I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.
- Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Đọc được bản vẽ các khối hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện.
- Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II/ Chuẩn bị:
- Nghiên cứu bài 3,5 SGK.
- Mô hình cái nêm, mô hình các vật thể A, B, C, D (h5.2SGK)
III/ Các bước tiến hành:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Thế nào là hình chiếu? Hình lăng trụ đều? Các hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều là gì?
- Thế nào là hình chóp đều? Các hình chiếu của hình chóp đều là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
99 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 48
SƠ ĐỒ ĐIỆN
NS:././11
NG:././11
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Đọc được một số sơ đồ điện cơ bản của mạng điện trong nhà.
II/ Chuẩn bị:
- Bảng kí hiệu sơ đồ điện
- Mô hình mạch điện chiếu sáng
III/ Các bước tiến hành:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Kể tên các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.
- Nêu nguyên lí làm việc của cầu chì, áptômát.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Tại sao lại cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn một mạch điện?
- GV y/c HS quan sát h55.1 SGK
Nêu những phần tử của mạch điện chiếu sáng đó?
- Một mạch điện hay 1 mạng điện gồm nhiều phần tử được nối với nhau theo một quy luật nhất định. Để thể hiện đơn giản hơn và để cho mọi người cùng hiểu về mạch điện đó, người ta dùng sơ đồ điện.
- HS quan sát h55.1 SGK, chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng.
I. Sơ đồ điện là gì?
Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện; mạng điện hoặc hệ thống điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện
- GV cho HS nghiên cứu bảng 55.1SGK, y/c các nhóm HS: phân loại và vẽ kí hiệu điện theo các nhóm kí hiệu: nguồn điện, dây dẫn điện, các thiết bị điện và sơ đồ điện.
- Y/c HS làm bài tập 3 SGK.
- HS theo dõi bảng 55.1 SGK và phân loại các nhóm kí hiệu theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài tập theo yêu cầu của GV
II. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện:
SGK
Hoạt động 3: Phân loại sơ đồ điện
- Thế nào là mối liên hệ điện của các phần tử mạch điện?
- Thế nào là biểu thị vị trí, cách lắp đặt giữa các phần tử mạch điện? Phân tích trên sơ đồ điện h55.2; 55.3SGK.
- Từ 1 sơ đồ nguyên lí có thể có 1 số sơ đồ lắp đặt thể hiện những vị trí lắp đặt khác nhau của các phần tử trong mạch điện.
- Sơ đồ nguyên lí: chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm 1 cầu chì và 1 ổ điện dùng để lấy điện cho đồ dùng điện.
- Sơ đồ lắp đặt: thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện cùng trên một bảng điện và cách đi dây từ nguồn tới bảng điện.
III. Phân loại sơ đồ điện:
- Sơ đồ nguyên lí
- Sơ đồ lắp đặt (sơ đồ đấu dây)
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần “Ghi nhớ” trong SGK
- GV cho HS so sánh đặc điểm và chức năng của 2 loại sơ đồ điện.
5. Dặn dò:
- Học bài + làm bài tập
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Tuần 34
Tiết 49
THỰC HÀNH: -VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN
- VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
NS:././10
NG:././10
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí của một số mạch điện đơn giản trong nhà.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện của các sơ đồ nguyên lí.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và chính xác.
II/ Chuẩn bị:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào?
- Quan sát sơ đồ mạch điện, có thể nhận biết dây pha và dây trung tính được không? Tại sao?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỌNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV nêu mục tiêu bài TH.
- Chia nhóm thực hành
- HS nghe mục tiêu bài TH
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm
I. Chuẩn bị:
Hoạt động 2: Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện
- GV HDHS làm việc theo nhóm phân tích mạch điện theo các bước sau:
+ Quan sát nguồn điện là nguồn xoay chiều hay một chiều?
+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính
+ Mạch điện có bao nhiêu phần tử?
+ Sửa sơ đồ sai thành đúng.
- GVHD các nhóm hoạt động và yêu cầu vẽ lại sơ đồ mà GV đã sửa sai.
- GV bổ sung kết quả và nhấn mạnh một lần nữa.
- HS làm việc theo nhóm phân tích mạch điện theo HD của GV.
- HS làm việc theo nhóm trao đổi, nhận xét sơ đồ điện của từng HS và vẽ lại cho đúng theo sửa chữa của GV.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1. Phân tích mạch điện
2. Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
- GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp đặt theo các bước sau:
+ Vẽ đường dây nguồn, chú ý kí hiệu dây pha và dây trung tính.
+ Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
+ Xác định vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện trên bảng điện sao cho đẹp và hợp lí.
+ Nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí thể hiện đúng mối liên hệ về điện giữa các phần tử trong mạch điện.
+ Kiểm tra sơ đồ lắp đặt theo sơ đồ nguyên lí.
- HS ôn lại kiến thức cũ về sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
- HS vẽ sơ đồ lắp đặt theo sơ đồ nguyên lí.
3. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
Hoạt đông 4:
- GV cho HS tự đánh giá bằng cách chấm chéo nhau theo tiêu chí:
+ Sơ đồ vẽ đúng, đẹp: 10 điểm
+ Mỗi lỗi sai trừ 1 điểm. Các lỗi như: thiếu phần tử của mạch điện; sai kí hiệu; không vẽ chính xác dây chéo nhau, nối nhau...
