Tiết 30 Bài 29: Truyền chuyển động

I/ MỤC TIÊU:

- HS hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động .

- HS biết được cấu tạo , nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế .

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ các bộ truyền động : truyền động đai , truyền động bánh răng , truyền động xích

- Mô hình truyền động đai , truyền động bánh răng , truyền động xích .

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 30 Bài 29: Truyền chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 17/12/2005 -Tiết 30 CHƯƠNG V Bài 29: Truyền chuyển động I/ MỤC TIÊU: HS hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động . HS biết được cấu tạo , nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế . II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ các bộ truyền động : truyền động đai , truyền động bánh răng , truyền động xích Mô hình truyền động đai , truyền động bánh răng , truyền động xích . III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Hoạt động GV – HS Nội dung Hoạt động 1: giới thiệu bài Máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu , chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật được nối với nhau bằng khớp động , vật truyền chuyển động được gọi là vật dẫn, vật nhận chuyển động được gọi là vật bị dẫn.Nếu chuyển động của chúng cùng thuộc một loại ta gọi đó là cơ cấu truyền chuyển động . Vì sao cần truyền chuyển động ? Hoạt động 2: tìm hiểu vì sao cần phải truyền chuyển động GV dùng hình vẽ 29.1 và mô hình . HS quan sát h.29 và trả lời câu hỏi -Vì sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau xe đạp ? - Vì sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng ở líp ? GV kết luận : cần phải truyền chuyển động vì các bộ phận của máy đặt cách xa nhau , khi làm việc chúng cần có tốc độ quay khác nhau . GV giải thích thêm vì sao cần có tốc độ quay khác nhau trong thực tế . Hoạt động 3 : tìm hiểu bộ truyền chuyển động HS quan sát h29.2, bộ mô hình bánh ma sát và mô hình truyền động đai . GV quay mô hình , HS quan sát chuyển động và trả lời : + Bộ truyền động đai gồm bao nhiêu chi tiết ? + Vì sao khi quay bánh dẫn thì bánh bị dẫn quay theo? + Bánh nào có tốc độ lớn hơn? Chiều quay của chúng ra sao? GV nêu cấu tạo bộ truyền động đai . + Em hãy cho biết bánh đai thường được làm bằng vật liệu gì? Dây đai làm bằng vật liệu gì? GV giới thiệu nguyên lý làm việc của bộ truyền động đai, tỉ số truyền động i, các đại lượng có trong công thức . +Từ hệ thức trên em có nhận xét gì về đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng? +Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta phải mắc dây đai như thế nào? Bộ truyền động đai được sử dụng ở đâu trong thực tế ? Khi lực ma sát giữa bánh và dây đai không đủ thì hiện tượng gì xảy ra? +Để khắc phục sự trượt của bộ truyền động đai , người ta dùng cách truyền động nào khác? HS quan sát h29.3 và mô hình truyền động ăn khớp . GV quay chậm cho HS quan sát và đặt câu hỏi : Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo yếu tố gì ?(khoảng cách hai rãnh kề nhau trên bánh răng này bằng khoảng cách hai răng kề nhau trên bánh răng kia.) Bộ truyền động ăn khớp có tính chất gì? Từ công thức n2 = n1. em có nhận xét gì về số vòng quay của bánh răng và số răng của bánh răng đó? Bộ truyền động bánh răng được ứng dụng ở đâu trong thực tế ? I/Vì sao cần truyền chuyển động :(sgk) II/Bộ truyền chuyển động : 1) Truyền động ma sát-truyền động đai : Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc giữa vật dẫn và vật bị dẫn. a. Cơ cấu bộ truyền động đai : Gồm : Bánh dẫn , bánh bị dẫn và dây đai. b.Nguyên lý làm việc : Tỉ số truyền i được xác định bỡi công thức : hay c. Ứng dụng:(sgk) 2/ Truyền động ăn khớp: a. Một cặp bánh răng hoặc đĩa-xích truyền chuyển động cho nhau được gọi là truyền động ăn khớp. b. Tính chất hay n2 = n1. c.Ứng dụng: (sgk) Ghi nhớ:(sgk) Hoạt động 4 : Tổng kết +HS đọc phần Ghi nhớ SGK +HS trả lời các câu hỏi SGK, giải BT 4: Vậy trục của líp quay nhanh hơn trục đĩa 2,5 lần.

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (5).doc