I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Sau khi học song học sinh nắm được khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.
2) Thái độ: Học sinh hứng thú học tập môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu SGK sưu tầm tài liệu về kinh tế gia đình và kiên sthức gia đình.
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. 2’
* Giới thiệu bài học
- Gia đình là nền tảng của xã hội mỗi người được sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng và giáo dục
94 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Ánh Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
HS: Thực hiện dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
GV: Nhận xét bài thực hành
II. Xác định chi tiêu của gia đình.
- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.
- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí. . .
- Chi cho việc đi lại: Tau xe, xăng. .
- Chi cho vui chơi. . .
- Chi cho đám hiếu hỉ. . .
III. Cân đối thu – chi.
Bài tập.
a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 2000000 đồng (ở thành phố) và 800000 đồng (ở nông thôn) Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100000đồng.
4. Củng cố.
GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và tính toán lại các khoản thu nhập của gia đình.
- Đọc và xem trước phần ôn tập để giờ sau thực hành.
Soạn ngày: 3/5/2011
Giảng ngày: 5/5/2011
Tuần 35 - Tiết 68:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thông qua phần ôn tập, học sinh nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.
- Nắm vững kiến thức thu, chi và nấu ăn trong gia đình
2. Kĩ năng: Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Nghiên cứu lại toàn bộ chương III+IV
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV: Phân công học sinh ôn tập.
Mỗi tổ 4 học sinh được phân 2 câu tương ứng với số thứ tự ở chương III và chương IV.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
? Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK
HS: Trình bày khái niệm.
GV: Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ phải biết cân đối thu chi.
GV: Nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm.
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất khoáng
- Chất xơ
+ Thực phẩm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
II. Thu nhập của gia đình
1. Thu nhập của gia đình.
2. Các hình thức thu nhập
3. Chi tiêu trong gia đình
4. Các khoản chi tiêu trong gia đình
5. Cân đối thu, chi trong gia đình
4. Củng cố.
- Nhận xét đánh giá giờ ôn tập
GV: gợi ý HS trả lời một số câu hỏi
? Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
? Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và ôn tập toàn bộ câu hỏi câu hỏi chương III và IV chuẩn bị thi học kỳ II.
Soạn ngày: 3/5/2011
Giảng ngày: 5/5/2011
Tuần 36 - Tiết 70:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương III, IV.
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
- Làm cho học sinh chú ý nhiều hơn đến việc học của mình
- Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của học sinh (cách học).
- Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của giáo viên (cách dạy).
II. Chuẩn bị: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Kiểm tra:
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta chia thức ăn làm:
A. 4 nhóm. B. 2 nhóm. C. 3 nhóm. D. 5 nhóm.
Câu 2: Chế biến món ăn bao gồm các giai đoạn:
A. Sơ chế thực phẩm, chế biến, trình bày các món ăn.
B. Bày các món ăn.
C. Sơ chế thực phẩm và trình bày các món ăn.
D. Làm chín thực phẩm và bày món ăn ra dĩa.
Câu 3: Người phục vụ bàn ăn cần phải:
A. Ân cần, lịch sự, chu đáo, niềm nở với khách.
B. Lên giọng, cao quát khách.
C. Ra lệnh cho khách thực hiện.
D. Bất cần khách, khách tự phục vụ cho mình.
Câu 4: Phương pháp chế biến nào sau đây là phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?
A. Trộn dầu giấm. B. Nướng. C. Hấp. D. Rang.
Câu 5: Em hãy chọn và nối các cụm từ ở cột B với các cụm từ ở cột A để thành một câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
1. Rán là phương pháp làm chín thực phẩm bằng
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là
3. Ăn nhiều chất đường bột và chất béo có thể mắc bệnh
4. Khi mua thực phẩm đóng hộp cần chú ý
a. béo phì.
b. làm thêm giờ, tăng năng suất lao động.
c. lương hưu.
d. hạn sử dụng.
e. chất béo.
Trả lời: 1................; 2...................; 3....................; 4.....................
II/ Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết quy trình tổ bữa ăn. Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Câu 2: (3 điểm) Gia đình có 6 người, thu nhập chủ yếu là trồng cây công nghiệp.
Mỗi năm thu nhập:
+ Tiền bán Điều: 10.000.000 đồng; Tiền bán Tiêu: 1. 000.000 đồng
+ Tiền bán các sản phẩm khác 1.900.000 đồng
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình đó trong 1 năm? Bình quân thu nhập của mỗi người trong gia đình trong 1 năm là bao nhiêu? Bình quân mỗi tháng, gia đình thu nhập bằng tiền là bao nhiêu?
