Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 42, Bài 48+49: Sử dụng hợp lí điện năng - Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết sử dụng điện năng một cách hợp lý.

- HS có ý thức tiết kiệm điện năng.

2. Kỹ năng:

- Tính toán được lượng điện tiêu thụ trong gia đình.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hứng thú học tập.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Biểu mẫu cụ thể tính toán điện năng ở mục III.

- Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc atomat ở phía trước ổ điện.

- Dụng cụ, thiết bị:

+ Kìm, tua vít, một số cờ lê.

+ 1 quạt bàn 220V.

+ 1 quạt bàn đã tháo rời vỏ cách quạt, stato, rôto.

+ 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng.

2. Học sinh: Xem trước bài 48, 49.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 4074 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 42, Bài 48+49: Sử dụng hợp lí điện năng - Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Học sinh: Xem trước bài 48, 49. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và sử dụng máy biến áp một pha. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng - Trong gia đình và sản xuất, điện năng được sử dụng làm gì? - Trong gia đình em có sử sụng các loại đồ dùng điện gì? - Để tính tiêu thụ điện năng trong ngày cần biết các đại lượng nào? Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng: - Thời điểm nào trong ngày dùng nhiều điện nhất? - Thời điểm dùng ít điện nhất? - Thời điểm dùng nhiều điện người ta gọi là giờ “cao điểm”. - Vì sao gọi là giờ cao điểm - Các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì? - Giờ cao điểm có các đặc điểm gì? - Điều này có ảnh hưởng không? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng: - Nguyên nhân gây ra giờ cao điểm xuất phát từ đâu? - Để giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm, ta phải có các biện pháp như thế nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện - Điện năng là công của dòng điện . Vậy điện năng được tính là: A=P.t. - Y/c HS nêu đơn vị của các đại lượng Đơn vị của điện năng là Wh, kWh. Hoạt động 4: Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình - Hướng dẫn các em thống kê đồ dùng điện của gia đình mình và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - GV yêu cầu HS tính tiêu thụ điện năng của mỗi đồ dùng điện trong 1 ngày và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - Tính điện năng tiêu thụ theo công thức nào? Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành: - Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 169 /SGK - Điện năng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. - Bóng đèn, quạt điện, nồi cơm điện, máy bơm nước, ti vi... - Công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng thiết bị. - Từ 18h đến 22h. - Từ 22h đến 6h - Vì thời gian đó sử dụng nhiều đồ dùng điện như: đèn, tivi, quạt, radio, nồi cơm điện, tủ lạnh... - Điện áp giảm xuống, đèn điện sáng yếu, quạt điện quay chậm, thời gian đun sôi nước lâu. - Do sử dụng và tiêu thụ điện quá nhiều và tập trung trong cùng một khoảng thời gian gây ra hiện tượng quá tải trên mạng điện. - Giải thích các đại lượng có trong công thức. - P (W); t (h) A(Wh, kWh) - HS thống kê và tính điện năng tiêu thụ (A) điền vào mục 1 báo cáo TH. - HS sau khi tính điện năng A cho mỗi đồ dùng điện thì tính tổng tiêu thụ điện năng trong 1 tháng. - Công thức: A = P.t - Báo cáo theo mẫu I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng: 1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng: Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18h đến 22h. 2. Những đặc điểm của giờ cao điểm: - Điện năng tiêu thụ rất lớn - Điện áp của mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. II. