- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
- Hiểu được phương thức sử dụng bếp điện, nồi cơm điện sao cho an toàn.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 22
Tiết 40
Bài 41. đồ dùng loại điện – nhiệt bàn là điện
Bài 42. bếp điện, nồi cơm điện
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
- Hiểu được phương thức sử dụng bếp điện, nồi cơm điện sao cho an toàn.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt ( Bàn là điện )
- Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.
- GV: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý, các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng bếp điện.
- Tranh vẽ bếp điện, nồi cơm điện.
- HS: Đọc và xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức 2/:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng điện loại điện – nhiệt.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện ( VL7).
GV: Rút ra kết luận
GV: Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở xuất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?
HS: Trả lời
HĐ2. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật, cấu tạo,nguyên lý làm việc của bàn là điện.
GV: Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?
HS: Trả lời
GV: Cần sử dụng bàn là như thế nào để đảm bảo an toàn.
4 Củng cố:
- GV: Hệ thống lại bài giảng.
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
I.Đồ dùng loại điện – nhiệt.
1.Nguyên lý làm việc.
- Do tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2.Dây đốt nóng.
a) Điện trở của dây đốt nóng.
- SGK
b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom f = 1,1.10-6Ώm
- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao dây niken – crom 1000oC đến 1100oC.
II. Bàn là điện.
1. Cấu tạo.
a) Dây đốt nóng.
- Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.
b) Vỏ bàn là:
- Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.
- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.
- Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.
2.Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.
3. Số liệu kỹ thuật.
- ( SGK)
4. Sử dụng
- ( SGK )
GV: Cho học sinh quan sát hình 42.1 rồi đặt câu hỏi.
GV: Bếp điện gồm mấy bộ phận chính?
HS: Trả lời
GV: Dựa vào đâu để người ta phân biệt bếp điện kín và bếp điện hở
HS: Trả lời
- Dựa vào dây đốt nóng, đế, vỏ…
GV: Bếp điện nào an toàn hơn và được sử dụng rộng rãi.
HS: Trả lời
- Bếp điện kiểu kín.
GV: Bếp điện có những yêu cầu kỹ thuật gì?
HS: Trả lời Uđm , Pđm
HĐ2.Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kyc thuật, công dụng của nồi cơm điện.
GV: Cấu tạo của nồi cơm điện gồm mẫy bộ phận chính?
GV: Lớp bông thuỷ tinh ở giữa hai lớp của vỏ nồi có chức năng gì?
HS: Trả lời
- Giữ nhiệt…
GV: Vì sao nồi cơm điện lại có hai dây đốt nóng.
HS: Trả lời
- ( Dùng ở chế độ nấu cơm )
- ( Dùng ở chế độ ủ cơm )
GV: Nồi cơm điện có các số liệu kỹ thuật gì?
HS: Trả lời Uđm , Pđm , Lđm
GV: Nồi cơm điện được sử dụng để làm gì?
HS: Trả lời.
4.Củng cố:
GV: Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ bài 42 và kết hợp với bài 41 SGK để hệ thống lại kiến thức về đồ dùng loại điện nhiệt.
GV: Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
I. Bếp điện.
1. Cấu Tạo.
- Bếp điện gồm 2 bộ phận chính:
+ Dây đốt nóng.
+ Thân bếp
a) Bếp điện kiểu hở
- Dây đốt nóng được quấn thành lò xo đặt vào rãnh của thân bếp làm bằng đất chịu nhiệt.
b) Bếp điện kiểu kín.
- Dây đốt nóng được đúc kín trong ống ( Có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng ).
- Ngoài thân bếp còn có đèn báo hiệu, nút điều chỉnh nhiệt độ.
2) Các số liệu kỹ thuật.
- SGK
3. Sử dụng.
- SGK
II. Nồi cơm điện.
1. Cấu tạo.
- Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính.
- Vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.
a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.
b) Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính.
c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken- Crom.
- Dây đốt nóng chính công xuất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm ( Dùng ở chế độ nấu cơm).
- Dây đốt nóng phụ công xuất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm.
2. Các số liệu kỹ thuật.
- SGK
3. Sử dụng.
- SGK
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 43 chuẩn bị dụng cụ vật liệu để giờ sau thực hành ( Bàn là, bếp điện, nồi cơm điện).
File đính kèm:
- giaosfnsdfjhatuan-33 (22).doc