Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 3, Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ các khối đa diện và các hình chiếu của nó.

- Phát huy trí tưởng tượng không gian.

3. Thái độ: Hứng thú đối với các hoạt động học tập.

II . Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Mô hình các khối đa diện: hình HCN, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

- Mẫu vật: bao diêm, bút chì 6 cạnh,

2. Học sinh: đọc trước bài mới ở nhà.

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Khái niệm hình chiếu? Các phép chiếu, đặc điểm các phép chiếu ?

 - Tên gọi, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ ?

3. Bài mới: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng, các khối đa diện thường gặp là hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều, vậy những khối đa diện này được thể hiện trên mặt phẳng như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình chiếu của các khối này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 16413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 3, Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2013 Tuần 2 – Tiết: 3 Bài 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ các khối đa diện và các hình chiếu của nó. - Phát huy trí tưởng tượng không gian. 3. Thái độ: Hứng thú đối với các hoạt động học tập. II . Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Mô hình các khối đa diện: hình HCN, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. - Mẫu vật: bao diêm, bút chì 6 cạnh,… 2. Học sinh: đọc trước bài mới ở nhà. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Khái niệm hình chiếu? Các phép chiếu, đặc điểm các phép chiếu ? - Tên gọi, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ ? 3. Bài mới: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng, các khối đa diện thường gặp là hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều,… vậy những khối đa diện này được thể hiện trên mặt phẳng như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình chiếu của các khối này. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu khối đa diện -Yêu cầu HS quan sát H4.1 SGK: +Các khối hình học đó được bao bởi các hình gì? à GVKL: khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. + Kể 1 số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết? HĐ2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật - Cho HS quan sát H 4.2 + mô hình HHCN: + Hình HCN được bao bởi các hình gì? -Yêu cầu HS chỉ ra các kích thước của hình HCN? - GV đặt vật mẫu hình HCN (VD: hộp phấn) trong mô hình 3 Mp chiếu: + Khi chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng thì HC đứng là hình gì? + Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình HCN? + Kích thước phản ánh kích thước nào của hình HCN? - Gv giảng tương tự cho hai hình chiếu còn lại. - Gv vẽ các hình chiếu lên bảng (như H 4.3): - Yêu cầu HS thực hiện bài tập điền vào bảng 4.1. + Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì? + Chúng có hình dạng như thế nào? +Thể hiện các kích thước nào của hình HCN? HĐ3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều và hình chóp đều. 1/ Hình lăng trụ đều - Cho HS quan sát mô hình hình LTĐ: khối đa điện này được bao bởi các hình gì? à GVKL: 2 mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình CN bằng nhau. - Tương tư, GV yêu cầu HS quan sát các hình chiếu của hình lăng trụ đều (h 4.5): các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Thể hiện kích thước nào? - Yêu cầu HS vẽ H 4.5 và hoàn thành bảng 4.2 SGK. HĐ4/ Hình chóp đều - Yêu cầu HS quan sát H4.6 SGK + mô hình: khối đa diện này được tạo bởi các hình gì? - Tương tư, GV yêu cầu HS quan sát các hình chiếu của hình chóp đều (h 4.7): các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Thể hiện kích thước nào? - Yêu cầu HS vẽ H 4.7 và hoàn thành bảng 4.3 SGK. * GV lưu ý: chỉ cần dùng hai hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ và chóp đều (như SGK) - HS quan sát H4.1 SGK + Hình tam giác, chữ nhật. - Bao diêm (HHCN) Đai ốc 6 cạnh (lăng trụ) Kim tự tháp (chóp đều). - Các hình chữ nhật h: chiều cao a: chiều dài b: chiều rộng. -HS quan sát, trả lời - Hình CN - Mặt trước của HHCN - Chiều dài và chiều cao. - HS vẽ các hình chiếu vào tập cho đúng vị trí, kích thước. - Hoàn thành bảng 4.1 + Đứng, bằng, cạnh. + Hình chữ nhật - Dài, rộng, cao. - HS quan sát mô hình hình lăng trụ đều: Hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. - HS quan sát các hình chiếu của hình lăng trụ đều (h 4.5) H1: Đứng: CN; chiều cao lăng trụ. H2: bằng: tam giác; chiều dài và chiều cao cạnh đáy. H3: cạnh: CN - HS vẽ hình 4.5 và hoàn thành bảng 4.2 - HS quan sát hình chóp đều (h 4.6): Mặt đáy là một hình đa giác đều; mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. - HS quan sát H 4.7: các hình chiếu của hình chóp đều: Đứng: tam giác Bằng: vuông Cạnh: tam giác - HS vẽ hình 4.7 và hoàn thành bảng 4.3 - HS đọc chú ý SGK. I. Khối đa diện: Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. VD: bao thuốc lá, bút chì 6 cạnh, kim tự tháp,… II.Hình hộp chữ nhật: 1/ KN: Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật. 2/ Hình chiếu của hình HCN Bảng 4.1: Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng HCN a x h Bằng HCN a x b Cạnh HCN b x h III.Hình lăng trụ đều: 1/KN: - Hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau. - Các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. 