I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và vẽ các khối đa diện, rèn luyện tác phong làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh.
III.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo.
- Tranh bản vẽ hình 5.1; 5.2 trang 21 sách giáo khoa.
- Vật mẫu: Mô hình các vật thể A, B,C, D (hình 5.2).
2. Học sinh:
- Dụng cụ vẽ: thước, êke, compa.
- Vật liệu: giấy vẽ khổ A4 (297mm x 210 mm ), bút chì, tẩy .
- Vở bài tập, giấy nháp .
- Mỗi tổ chuẩn bị phiếu thực hành theo mẫu bảng 5.1, một mô hình mẫu
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 3, Bài 5: Thực hành đọc bản vẽ các khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2013
Tuần: 3 – Tiết 5
Bài 5: Thực hành: ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và vẽ các khối đa diện, rèn luyện tác phong làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh.
III.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo.
- Tranh bản vẽ hình 5.1; 5.2 trang 21 sách giáo khoa.
- Vật mẫu: Mô hình các vật thể A, B,C, D (hình 5.2).
2. Học sinh:
- Dụng cụ vẽ: thước, êke, compa.
- Vật liệu: giấy vẽ khổ A4 (297mm x 210 mm ), bút chì, tẩy ...
- Vở bài tập, giấy nháp ..
- Mỗi tổ chuẩn bị phiếu thực hành theo mẫu bảng 5.1, một mô hình mẫu
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1:
- Giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh đọc mục thực hành. tiêu
- Giáo viên cho học sinh đọc mục tiêu.
- Giáo viên giới thiệu mô hình.
Hoạt động 2:
- Giáo viên treo bản vẽ hình 5.1 trang 21 SGK cho học sinh quan sát .
- Giáo viên lần lượt lấy mô hình A, B, C, D (tranh vẽ 5.2 trang 21) cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh :
+ Nhắc lại các hình chiếu của các vật thể trong hình A, B, C, D?
+ Nét đứt trong hình để biểu hiện điều gì ?
-Giáo viên cho học sinh thực hiện bảng 5.1 trang 20
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài làm trên giấy khổ A4 (bằng các sơ đồ bố trí phần hình, phần chữ và khung tên)
Hoạt động 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản vẽ hình 5.1 trang 21 và hỏi :
+ Trong các bản vẽ hình
- Học sinh trả lời chiếu 5.1 còn hình chiếu nào Hình chiếu cạnh chưa vẽ?
- Giáo viên cho mỗi tổ phác ra nháp hình Chiếu cạnh theo mô hình phân công .
- Giáo viên cho học sinh đo mô hình để vẽ đúng kích thước
- Giáo viên nhắc học sinh vẽ đúng vị trí, cân đối các hình ở giấy vẽ.
- Nếu mô hình nhỏ có thể dùng tỉ lệ phóng to vẽ.
Hoạt động 4:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ, và cách sử dụng dụng cụ.
- Giáo viên quan sát_theo dõi_ sửa chữa từng bài trong quá trình học sinh thực hành .
- Chuẩn bị
- Học sinh đọc mục đích bài học
- Học sinh quan sát .
- Học sinh quan sát và trả lời
- Học sinh thực hiện bảng 5.1
- Các bước tiến hành HS hoạt động theo nhóm
- Học sinh trả lời Hình chiếu cạnh
- Học sinh vẽ hình chiếu cạnh.
- Học sinh đo kích thứơc mô hình.
- Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên (các bước thực hành)
Chú ý
I . Chuẩn bị:
- Dụng cụ vẽ: Thước, êke, compa…
- Vật liệu: giấy vẽ khổ A4, bút chì, tẩy …
- Sách giáo khoa, vở bài tập, giấy nháp.
- Vật mẫu: mô hình các vật thể 5.2a,b,c,d .
II . Nội dung:
(bảng 5.1 trang 20)
III. Các bước thực hiện:
1 . Bước 1 : Đọc kĩ nội dung bài tập thực hành . 2 . Bước 2 : Vẽ các hình chiếu đứng, bằng và cạnh
IV. Thực hành:
Học sinh thực hành
+ Vẽ hình chiếu đứng
+ Vẽ hình chiếu bằng
+ Vẽ hình chiếu cạnh
4. Củng cố:
- Giáo viên thu bài làm của học sinh .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét đánh giá kết quả.