- GV nhận xét về sự chuẩn bị cho bài thực hành, thái độ và kết quả học tập của các nhóm và cá nhân.
Tuần 35
Tiết 50
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
THỰC HÀNH: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
NS:././10
NG:././10
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
- Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và yêu thích công việc.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh sơ đồ nguyên lí mạch điện.
- Dây điện, bóng đèn, cầu chì, công tắc, kìm điện, dao nhỏ, tuavít, bảng nhựa, bảng gỗ, báo cáo thực hành.
III/ Các bước tiến hành:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Thiết kế mạch điện là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV dùng nội dung này để giới thiệu bài học.
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS nghe GV giới thiệu bài học.
I. Thiết kế mạch điện là gì? SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện
- GVHDHS tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện theo các bước sau:
+ B1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
+ B2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp.
- GV cho HS thảo luận nhóm về các phương án thiết kế của từng HS để lựa chọn được 1 phương án thích hợp.
- GV kiểm tra kết quả của HS
+ B3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
+ B4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện theo mục đích thiết kế.
- Để lắp được mạch điện tuy đơn giản, GV cần y/c HS tiến hành các bước theo SGK.
+ Xác định nhu cầu thiết kế mạch điện là xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
+ Từ nhu cầu thiết kế ban đầu, HS phải đưa ra được 1 số phương án thiết kế nhằm đạt được mục đích của mình
- Mỗi HS dựa trên việc phân tích những đặc điểm của sơ đồ mạch điện đã vẽ có phù hợp với yêu cầu thiết kế không lựa chọn đồ mạch điện cho thích hợp.
+ HS chuyển sang bước lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp.
+ Lắp thử giúp các em có lòng say mê, hứng thú với công việc thiết kế.
II. Trình tự thiết kế mạch điện:
Trình tự thiết kế mạch điện gồm các bước sau:
- Xác định mạch điện dùng để làm gì?
- Đưa ra các phương án thiết kế (vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện) và lựa chọn phương án thích hợp.
- Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
- Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không.
Hoạt động 3: Thực hành thiết kế mạch điện
- GV nêu mục tiêu bài TH
- Phát dụng cụ và vật liệu TH.
- GVHDHS làm việc theo nhóm với những nội dung:
+ Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
+ Phân tích mạch điện để chọn 1 phương án thích hợp với mục đích thiết kế.
- GVHDHS lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện.
- GVHDHS vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- HS nghe GV nêu mục tiêu bài.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
- HS làm việc theo nhóm với những nội dung mà GV đã nêu.
- HS lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện.
- HS thể hiện ý tưởng vị trí lắp các thiết bị điện và đồ dùng điện trong mạch điện sao cho đúng yêu cầu kĩ thuật và đẹp.
III. Thực hành: Thiết kế mạch điện.
1. Chuẩn bị:
2. Nội dung và trình tự thực hành:
- Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
- Phân tích mạch điện để chọn 1 phương án thích hợp với mục đích thiết kế
- Lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện cho mạch điện được thiết kế.
- Lắp thử và kiểm tra mạch điện.
3. Củng cố:
- GV tổng kết, nhận xét bài học.
- Cho HS đọc phần “Ghi nhớ” SGK.
- GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ và dọn vệ sinh nơi làm việc.
4. Dặn dò:
- Học bài
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Tuần 36
Tiết 51
TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP:
CHƯƠNG VIII- MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
NS:././10
NG:././10
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết hệ thống các kiến thức đã học của chương VIII.
- Biết vận dụng được những kiến thức đã học để làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị một số bài tập
- Một số tranh vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.
III/ Các bước tiến hành:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Tại sao cần phải thiết kế trước khi lắp đặt mạch điện?
- Công việc thiết kế mạch điện gồm những bước nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập về đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GVHDHS làm 1 số bài tập về đặc điểm, cấu tạo mạng điện trong nhà.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- GV bổ sung và kết luận.
- HS nêu đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
I. Lý thuyết:
- Đặc điểm
- Thiết bị của mạng điện.
Hoạt động 2: Ôn tập nội dung sơ đồ mạch điện
- GV cho HS làm việc cá nhân bài tập 5 trang 204SGK
- GV gọi một số em trình bày kết quả.
- GV chữa bài tập và phân tích mối liên hệ điện giữa các phần tử trong mạch điện.
- HS làm việc cá nhân bài tập 5 SGK.
- HS trình bày, một vài em khác nhận xét.
- Sơ đồ điện.
Hoạt động 3: Ôn tập nội dung thiết kế mạch điện
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về trình tự thiết kế mạch điện.
- Lấy một số ví dụ chứng minh tầm quan trọng của thiết kế trong quá trình sản xuất nhằm tạo sản phẩm mới của một số ngành.
- Các nhóm thảo luận về trình tự thiết kế mạch điện.
- Quy trình thiết kế mạch điện.
Hoạt động 4: Câu hỏi và ôn tập
- GVHDHS làm bài tập và trả lời các câu hỏi SGK.
- HS trả lời câu hỏi và làm bài tập theo SGK.
II. Câu hỏi và ôn tập:
Hoạt động 5: Tổng kết và dặn dò:
- GV nhận xét bài ôn tập.
- Dặn dò HS chuẩn bị ôn tập để thi HKII.
Tuần 37
Tiết 52
KIỂM TRA HỌC KÌ II
NS:././10
NG:././10
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 8 ca nam.doc