2/ Hình chiếu của hình lăng trụ đều. Bảng 4.2: Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng HCN a x h Bằng T. giác a x b Cạnh HCN b x h IV.Hình chóp đều: 1/ KN: Mặt đáy là một hình đa giác đều; mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. 2/ HC của hình chóp đều: Bảng 4.3: Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng T.giác a x h Bằng Vuông a x a Cạnh T.giác a x h 4. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK. - Trả lời câu hỏi + Câu1: Hình chiếu cạnh là hình tam giác đều(h. 4.1) + Câu 2: Hình chiếu cạnh là hình vuông có 2 đường chéo. 5. Hướng dẫn: - Làm BT trang 19. a/ + Bản vẽ hình chiếu 1: biểu diễn hình chóp cụt có đáy là hình vuông. + Bản vẽ hình chiếu 2: biểu diễn hình lăng trụ có đáy là hình thang. + Bản vẽ hình chiếu 3: biểu diễn vật thể có phần dưới là hình chóp cụt và phần trên là hình hộp chữ nhật (hoặc lăng trụ đáy vuông) b/ 1c, 2a, 3b. - Đọc trước bài thực hành . “hình chiếu của vật thể” IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 22/8/2013 Tuần 2 – Tiết: 4 Thực hành: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu. - Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ. - Hình thành từng bước KN đọc bản vẽ. - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện 2. Kỹ năng: Vẽ được các hình chiếu của vật thể đơn giản từ mô hình hoặc từ hình không gian 3. Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian của HS. II . Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Tranh vẽ và mô hình vật thể H5.1,… 2.Học sinh: Dụng cụ vẽ, báo cáo thực hành. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào khối đa diện? Làm bài tập SGK trang 19. 3. Bài mới: Để đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện và vẽ được các hình chiếu của vật thể đơn giản từ mô hình hoặc từ hình không gian đồng thời phát huy trí tưởng tượng không gian hôm nay chúng ta cùng làm bài thực hành: “Hình chiếu của vật thể”. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành - GV nêu mục tiêu bài thực hành. - Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung và cách thức tiến hành. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. HĐ 2: Hình chiếu của vật thể *Hướng dẫn HS quan sát, thu thập kết quả: - Yêu cầu HS quan sát H3.1 SGK + mô hình cái nêm: + Chỉ ra các hướng chiếu và các hình chiếu tương ứng? + Nêu tên gọi hình chiếu? - Yêu cầu HS điền vào bảng 3.1 SGK. *Hướng dẫn HS cách trình bày vào vở: + Đánh dấu (x )vào bảng 3.1 + Vẽ lại 3 HC 1,2,3 cho đúng vị trí trên bản vẽ (kích thước tuỳ chọn) - GV chú ý đường nét, vị trí, cách bố trí,… - Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở của mình. - GV khuyến khích HS tìm hiểu về cái nêm hoặc làm mô hình cái nêm để khắc sâu kiến thức. HĐ 3: Thực hành - Yêu cầu HS làm bài thực hành theo trình tự đã hướng dẫn SGK: + Đọc kỹ nội dung bài thực hành, kẻ bảng 3.1 đánh dấu (x) vào ô thích hợp + Vẽ HC đứng, bằng, cạnh của một trong các vật thể đó. - GV theo dõi, uốn nắn cách vẽ vị trí, kích thước cho phù hợp. *Lưu ý: GV nên cho mỗi nhóm chọn một vật thể để vẽ và làm mô hình của vật thể đó. HĐ 4: Tổng kết - HS nộp báo cáo thực hành, tự nhận xét đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá. - Thu dọn vệ sinh. - HS đọc mục tiêu bài SGK. - Đọc nội dung và cách tiến hành. - HS quan sát H3.1 SGK+ mô hình cái nêm. HC 1: hướng B àHC bằng HC 2: hướng C àHC cạnh HC 3: hướng A àHC đứng. + Kẻ bảng 3.1, đánh dấu (x) vào bảng. + Vẽ lại 3 HC đúng vị trí. - HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV. - HS làm thực hành theo sự hướng dẫn của GV, SGK. + Kẻ bảng 3.1, đánh dấu (x) vào ô tương ứng. + Vẽ đúng vị trí HC đứng, bằng, cạnh. - HS nộp báo cáo, tự đánh giá bài thực hành của mình. I. Chuẩn bị: Nội dung như SGK II. Nội dung: 1/ Đánh dấu (x) vào bảng 3.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu và các hình chiếu. 2/ Vẽ lại 3 hình chiếu đúng vị trí trên bản vẽ: III. Thực hành: - Kẻ bảng 3.1 (SGK) - Vẽ hình: Hình chiếu đứng, bằng, cạnh IV. Báo cáo thực hành: 4. Củng cố: - Nhận xét giờ thực hành. - Nhắc nhỡ những HS chưa tốt. - Nhắc lại các kiến thức quan trọng. 5. Hướng dẫn: - HS chuẩn bị bài “ TH: Đọc bản vẽ các khối đa diện” - Kẻ bảng 5.1 vào vở bài tập IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 2 – Tiết 3, 4 Ngày tháng năm 2012

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc