I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà .
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
- Một số thiết bị : Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo lắp được.
2. Học sinh: Xem trước bài 51
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm và yêu cầu mạng điện trong nhà
- Trình bày cấu tạo mạng điện torng nhà
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3996 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 45, Bài 51: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/03/2014
Tuần 29 – Tiết 45:
Bài 51: THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT VÀ LẤY ĐIỆN
CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà .
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
- Một số thiết bị : Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo lắp được.
2. Học sinh: Xem trước bài 51
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm và yêu cầu mạng điện trong nhà
- Trình bày cấu tạo mạng điện torng nhà
3. Bài mới: Tại sao lại phải dùng các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện ở mạng điện trong nhà? Các em hãy tưởng tượng xem điều gì xảy ra nếu như trong mạng điện không có các công tắc điện ? Không có các ổ cắm và phích điện?
Thiết bị đóng – cắt giúp chúng ta điều khiển (tắt, bật) các đồ dùng điện theo yêu cầu sử dụng.
Thiết bị lấy điện (ổ điện và phích cắm) dùng để cung cấp điện cho các đồ dùng điện ở các vị trí khác nhau. Và để bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải người ta dùng cầu chì, aptomat. Đó là những thiết bị điện của mạng điện trong nhà và là nội dung của bài học hôm nay
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết bị đóng - cắt mạch điện
- GV cho HS quan sát h51.1SGK
- Trong trường hợp nào thì bóng đèn tắt hoặc sáng? Vì sao?
- Em hãy cho biết công dụng của công tắc điện?
- Quan sát h51.2SGK, kết hợp với quan sát công tắc thật, GV yêu cầu các nhóm mô tả cấu tạo của công tắc.
- Vỏ công tắc được làm bằng vật liệu gì? Nhằm mục đích gì?
- Có nên sử dụng 1 công tắc bị vỡ vỏ không? Tại sao?
- Y/c HS làm việc theo nhóm phân loại công tắc dựa theo h51.3 SGK điền vào cột B.
- Y/c HS điền từ vào (...) để tìm hiểu nguyên lí làm việc.
- Y/c HS quan sát hình vẽ SGK kết hợp với quan sát cầu dao thật để mô tả cấu tạo cầu dao.
- GV y/c HS liên hệ với thực tế mạng điện trong gia đình xem có cầu dao không? Nếu có thì lắp đặt ở vị trí nào?
- Để phân loại cầu dao người ta dựa vào gì?
- Tại sao tay nắm cầu dao lại được bọc nhựa hoặc sứ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện
- Quan sát h51.6, em hãy mô tả cấu tạo của ổ điện đó?
- Các bộ phận đó được làm bằng vật liệu gì?
- Nêu cấu tạo của phích cắm điện. Phích cắm điện gồm những loại nào?
- Để an toàn khi sử dụng, ta cần chú ý gì khi chọn ổ điện, phích điện, cầu dao?
Hoạt động 3: Thực hành: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện. (nếu còn thời gian)
- GV chia các thiết bị điện cho các nhóm TH.
- GVHDHS quan sát và đọc các số liệu KT ghi trên các thiết bị điện.
- GVHDHS quan sát, mô tả cấu tạo bên ngoài của các thiết bị đó và ghi vào báo cáo TH.
- GVHDHS tháo rời một vài thiết bị như công tắc, ổ điện, phích điện...
- HS quan sát hình vẽ.
- H51.1a- bóng đèn sáng vì công tắc đóng.
H51.1b- bóng đèn tắt vì công tắc ngắt.
- Công tắc thường lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì.
- Các nhóm HS quan sát h51.2 SGK và công tắc thật mô tả cấu tạo của nó.
- Làm bằng nhựa để cách điện.
- Không nên, vì nó có thể làm cho ta bị điện giật.
- Công tắc bật: b, c, g
- Công tắc bấm: d
- Công tắc xoay: e, h
- Công tắc giật: a
- Tiếp xúc - hở - nối tiếp – sau.
- Cấu tạo gồm vỏ, các cực động, cực tĩnh.
- HS trả lời theo thực tế.
- Dựa vào số cực và dựa vào sử dụng.
- Để cách điện.
- Gồm vỏ và cực tiếp điện.
- Vỏ làm bằng nhựa, cực tiếp điện làm bằng kim loại.
- Có loại tháo được, không tháo được; chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt.
- HS trả lời theo SGK.
- Các nhóm nhận thiết bị để TH
- HS quan sát và đọc các số liệu KT ghi trên các thiết bị điện, ghi vào báo cáo TH.
- HS quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của ổ điện, phích cắm điện.
- HS tháo rời các thiết bị, mô tả cấu tạo bên trong tìm hiểu nguyên lí làm việc.
I. Thiết bị đóng-cắt mạch điện:
1. Công tắc điện:
a. Khái niệm:
Công tắc điện là dụng cụ đống - cắt mạch điện.
b. Cấu tạo: gồm:
- Vỏ
- Cực động
- Cực tĩnh
c. Phân loại:
- Dựa vào số cực có công tắc điện 2 cực, công tắc điện 3 cực.
- Dựa vào thao tác đóng-cắt có công tắc bật, bấm, xoay, giật...
d. Nguyên lí làm việc:
SGK
2. Cầu dao:
a. Khái niệm: SGK
b. Cấu tạo: gồm:
- Vỏ
- Các cực động
- Các cực tĩnh
c. Phân loại:
- Căn cứ vào số cực của cầu dao có cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực
- Căn cứ vào sử dụng có cầu dao 1 pha, 3 pha.
II. Thiết bị lấy điện:
1. Ổ điện: Là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện.
2. Phích cắm điện: Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
III. Thực hành:
1. Chuẩn bị:
2. Nội dung và trình tự thực hành:
- Tìm hiểu số liệu KT
- Tìm hiểu cấu tạo:
+ Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị lấy điện.
+ Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị đóng - cắt.
3. Báo cáo thực hành:
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lập lại nội dung bài học.
- Khi sử dụng thiết bị đóng-cắt và thiết bị lấy điện của mạng điện, chúng ta cần chú ý gì?
- GVHDHS tự đánh giá kết quả TH của nhóm mình dựa theo mục tiêu bài học.
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn: Về nhà chuẩn bị bài 53
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………
………………………………………….
Duyệt tuần 29, tiết 45
Ngày tháng năm 2014
File đính kèm:
- cn 8 Tuần 29.doc