1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, chức năng của một số phần tử của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng và bảo vệ mạng điện trong nhà an toàn, bền và đẹp.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6546 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Lớp :
SV : Nguyễn Thị Thanh Ngày soạn:..../...../2014
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
28/3/2014
8C
BÀI 50: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN
TRONG NHÀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, chức năng của một số phần tử của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng và bảo vệ mạng điện trong nhà an toàn, bền và đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ, sơ đồ mạch điện, bảng phụ
HS: Nghiên cứu trước bài
III. Tiến trình trên lớp
1. Ổn định lớp ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Hệ thống truyền tải điện năng cấu tạo cơ bản gồm các phần tử :
A: Dây dẫn điện, sứ đỡ dây.
B: Dây dẫn điện, cột điện, sứ đỡ dây.
C: Dây dẫn điện, thiết bị dẫn điện.
D: Trụ điện, thiết bị cách điện.
3. Bài mới:
Giáo viên vào bài: Cho HS quan sát hệ thống điện quốc gia và H.50.1. Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha. Điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị, đồ dùng điện. Vậy mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì và cấu tạo ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu:
Bài 50:
ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIÊN
TRONG NHÀ
Nội dung bài giảng
Hoạt động thầy và trò
I. Đặc điểm, yêu cầu của mạng điện trong nhà.
1. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
a, Điện áp của mạng điện trong nhà.
- Có điện áp định mức là 220V
b, Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
- Đồ dùng điện rất đa dạng.
+ Điện quang
+ Điện nhiệt
+ Điện cơ
- Công suất của các đồ dùng điện rất khác nhau.
c, Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện.
- Các thiết bị điện, đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp điện áp mạng điện.
- VD: Bàn là điện: 220V – 1000W, công tắc điện: 500V – 10A, phích điện: 250V – 5A.
2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Thiết kế, lắp đặt đảm bảo đủ cung cấp điện và dự phòng cần thiết.
- Đảm bảo an toàn.
- Dễ kiểm tra, sửa chữa.
- Thuận tiện, bền chắc.
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà.
Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Gồm các phần tử :+ Công tơ điện (đồng hồ đo điện).+ Đường dây dẫn điện năng: đường dây chính (mạch chính) và đường dây nhánh (mạch nhánh).+ Các thiết bị điện: thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và lấy điện.+ Đồ dùng điện .
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà (25’).
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm của mạng điện trong nhà.
? Điện áp sử dụng ở mạng điện trong nhà em là bao nhiêu vôn?.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV:+ Yêu cầu HS kể một số đồ dùng điện trong nhà.
? Những đồ dùng điện đó sử dụng nguồn điện có điện áp là bao nhiêu vôn?
- HS: Trả lời.
? Tại sao tất cả đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?
- HS: Trả lời.
- GV: Tất cả đồ dùng điện đều có điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện.
? Có những đồ dùng điện nào có điện áp thấp hơn không, cách sử dụng các đồ dùng điện đó cần qua một thiết bị hạ áp nào không?
- HS: Trả lời.
- GV: Lấy ví dụ về giá trị định mức của mạng điện trong nhà của một số nước:
Nhật Bản: 110V
Mỹ: 127V và 220V
? Đồ dùng điện trong mỗi gia đình có giống nhau về số lượng không?
- HS: Trả lời.
- GV: Yêu cầu HS phân loại đồ dùng điện thành các nhóm: điện cơ, điên nhiệt và điện quang.
- HS: Trả lời.
- GV: Yêu cầu HS quan sát công suất của một số đồ dùng điện
? Nhận xét công suất của các đồ dùng điện ?.
- HS: Quan sát và trả lời.
? Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn đúng không?
- HS: Trả lời.
- GV:+ Yêu cầu HS quan sát một số thiết đóng- cắt, thiết bị bảo vệ và điều khiển.
? Em có ý kiến gì về điện áp định mức của các thiết đóng- cắt, thiết bị bảo vệ và điều khiển
-HS: Quan sát và trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS: Thực hiện làm bài tập trong sgk, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Giải thích, thống nhất.
- GV: Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh và nêu yêu cầu của mạng điện trong nhà .
HS: Quan sát và trả lời:
GV: Bổ sung, thống nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mạng điện trong nhà (10’)
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện đơn giản.
- HS: Quan sát.
? Nêu tên các phần tử trong mạch điện, chức năng nhiệm vụ của từng phần tử trong mạch điện?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- GV: Cho HS quan sát tranh vẽ H.50.2 và hướng dẫn HS tìm hiểu các phần tử của mạch điện.
- HS: Quan sát và trả lời.
- GV: Qua các mạch điện minh họa, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cấu tạo của mạng điện trong nhà.
4. Củng cố (4’)
- Đọc ghi nhớ
- Làm bài tập củng cố
- Vẽ sơ đồ tư duy
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk/175. Tìm hiểu thêm cấu tạo của mạng điện trong nhà ở gia đình và xã hội - Đọc nghiên cứu trước bài 51: Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. - Sưu tầm một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện (công tắc,cầu dao,phích cắm điện) của mạng điện trong nhà.
File đính kèm:
- Bai 50 dac diem va cau tao mang dien trong nha.doc