. - Các phong trào là : công tác Trần quốc Toản( phát động năm 1947). kế hoạch nhỏ( 1960 ), thiết nhi làm nghìn việc tốt( 1981 ) - Đại diện nhóm thi nói về t/c đội. - Cả lớp và gv nhận xét bổ sung bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên. - 1 hs đọc y/c của bài, lớp đọc thầm. - Hs làm bài vào vở bài tập. - Vài hs đọc bài viết. - Cả lớp và gv nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhấn mạnh điều mới biết: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. Y/c hs nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện. ************************************** Tự nhiên xã hội tiết 2: nên thở như thế nào? I/ Mục tiêu: - Sau bài học: + HS có khả năng hiểu tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm + Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều CO2, nhiều khói bụi đối với sức khoẻ con người II/ Đồ dùng dạy học: + Các bức tranh in trong SGK được phóng to + Gương soi III/ Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước ta học bài gì? - Tả lại hoạt động của lồng ngực khi hít vào thở ra? - Nhận xét đánh giá HS 3. Bài mới: a) Khởi động: - Tại sao ta phải tập thể dục vào buổi sáng? Thở như thế nào là hợp vệ sinh? Đó là nội dung buổi học hôm nay. b) Nội dung: * Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? - GV cho HS hoạt động cá nhân - GV Hướng dẫn HS lấy gương ra soi - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời + Các em nhìn thấy gì trong mũi? + Khi bị sổ mũi em thấy có gì trong mũi chảy ra? + Hằng ngày dùng khăn lau mũi em quan sát trên khăn có gì không? + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? - Vậy thở như thế nào là tốt nhất? * Quan sát SGK: - GV yêu cầu HS quan sát SGK và nêu được: ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và TLCH GV đưa ra: + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành và bức tranh nào thể hiện không khí nhiều khói bụi? + Khi được thở không khí trong lành bạn cảm thấy như thế nào? + Nêu cảm giác khi phải thỏ không khí nhiều khói bụi? - GV yêu cầu HS đại dịên nhóm trình bày kết quả - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung - GVchốt ý kiến đúng - GV yêu cầu HS TLCH: + Thở không khí trong lành có ích lợi gì? + Thở không khí có nhiều khói bụi có hại như thế nào? - Gv nêu kết luận: SGK - Hoạt động thở và cơ quan hô hấp - 2 HS trả lời: Khi hít vào thì phổi phồng lên nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài -> Vì ta hít được không khí trong lành - HS theo dõi - Lớp làm việc cá nhân - HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong mũi của mình và TLCH: -> Trong lỗ mũi có nhiều lông -> Nước mũi, nóng -> Trên khăn đen và có nhiều bụi bẩn -> Thở bằng mũi tốt hơn vì trong mũi có nhiều lông, lớp lông đó cản được bớt bụi, làm không khí vào phổi sạch hơn. ở mũi có các mạch máu nhỏ li ti làm ấm không khí khi vào phổi. Có nhiều tuyến nhầy giúp cản bụi diệt vi khuẩn, tạo độ ẩm cho không khí vào phổi -> Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi - HS quan sát hình 3, 4, 5 trang 7 SGK và trả lời: -> Bức tranh 3 vẽ không khí trong lành, tranh 4, 5 vẽ không khí nhiều khói bụi -> Thấy khoan khoái, khoẻ manh, dễ chịu -> Ngột ngạt, khó thở, khó chịu,... - HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp - HS nhận xét, bổ sung - HS trả lời câu hỏi: -> Giúp chúng ta khỏe mạnh -> Có hại cho sức khoẻ, mệt mỏi, bệnh tật,... - HS nhắc lại 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà thực hành hít thở không khí trong lành - Chuẩn bị bài sau: “ Vệ sinh hô hấp”. **************************************************** Thể dục ôn đội hình đội ngũ- trò chơi “Kết bạn” I, Mục tiêu - Ôn tập một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1, 2. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện. - Chơi trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. Các em đã học ở lớp 2. Yêu cầu biết cách chơi và cùng tham gia chơi đúng luật. II, Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy’’. III, Hoạt động dạy-học: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 12' 13' 11' 1. Phần mở đầu - GV chỉ dẫn, giúp đỡ lớp trưởng tập hợp, báo cáo, sau đó phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV nhắc nhở HS thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nơi tập luyện. - GV cho HS giậm chân, chạy khởi động và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. 2-Phần cơ bản. - Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, chào báo cáo, xin phép ra vào lớp. GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa nhắc lại động tác để HS nắm chắc. GV dùng khẩu lệnh để hô cho HS tập. Có thể tập lần lượt từng động tác hoặc tập xen kẽ các động tác. (Khi ôn các nội dung có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hiện). - Chơi trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đứng xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - GV hệ thống bài và nhận xét giờ học. - HS tập hợp theo yêu cầu của lớp trưởng, chú ý nghe phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - HS chỉnh đốn trang phục, vệ sinh nơi tập luyện. - HS vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp, chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc và chơi trò chơi. - HS ôn tập các nội dung theo nhóm (tổ), sau đó thi đua biểu diễn với nhau xem nhóm (tổ) nào nhanh, đẹp nhất. - HS tham gia chơi trò chơi. - HS vỗ tay và hát. - HS chú ý nghe GV nhận xét. ********************************************** GIáM HIệU Kí DUYệT GIáO áN

File đính kèm:

  • docGA BUOI 1 TUAN 12CHI TIET THEO CHUAN KT.doc
Giáo án liên quan