IV/ ĐÁP ÁN:
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Ý
A
A
A
A
1-e, 2-c, 3a, 4-d
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
2
II/ Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
* Quy trình tổ chức bữa ăn: (2 điểm)
- Xây dựng thực đơn.
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
- Chế biến món ăn.
- Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
* Nguyên tắc xây dựng thực đơn: (2 điểm)
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hệu quả kinh tế.
Câu 2: (3 điểm)
- Tổng thu nhập:
10.000 000 + 1.000 000 + 1.900 000 = 12.900 000 đồng (1 điểm )
- Bình quân mỗi người thu nhập :
12.900.000 /6 = 2.150.000 đồng (1 điểm )
- Bình quân mỗi tháng thu nhập:
12.900.000 /12 = 1.075.000 đồng (1 điểm )
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét đánh giá giờ kiểm tra. Thu bài về nhà chấm
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1: Gia đình có 6 người, thu nhập chủ yếu là trồng cây công nghiệp.
Mỗi năm thu nhập:
+ Tiền bán Điều: 10. 000 000 đồng; Tiền bán Tiêu : 1. 000 000 đồng
+ Tiền bán các sản phẩm khác 1. 900 000 đồng
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình đó trong 1 năm? Bình quân thu nhập của mỗi người trong gia đình trong 1 năm là bao nhiêu?
Câu 2: Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 8 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 2 tấn, số còn lại đem bán với giá 6000 đ/Kg. Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 6 triệu đồng .
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm. Bình quân mỗi tháng, gia đình thu nhập bằng tiền là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Tổng thu nhập:
10.000 000+1.000 000+1.900 000=12.900 000đồng
Bình quân mỗi người thu nhập :
12.900.000 /6 = 2.150.000đồng
Câu 2:
- Số thóc bán:
8 tấn – 2 tấn = 6 tấn = 6000
- Số tiền bán thóc:
6000 đ x 6000 = 36 000 000 đồng
- Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình trong 1 năm là:
36.000 000+ 6.000 000 = 42.000 000 đồng
- Bình quân mỗi tháng thu nhập:
42 000 000 đ/12 = 3.500 000 đồng
Phần I: Thiết lập ma trận hai chiều:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Hoàn thành các câu về sử dụng TP, chất dinh dưỡng
1
3
1
3
Biện pháp vệ sinh an toàn TP
1
3
1
3
Các phương pháp làm chín thực phẩm
1
4
1
4
Tổng
1
3
2
7
3
10
Phần II: Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1: Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây:
Chất đạm
Vitamin
Chất xơ
Tinh bột
Thực vật
Đun sôi
Phát triển
ấm áp
Củ
Tim mạch
Béo phì
C
Năng lượng
động vật
Mỡ
a) Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể
b) Một số nguồn chất đạm từ. . là thịt, cá, trứng, gia cầm.
c). được cơ thể hấp thụ và cơ thể dưới dạng axít amin.
d) Chất đạm dư thừa được tích trữ dưới dạng. trong cơ thể.
e) Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và . .
f) Đường và là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột.
g) ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta
h) Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và
i) Mỡ được tích dưới da sẽ giúp cho cơ thể
j) Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh. .
k) Đa số rau sống đều có chứa, nước, . và muối khoáng.
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Em hãy cho biết biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Câu 2: Em hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày? so sánh sự khác nhau giữa xào và rán, luộc và nấu?
Phần III. Đáp án và thang điểm:
I. Trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1 (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0, 25 điểm.
Phát triển, Động vật, Năng lượng, Mỡ, Đun sôi, Tinh bột, Béo phì, Thực vật, âm áp, Thu hoạch, Chất xơ, Vitamin, C.
II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1 (3điểm)
- An toàn thực phẩm khi mua sắm, thực phẩm đảm bảo tươi, không ôi, úa, ươn để hộp phải chú ý hạn sử dụng.
- An toàn thực phẩm khi chế biến: Chú ý vệ sinh thực phẩm rửa sạch đậy kín, nấu chín. . Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo vi trùng sẽ phát triển mạnh, gây ngộ độc.
Câu 2(4 điểm).
- Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước (Luộc, nấu, kho).
- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước (Hấp).
- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (Nướng).
- Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo (Rang, xào, rán).
* Sự khác nhau giữa xào và rán.
- Xào: Là đảo đi đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ chín TP, vứa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.
* Sự khác nhau giữa luộc và nấu.
- Luộc: TP chín trong môi trường nhiều nước với thời giam vừa đủ để thực phẩm chín.
- Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ kiểm tra
Thu bài về nhà chấm
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài Quy trình tổ chức bữa ăn.
File đính kèm:
- cn 6.doc