A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: H/S hiểu được các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
2. Kỹ năng: H/S biết cùng cha mẹ lập ra thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện thời gian biểu đã đề ra.
3. Thái độ: H/S có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập và sinh hoạt đúng giờ.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập, Vở bài tập.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Học kì 1 Trường Tiểu học Dương Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Kỹ năng: Hiểu vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bài hát: Em yêu trường em, bài ca đi học.
- Phiếu thảo luận, tranh minh hoạ, vở bài tập.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ bạn?
- Con đã làm được những việc gì thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn?
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1:
- Sắm vai: Các nhân vật
+ Bạn Hùng
+ Cô giáo Mai
+ Một số bạn trong lớp
+ Người dẫn chuyện
- Nêu kịch bản.
- YC trả lời câu hỏi.
KL: Vứt rác đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Hoạt động 2:
- YC quan sát tranh
? Con đồng tình với việc làm nào trong các tranh dưới đây.
? Nếu là bạn trong tranh con sẽ làm gì.
? Cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- KL: Thường xuyên trực nhật hàng ngày không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn nghế, không vứt rác bừa bãi.
* Hoạt động 3:
- Phát phiếu bài tập.
- Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý em tán thành.
- Nêu bài học.
4. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhắc nhở học sinh thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Trả lời.
- Nhắc lại.
* Đóng tiểu phẩm.
Cảnh lớp học trong giờ ra chơi trên bàn có bày bánh kẹo và một chiếc hộp giấy.
+ Hùng: Hôm nay là sinh nhật mình, mời tất cả các bạn ăn bánh kẹo mừng mình thêm một tưổi.
+ Các bạn: Vây quanh Hùng một bạn cầm hộp giấy lên và hỏi: Hộp giấy này để làm gì?
+ Hùng: Hộp giấy này để các bạn để giấy bánh kẹo vào.
+ Cô giáo: (xoa đầu Hùng): Cô chúc mừng em nhân ngày sinh nhật và khen em đã biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ Cả lớp: Hoan hô và đồng thanh chúc mừng sinh nhật vui vẻ.
? Bạn Hùng đã làm gì trong ngày sinh nhật mình.
? Vì sao bạn Hùng lại làm như vậy.
* Bày tỏ thái độ
- Quan sát tranh thảo luận.
+T1: Cảnh lớp học một bạn đang vẽ lên tường. Mấy bạn khác đứng xung quanh vỗ tay tán thành.
+ T2: Hai bạn h/s đang trực nhật.
+T3: Cảnh sân trường, mấy bạn ăn bánh vứt giấy ra sân trường.
- Trực nhạt hằng ngày không bôi bẩn lên tường, không vứt rác bừa bãi.
* Bày tỏ ý kiến.
- Làm trên phiếu bài tập.
Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt.
Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khoẻ.
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận h/s.
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của các bác lao công.
- Đọc cn - đt.
- Lắng nghe.
Đạo đức:
&15 : giữ gìn trường lớp sạch đẹp(Tiết2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu cho h/s biểu hiện cụ thể giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
2. Kỹ năng: HS biết làm công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình với các hành động giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ, vở bài tập.
- Trò chơi tìm đôi.
C/ Phương pháp :
- Quan sát, sắm vai, thảo luận, hỏi đáp, thực hành luyện tập…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Con đã làm gì để góp phần làm cho trường lớp sạch đẹp?
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1:
- Giao tình huống cho các nhóm.
- YC trình bày.
- KL: Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ trường lớp sạch đẹp.
* Hoạt động 2:
- YC tham gia làm đẹp trường lớp.
- Cho h/s làm vệ sinh lớp học.
- Quan sát lớp học sau khi thu dọn xong.
- KL: Mỗi h/s cần tham gia làm việc cụ thể vừa sức để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó là quyền và bổn phận của h/s.
* Hoạt động 3:
- Phổ biến luật chơi.
- YC lên bốc thăm rồi đi tìm ban có phiếu tương ứng làm thành một đôi.
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của h/s để ta được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Trả lời.
- Nhắc lại.
* Đóng vai sử lý tình huống.
- Mỗi nhóm 1 tình huống.
+ Tình huống 1: Mai và An cùng trực nhật định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. An sẽ…
+ Tình huống 2: Nam rủ Hà: Mình vẽ hình Đô- rê - mon lên tường đi. Hà sẽ..
+ Tình huống 3: Thứ 7 nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố hứa sẽ cho Long đi chơi công viên. Long sẽ…
* Thực hành làm đẹp trường lớp.
- Thực hành vệ sinh dọn dẹp lớp học.
- Nêu suy nghĩ của mình .
- Lắng nghe.
* Trò chơi: Tìm bạn.
- 10 h/s tham gia chơi. Đôi nào tìm được nhau nhanh và đúng thì thắng cuộc.
Đạo đức:
&16 : giữ trật tự vệ sinh nơI công cộng ( Tiết1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu vì sao cần phải giữ vệ sinh nơi công cộng.
