Giáo án Đại số 7 - Tiết 64, Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến - Nguyễn Văn Giáp

I. Mục Tiêu:

 1) Kiến thức : HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

 2) Kĩ năng : Biết cách kiểm tra số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.

 3) Thái độ : Rèn tính cẩn thận.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Phấn màu, hệ thống câu hỏi , ví dụ.

- HS: Xem trước bài.

III. Phương Pháp Dạy Học:

 - Trực quan, Vấn đáp , nhóm

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 64, Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến - Nguyễn Văn Giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 28/ 3 /2014 Ngày dạy : 31/ 3 /2014 Tuần: 30 Tiết: 64 §9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN I. Mục Tiêu: 1) Kiến thức : HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. 2) Kĩ năng : Biết cách kiểm tra số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không. 3) Thái độ : Rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn Bị: - GV: Phấn màu, hệ thống câu hỏi , ví dụ. - HS: Xem trước bài.. III. Phương Pháp Dạy Học: - Trực quan, Vấn đáp , nhóm IV. Tiến Trình Bài Dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 7A2 : 7A3 : 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) P(x) = x2 – 2x – 8. Hãy tính P(1), P(4) 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (13’) GV: Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu như thế nào là nghiệm của đa thức một biến và vào bài mới. GV: cho VD. GV: Đa thức P(x) còn có nghiệm nào nữa không? GV: Hãy tính P(-2) Hoạt động 2: (10’) GV: yêu cầu HS tìm các nghiệm của hai đa thức Q(x) và P(x). GV: Nếu HS không tìm được thì GV gợi ý và HS thay số vào tính và kết luận. HS: chú ý theo dõi và nhắc lại khái niệm. HS: chú ý theo dõi. HS: trả lời. HS: tính và cho GV biết kết quả tính được. HS: tìm nghiệm. 1. Nghiệm của đa thức một biến: Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là nghiệm của đa thức đó. VD: Xét đa thức P(x) = x2 – 2x – 8 P(1) = 12 – 2.1 – 8 = – 9 P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0 Ta nói x = 4 là nghiệm, x = 1 không là nghiệm của đa thức P(x) ở trên. P(-2) = (-2)2 – 2.(-2) – 8 = 0 2. Ví dụ: VD1: x = -1 và x = 1 là các nghiệm của Q(x) = x2 – 1 vì Q(-1) = 0 và Q(1) = 0 VD1: Đa thức P(x) = x2 + 1 không có nghiệm vì với mọi giá trị của a ta có: a2 + 1 luôn lớn hơn 0. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG GV: giới thiệu số nghiệm tối đa của một đa thức một biến. GV: nhắc lại thế nào là nghiệm của một đa thức và cách kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không. Hoạt động 3: (8’) GV: cho HS thảo luận. GV: Nhận xét, chốt ý. HS: theo dõi và đọc chú ý ở trong SGK. HS: chú ý theo dõi. HS: thảo luận. HS: chú ý theo dõi. Chú ý: SGK ?1: Cho đa thức A(x) = x3 – 4x A(-2) = (-2)3 – 4.(-2) = 0 A(0) = 03 – 4.0 = 0 A(2) = 23 – 4.2 = 0 Ta nói: x = -2, x = 0, x = 2 là 3 nghiệm của đa thức A(x). 4. Củng Cố: (5’) - GV cho HS làm bài tập ?2 theo hình thức “Bài tập chạy”. 5. Hướng Dẫn Và Dặn DòVề Nhà: (2’) - Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải. - Làm các bài tập 54, 55 (GVHD). - Tiết sau ôn tập lại chương 3. 6.Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docT30 Tiet 64 Nghiep cua da thuc mot bien nh2014.doc