I. Mục tiêu bài học: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
- Tạo niềm say mê học tập bộ môn kĩ thuật.
II. Chuẩn bị
- GV: Các tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK. Tranh vẽ một số mô hình một số sản phẩm cơ khí (búa, nêm, đinh ốc ).
- HS: Một số sản phẩm cơ khí ( đinh ốc, tua vít, bút, thước kẻ ).
80 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 8 Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, kim khâu bắt nguồn từ chuyển động nào?
- GV nhận xét, củng cố cho HS ghi chép tại sao cần biến đổi chuyển động.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trực quan H30.1
- HS: Nhờ các biến đổi chuyển động của thanh truyền, vô lăng dẫn, vô lăng bị dẫn.
- HS mô tả chuyển động bằng cách điền vào chỗ (…) trong SGK.
- HS : Bắt nguồn từ chuyển động bập bênh của bàn đạp.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động.
- Trong máy cần có biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
HĐ2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
GV cho HS trực quan H30.2 và tranh vẽ tương ứng.
? Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay - con trượt.
? Khi tay quay quay đều, con trượt sẽ chuyển động như thế nào?
? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?
- GV kết luận nguyên lí làm việc cho HS tiếp thu.
? Em hãy nêu một số ví dụ có sự biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
- GV cho HS trực quan H30.3 và trả lời câu hỏi trong SGK (GV nhận xét, bổ xung)
- HS trực quan hình và tranh vẽ.
- Gồm tay quay, thanh truyền, giá đỡ, con trượt.
- HS: Con trượt sẽ chuyển động tịnh tiến.
HS: khi con trượt đến điểm chết trên (C'') và điểm chết dưới (C').
HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS nêu một số ví dụ thực tế mà HS đã thấy.
- HS trực quan và trả lời câu hỏi.
I. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
a. Cấu tạo
Gồm: Tay quay, thanh trượt, giá đỡ, con trượt.
b.Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay quay quanh một trục một đầu của thanh truyền chuyển động tròn một đầu chuyển động tịnh tiến làm cho con trượt chuyển động qua lại trên giá đỡ.
c. ứng dụng
SGK/Tr.103
GV cho HS trực quan H30.4 SGK, và hình vẽ tương ứng đã chuẩn bị sẵn.
? Cấu tạo của cơ cấu gồm những chi tiết nào? Chúng được nối với nhau như thế nào?
GV cho HS dựa trên hình vẽ và trả lời câu hỏi. Khi tay quay quay một vòng thì thanh lắc 3 chuyển động như thế nào?
? Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển đồng quay được không?
? Em hãy nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc. (GV kết luận)
- GV nêu ứng dụng cho HS tiếp thu, ghi chép.
- HS trực quan hình vẽ.
- HS: Dựa vào SGK trả lời.
- HS trả lời:Thanh lắc chuyển động qua lại quanh một trục một góc D nào đó.
- HS : có.
- HS: Dựa vào hình vẽ trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
a. Cấu tạo
Gồm: Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng khớp quay.
b. Nguyên lí làm việc.
- Khi tay quay quay đều quanh một trục cố đinh thông qua thanh truyền làm thanh lắc chuyển động (lắc) qua lại quanh trục (D nào đó) một góc nào đó.
c. ứng dụng
(SGK/Tr.105)
IV. Củng cố - luyện tập.
? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - con trượt, tay quay - thanh lắc.
? Nêu điểm giống và khác nhau giữa cơ cấu tay quay - con trượt với cơ cấu bánh răng - thanh răng.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành /Tr.108 SGK
VI. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33
Thực hành
Truyền và biến đổi chuyển động
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
- Biết cách tháo - lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
- Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động thường dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- GV: 2-3 bộ mô hình động cơ 4 kỳ và bộ dụng cụ sửa chữa xe đạp và mô hình máy phát điện quay tay.
- HS: Xe đạp
III. Lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - con trượt ?
? Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc?
3. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu.
- GV gọi HS lên đọc nội dung và trình tự tiến hành bài thực hành.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Đo đường kính bánh đai, đếm số bánh răng của các bánh răng và đĩa xích.
2. Lắp ráp các bộ truyền chuyển động kiểm tra tỉ số truyền.
3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kỳ.
* Phân nhóm làm việc
- GV giới thiệu bộ truyền chuyển động (trong máy phát điện), sau đó hướng dẫn và tháo từng bộ phận chuyền động để HS quan sát, tiếp thu.
- GV hướng dẫn phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng thước lá và thước cặp, đếm số bánh răng của đĩa xích và bánh răng. (quay thử các bánh bán dẫn và nhắc nhở chú ý khi vận hành)
- GV hướng dẫn và thực hiện mẫu cách lắp giáp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền.