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng: 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm: Cắt điện một số đồ dùng điện không cần thiết. 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng: 3. Không sử dụng lãng phí điện năng: - Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu. III. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: A = P.t P: công suất (W, kW) t: thời gian (h) A: điện năng tiêu thụ (Wh, kWh) Các bội số: 1 KWh = 1000 Wh 1 MWh = 1000 KWh IV. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: V. Báo cáo thực hành: 4. Củng cố: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK /166 - Trả lời câu hỏi trong SGK /167 - Y/C học sinh đọc SLKT : Công suất định mức của tất cả đồ dùng điện trong gia đình ghi lại theo mẫu bảng SGK trang 169, số lượng mỗi loại? thời gian tiêu thụ TB trong một ngày? - Vận dụng công thức tính công của dòng điện từ công thức tính công suất P = A = P. t Với :( t- thời gian làm việc của đồ dựng điện; P – cụng suất của đồ dựng điện ; A- ĐN tiờu thụ của đồ dựng điện trong thời gian t.) - Áp dụng cỏch quy đổi đơn vị: 1kwh = 1000Wh để đưa về số điện(KWh) TT (1) Tên đồ dùng điện (2) Công suất điện P (W) (3) Số lượng (4) Thời gian sử dụng trong ngày(giờ:h) (5) Tiêu thụ điện năng trong ngày A (Wh) (6) 1 Đèn ống huỳnh quang và chấn lưu 45 4 8 45 x 4 x 8 = 1440 (wh) 2 đèn sợi đốt 60 3 2 3 Quạt bàn 60 4 2 4 Quạt trần 80 2 1 5 Tủ lạnh 120 1 24 6 Tivi 80 2 5 7 Nồi cơm điện 650 1 1 8 Bếp điện 1000 1 1 9 ấp đun nước dựng điện 800 1 0,5 10 Bơm nước 240 1 0,5 11 Đầu radi ô catxet 60 1bộ 1 12 Máy tính 450 1bộ 4 13 Bình nóng lạnh 1500 1 1 .. …… … … … S = ……… ……… (wh) * Tiêu nthụ ĐN của gia đình trong ngày bằng : Tổng ĐN của các đồ dùng điện dùng trong ngày đó – chính là tổng của cột (6) bảng trên S. ( đổi Wh thành KW h). * Tiêu thụ ĐN trong tháng của gia đình bằng :ĐN tiêu thụ trong ngày ( coi trung bình các ngày trong tháng tiêu thị ĐN tương đương nhau) nhân TB với tháng 30 ngày. A = S x 30 = …….(kwh) 5. Hướng dẫn: - Học thuộc bài. - Tìm hiểu công suất tiêu thụ điện của các đồ dùng điện trong gia đình em và điện năng gia đình em tiêu thụ trong 1 tháng. - Tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 05/03/2014 Tuần 27 - Tiết 43 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đánh giá được một số kĩ năng, thao tác thực hành ứng dụng của HS - Kiểm tra các kiến thức đã học tring chương VII, qua đó có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém và khá, giỏi nâng cao chất lượng. 2. Kỹ năng: - Rèn tính cận thận kiên trì, chính xác, biết cách phân tích và đánh giá khi làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: - Rèn tích nghiêm túc khi làm bài kiểm tra có ý thức say mê và ham thích môn học. - Có ý thức giữ vệ sinh phòng học, không vứt rác bừa bãi ra phòng học. - Học sinh có thái độ nghiêm túc làm bài đạt kết quả cao nhất không được nhìn bài các bạn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lập ma trận - Ra đề kiểm tra, đáp án 2. Học sinh: Ôn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên các bài đã học III. Đề kiểm tra: 1. Ma trận: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Vật liệu kĩ thuật điện 1(0,5đ) 1(0,5đ) Đèn sợi đốt – đèn huỳnh quang 1(0,5đ) 1(2đ) 2(3,5đ) Bàn là điện 1(0,5đ) 1(0,5đ) Quạt điện 1(0,5đ) 1(0,5đ) Máy biến áp một pha 1(0,5đ) 1(2,5đ) 2(3đ) Sử dụng hợp lý điện năng 1(0,5đ) 2(1đ) 1(1,5đ) 4(3đ) Tổng 4(2đ) 3(1,5đ) 1(2đ) 1(0,5đ) 2(4đ) 11(10đ) 2. Đề: Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm): Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất? Câu 