5. Hướng dẫn:
- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà xem thêm phần “Có thể em chưa biết : Cách vẽ hình ba chiều”
- Xem trước bài 6
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/08/2013
Bài 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
2. Kĩ năng:
- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
3. Thái độ:
- Hứng thú đối với các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài trong SGK, SGV, soạn giáo án.
- Đọc tài liệu tham khảo.
- Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng …
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, vở bài tập.
- Đọc trước bài mới.
- Ghi trước nội dung bài tập (SGK-23).
- Chuẩn bị: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng, kẻ bảng 6.1, 6.2, 6.3 SGK vào vở A.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng các đồ vật có hình dạng tròn xoay khác nhau như bát, đĩa, chai lọ… vậy các đồ vật đó được sản xuất như thế nào? Hình chiếu của các vật thể đó được vẽ như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Bản vẽ các khối tròn xoay” để trả lời cho các vấn để trên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu khối tròn xoay.
-GV giới thiệu H6.1: dùng bàn xoay để sản xuất đồ vật hình tròn xoay.
-Cho HS quan sát mô hình + hình vẽ các khối tròn xoay: (H 6.1)
-Hình a: hình trụ
-Hình b: hình nón
-Hình c: hình cầu
+ Các khối tròn xoay này có tên gọi là gì?
+ Chúng được tao thành như thế nào?
-Kể một số vật có dạng khối tròn xoay?
*Các khối tròn xoay được tạo thành như thế nào?
HĐ2:Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
1/Hình trụ
GV có thể cho HS quan sát mô hình hình trụ + hình vẽ, yêu cầu HS thử vẽ dạng 3 HC.
-Cho HS quan sát mô hình hình trụ + H 6.3:
+Tên gọi HC?
+Hình dạng của HC?
+Thể hiện kích thước nào của khối trụ?
-GV vẽ các HC lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào tập đúng vị trí.
2/Hình nón, hình cầu
Gv giảng tương tự như trên:
+Tên gọi HC?
+Hình dạng?
+Kích thước?
- Trong từng trường hợp, GV vẽ các HC lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào tập.
*GV đặt câu hỏi chung:
- Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy HC? Gồm những HC nào?
- Cần kích thước nào?
(kích thước của h. trụ và h. nón là đường kính đáy, chiều cao; kích thước của hình cầu là đường kính của hình cầu)
-Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
- HS quan sát mô hình các khối tròn xoay.
- Hình trụ, hình nón, hình cầu.
- HS sử dụng cụm từ cho sẵn điền vào chổ trống.
- Quả bóng, nón lá, hộp sửa,…
- HS trả lời (như SGK), ghi KL vào tập: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình.
- HS quan sát mô hình hình trụ + H 6.3.
-HS trả lời, điền vào bảng 6.1 SGK.
-Vẽ 3 HC đúng vị trí.
-HS hoàn thành bảng 6.2, 6.3 SGK.
- Dùng 2 HC (1 HC thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy; 1 HC thể hiện mặt bên và chiều cao)
- HS đọc chú ý SGK.
I. Khối tròn xoay:
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.
H 6.2 SGK
II.Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
1/ Hình trụ
Bảng 6.1
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
C.nhật
dxh
Bằng
Tròn
d
Cạnh
C.nhật
dxh
2/ Hình nón
Bảng 6.2
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
T.Giác
d,h
Bằng
Tròn
d
Cạnh
T.Giác
d,h
3/ Hình cầu
Bảng 6.3
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tròn
d
Bằng
Tròn
d
Cạnh
Tròn
d
*Chú y: SGK
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
5. Hướng dẫn:
- BT trang 26.
- Xem trước bài thực hành “đọc bản vẽ khối tròn xoay”
IV. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Duyệt tuần 3 – Tiết 5, 6
Ngày tháng năm 2013
File đính kèm:
- Tuần 3.doc