2. Kỹ năng: HS biết giữ vệ sinh nơi công cộng.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ, vở bài tập.
- Đồ dùng để thực hiện sắm vai HĐ2.
C/ Phương pháp :
- Quan sát, sắm vai, thảo luận, hỏi đáp, thực hành luyện tập…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Vì sao cần giữ gìn trường, lớp học sạch đẹp?
- Hãy nêu lại nội dung bài học?
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1:
- YC quan sát tranh trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì.
? Việc chen lấn có hại gì? qua sự việc này ta rút ra điều gì.
- KL: Chen lấn như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho buổi biểu diễn văn nghệ. Như thế làm mất trật tự nơi công cộng.
* Hoạt động 2:
GT một số tình huống qua tranh y/c các nhóm thảo luận sau đó thẻ hiện sắm vai.
- YC sắm vai.
- Chọn cách ứng xử
- KL: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường xá có hại gây nguy hiểm cho mọi người xung quang. Vì vậy cần để gọn rác lại bỏ vào túi ni lông để bỏ vào thùng rác. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.
* Hoạt động 3:
- Con biết những nơi công cộng nào?
- Nơi công cộng đó có lợi gì?
- Giữ vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?
- KL: Nơi công cộng mang lại nhiều ích lợi cho con người như: trường học là nơi học tập; bệnh viện , trạm xá là nơi khám và chữa bệnh; đường xá để đi lại; chợ là nơi mua bán…
- Giữ vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Nhắc nhở nhau giữ vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Trả lời.
- Nhắc lại.
* Đóng vai sử lý tình huống.
- Mỗi nhóm 1 tình huống.
+TH1: Mai và An cùng trực nhật định đổ rác
* Xử lý tình huống.
Trên ô tô một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh nghĩ: Bỏ rác vào đâu bây giờ.
- Các nhóm lên sắm vai.
- Lắng nghe.
* Đàm thoại
- Trả lời.
- Trường học cho h/s học tập, bệnh viện nơi khám chữa bệnh cho mọi người…
- Làm cho môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
- Nghe
Ngày giảng: Thứ 3 / 2 / 1 / 2007
&17 : giữ trật tự vệ sinh nơI công cộng ( Tiết2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu vì sao cần phải giữ vệ sinh nơi công cộng.
2. Kỹ năng: HS biết giữ vệ sinh nơi công cộng.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ, vở bài tập.
- Đồ dùng để thực hiện vệ sinh quanh lớp học.
C/ Phương pháp :
- Thực hành lao động.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Để giữ vệ sinh nơi công cộng ta cần làm gì?
- Hãy nêu lại nội dung bài học?
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung:
* HD tham gia dọn vệ sinh nơi c.c
- Đưa h/s đi dọn vệ sinh.
- Giao nhiệm vụ.
- Quan sát h/s thực hành.
* Đánh giá công việc.
- Nhận xét đánh giá.
- KL: Việc làm này của chúng ta mang lại lợi ích cho mọi ngườiỉtong đó có chính bản thân chúng ta.
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Tất cả mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh, giúp cho công việc của mỗi người thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ cộng đồng.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không vứt rác bừa bãi…
- Nêu.
- Nhắc lại.
* Tham gia vệ sinh nơi công cộng.
- Dọn vệ sinh nơi cổng trường.
- Các tổ tiến hành quét sạch khu vực cổng trường.
- Lắng nghe.
- Nghe
Ngày giảng: Thứ 3 / 9 / 1 / 2007
&18 : thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá những kiến thức đã học từ đầu năm.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng học tập, sinh hoạt đúng giờ. Biết nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. Biết sống gọn gàng ngăn nắp. Có ý thức chăm chỉ học tập. Biết quan tâm giúp đỡ bạn. Biết giữ gìn trường lớp. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
3. Thái độ: Có thái độ, ý thức tự giác học tập.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi nội dung các câu hỏi, vở bài tập.
C/ Phương pháp :
- Quan sát, sắm vai, thảo luận, hỏi đáp, thực hành luyện tập…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Con đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung:
- YC học sinh lên bốc thăm câu hỏi.
- YC trả lời câu hỏi mình bốc được.
? Nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập, sinh hoạt đúng giờ.
? Sống gọn gàng ngăn nắp có tác lợi gì.
? Tại sao chúng ta lại phải chăm làm việc nhà.
? Hãy nêu những việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Về xem lại ND các bài đã học.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Trả lời.
- Nhắc lại.
- Từng học sinh lên bốc thăm.
- Suy nghĩ trả lời.
- Học tập sinh hoạt đúng giờ đạt kết quả tốt hơn được thầy yêu bạn mến và đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.
- Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp khi cần sử dụng không mất công tìm kiếm lâu.
- Chăm làm việc nhà để giúp ông bà, cha mẹ là thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đối với ông bà, cha mẹ.
- Không vứt rác , không bôi bẩn, vẽ bậy lên tường, đi vệ sinh đúng nơi quy định..
File đính kèm:
- Dao duc 2 HK1 2011 2012.doc