1: Vật liệu cách điện có điện trở suất càng lớn thì: A. Dẫn điện càng tốt. C. Dẫn điện càng kém. B. Cách điện càng tốt. D. Cách điện càng kém Câu 2: Nhãn một đồ dùng điện có ghi là 220V - 40W, các kí hiệu V và W chỉ đại lượng điện nào? A. Điện áp định mức – công suất định mức. C. Dòng điện định mức – công suất định mức. B. Dòng điện định mức – điện năng tiêu thụ. D. Điện áp định mức – dòng điện định mức. Câu 3: Nhà em sử dụng nguồn điện có điện áp 220V, em cần mua 1 bóng đèn cho đèn bàn học. Em sẽ chọn bóng nào trong các bóng đèn dưới đây: A. Bóng đèn loại 220V – 100W C. Bóng đèn loại 220V – 20W B. Bóng đèn loại 110V – 40W D. Bóng đèn loại 220V – 75W Câu 4: Trong động cơ điện Stato còn gọi là: A. Phần quay C. Bộ phận điều khiển B. Bộ phận bị điều khiển D. Phần đứng yên Câu 5: Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là: A. Từ 6 giờ đến 10 giờ C. Từ 1 giờ đến 6 giờ B. Từ 18 giờ đến 22 giờ D. Từ 13 giờ đến 18 giờ Câu 6: Đặc điểm của đèn sợi đốt là: A. Cần chấn lưu B. Tiết kiệm điện năng C. Tuổi thọ thấp D. Tuổi thọ cao Câu 7: Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng là: A. Sử dụng bàn là điện, ấm đun nước trong giờ cao điểm. B. Tan học về, vẫn để nguyên điện điện trong phòng học. C. Bật đèn học tập khi không học bài. D. Ra khỏi nhà, tắt điện tất cả các phòng. Câu 8: Chọn từ và cum từ thích hợp (nhiệt năng; điện) để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện- nhiệt dựa vào tác dụng........................... của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành................................... Phần II. Tự luận (6 điểm): Câu 1: (2 điểm): So sánh ưu , nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang Câu 2 (1,5 điểm): Gia đình em đã có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng? Cho ví dụ mỗi biện pháp? Câu 3:(2,5đ): Một máy biến áp 1 pha có N1 = 660 vòng, U1 = 220V. a. Muốn U2 = 110V thì số vòng dây cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu? b. Nếu điện áp cuộn sơ cấp giảm, U1 = 180V, muốn U2 và N2 không đổi thì phải điều chỉnh để N1 bằng bao nhiêu vòng? 3. Hướng dẫn chấm - đáp án – thang điểm: Phần I: Trắc nghiệm (4điểm): Chọn câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A C D B C D Câu 8: Mỗi chỗ trống đúng 0,25điểm nhiệt; nhiệt năng. Phần II. Tự luận (6 điểm): Câu 1: (2 điểm): Ưu , nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm Đèn sợi đốt 1. Ánh sáng liên tục. 2. Không cần chấn lưu 1. Không tiết kiệm điện năng. 2. Tuổi thọ thấp. Đèn huỳnh quang 1. Tiết kiệm điện năng. 2. Tuổi thọ cao 1. Ánh sáng không liên tục. 2. Cần chấn lưu. Câu 2 (1,5đ): Có những biện pháp sau: - Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm. (0,25đ) VD: Cắt điện bình nước nóng, 1 số đèn không cần thiết, không là quần áo ... (0,25đ) - Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. (0,25đ) VD: Để chiếu sáng, đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn 4 đến 5 lần đèn sợi đốt... (0,25đ) - Không sử dụng lãng phí điện năng. (0,25đ) VD: Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu; khi ta khỏi nhà, tắt điện các phòng... (0,25đ) Câu 3: (2,5đ): a/ (vòng) (1đ). Vậy số vòng dây cuộn thứ cấp phải là 330 vòng. (0,25đ). b/ Ta có U1=180V, U2=110 V, N2=330 vòng(vòng)(1đ). Vậy số vòng dây cuộn sơ cấp phải là 540 vòng. (0,25đ). IV. Tổng kết: 1. Ghi nhận sai sót của học sinh: 2. Phân loại: Xếp loại Lớp sĩ số Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 8A 8B 3. Nguyên nhân tăng giảm: 4. Hướng phấn đấu sắp tới: a. Thầy: b. Trò: V. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 27, tiết 42,43 Ngày tháng 03 năm 2014

File đính kèm:

  • doccn 8 Tuần 27.doc
Giáo án liên quan