- GV chỉ rõ từng chi tiết trên 2 cơ cấu tay quay để HS quan sát nguyên lí hoạt động và hướng dẫn HS thực hiện các nội dung trong mục II - 3.
- GV phân chia HS theo nhóm và nêu nhiệm vụ của từng nhóm (đổi nhiệm vụ của nhóm cho nhau khi đã hoàn thành hết một nội dung).
- HS trực quan lắng nghe, tiếp thu.
- HS trực quan lắng nghe, tiếp thu.
- HS trực quan lắng nghe, tiếp thu.
- HS trực quan lắng nghe, tiếp thu.
- HS tập trung theo nhóm, chuẩn bị dụng cụ thực hành, phân công nhiệm vụ cho nhau để thực hành.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
Thực hành
- GV cho HS thực hành
* GV quan sát, ổn định nề nếp của lớp học.
- HS tập chung từng nhóm thực hiện theo nhiệm vụ của mình.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc.
- GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, nộp mô hình, nộp bản báo cáo, vệ sinh lớp học.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình theo mục tiêu bài học sau đó nhận xét giờ thực hành (sự chuẩn bị của HS, thao tác thực hành, ý thức học tập…).
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập trước ở nhà toàn bộ nội dung đã học của "Phần II - Cơ khí"
VI. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34
Ôn tập.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hệ thống hoá được kiến thức đã học của phần cơ khí.
- Biết tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối.
- Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho thi hết kì I.
II. Chuẩn bị
- GV: Một số sơ đồ khối tổng hợp kiến thức của phần II - Cơ khí.
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
HĐ1: GV tổng kết.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
I. Lý thuyết
1. Gia công vật liệu.
2. Chi tiết máy và lắp ghép.
3. Truyền và biến đổi chuyển động.
II. Bài tập.
- Tính tỉ số truyền của một số chuyền động và nhận xét tốc độ quay của chi tiết.
- GV trình bày sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí lên bảng (như Tr.109 SGK).
- GV nêu những nội dung chính của từng chương.
+ Gia công cơ khí: (vật liệu cơ khí, phương pháp gia công vật liệu).
+ Chi tiết máy và lắp ghép: Các phương pháp ghép nối chi tiết, ghép cố định và ghép động.
+ Truyền và biến đổi chuyển động: biến đổi chuyển động giữa hai trục song song (ma sát, ăn khớp), biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, lắc…
- GV nhắc lại phần lí thuyết tính tỉ số truyền đã học.
- HS trực quan sơ đồ tóm tắt theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV giao câu hỏi cho các nhóm thảo luận và trả lời.
* GV tập chung toàn lớp, đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời. GV nhận xét, uấn nắn, bổ xung.
- HS tập chung theo nhóm trả lời các câu hỏi đã được phân công.
- Từng nhóm trình bày đáp án của mình, các nhóm khác nhận xét.
* Sau khi GV nhận xét, bổ xung thì HS lắng nghe, ghi chép.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại kiến thức đã học theo sơ đồ ban đầu cho HS tiếp thu.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy vẽ A4 để kiểm tra thực hành vào giờ tới.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 35
Kiểm tra thực hành.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hệ thống hoá và rèn luyện được kiến thức lí thuyết thông qua thực hành.
- Biết sử dụng các dụng cụ và vật liệu thực hành một cách an toàn.
- Có ý thức tự giác trong lao động, rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp áp + biểu điểm.
- HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy vẽ A4, ôn tập kiến thức đã học về thực hành.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra.
* GV phát đề kiểm tra và hướng dẫn cách làm bài cho HS.
Đề bài ( Đề kiểm tra (nội dung) thực hành lấy trong hệ thống câu hỏi kiểm tra CN 8_P2/HKI_TH
).
3. Đáp án + biểu điểm.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài kiểm tra sau đó hướng dẫn cách trả lời bài làm theo hệ thống câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức đã học của HKI.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 36
Kiểm tra hết HKI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hệ thống hoá được kiến thức chính đã học trong HKI.
- Rèn luyện tốt tư duy học bài theo mục tiêu của từng chương, từng bài học.
- Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp án + biểu điểm.
- HS: Ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra.
* GV phát đề kiểm tra và hướng dẫn cách làm bài cho HS.
Đề bài ( Đề kiểm tra lấy trong hệ thống câu hỏi kiểm tra CN 8/HKI
).
3. Đáp án + biểu điểm.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài kiểm tra sau đó hướng dẫn cách trả lời bài làm theo hệ thống câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc trước bài "Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống"
VI. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- CN8HKI.doc