Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 13, Bài 15: Bản vẽ nhà

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà, các hình chiếu của ngôi nhà.

 - Nhận biết một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận ngôi nhà trên BVN

2. Kỹ năng:

 - Biết được 1 số kí hiệu bằng hình vẽ của 1 số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.

 - Biết đọc BVN đơn giản theo trình tự (mẫu bảng15.2 SGK)

3. Thái độ:

 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.

 - Rèn thái độ học tập nghiêm túc, đúng dắn, có kỉ luật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 - Tranh bản vẽ nhà một tầng Hình 15.1và ảnh ngôi nhà vẽ phối cảnh

 - H15.2. Tranh vẽ bảng 15.1 Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà.

2. Học sinh: Xem trước bài 15

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 13, Bài 15: Bản vẽ nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21/09/2013 Tuần 7 - Tiết 13: Bài 15: BẢN VẼ NHÀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà, các hình chiếu của ngôi nhà. - Nhận biết một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận ngôi nhà trên BVN 2. Kỹ năng: - Biết được 1 số kí hiệu bằng hình vẽ của 1 số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. - Biết đọc BVN đơn giản theo trình tự (mẫu bảng15.2 SGK) 3. Thái độ: - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. - Rèn thái độ học tập nghiêm túc, đúng dắn, có kỉ luật. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh bản vẽ nhà một tầng Hình 15.1và ảnh ngôi nhà vẽ phối cảnh - H15.2. Tranh vẽ bảng 15.1 Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. 2. Học sinh: Xem trước bài 15 III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bản vẽ nhà là bản vẽ trong xây dựng. Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà: -Treo tranh hình phối cảnh ngôi nhà một tầng H 15.2 Hỏi HS : +Muốn có được ngôi nhà đẹp này đúng như thiết kế thì chủ nhà phải cần có trang bị ban đầu nào?(ngoài CB về nguyên vật lệu và nhân công)? -Treo tranh BV ngôi nhầ một tầng cần làm.(GV yêu cầu HS trả lời kết hợp GV minh hoạ chỉ tranh). Nhìn vào BVN em hãy cho biết: -BV có tên là gì? do ai tạo ra? thuộc cấp nào quản lý? -BV gồm những nội dung cơ bản nào? Các hình vẽ đó là các hình chiếu của ngôi nhà,nó được gọi tên ntn trong BVN? - Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà?nó diễn tả mặt nào của ngôi nhà? - Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà?(cửa chính , cửa sổ.) - Mặt cắt của ngôi nhà diễn tả những gì của ngôi nhà? * Tổng hợp và nhấn mạnh: Mặt bằng là phần quan trọng nhất của bản vẽ ngôi nhà.Vì nó đã diễn tả đầy đủ kích thước các phòng, vị trí các cửa,các cột bê tông,tường dày,vị trí các mặt cắt, mp sàn nhà,.... Vậy ;BVN mà các em vừa xem ND nó khác gì so với BVCK? HĐ2: Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước các bộ phận của ngôi nhà: - GV treo tranh vẽ “một số kí hiệu quy ước của các bộ phận ngôi nhà” . Hãy quan sát tranh kết hợp Bảng 15.1 để nhớ các ký hiệu của một số bộ phận ngôi nhà . - Trên BVN (chỉ tranh BVN) em hãy nhận ra các hiệu chỉ bộ phận nào của ngôi nhà? - Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cách trên BV nhà thể hiện ở đâu ? chỉ tranh? - Lên bảng chỉ BVN kí hiệu cửa sổ đơn, cửa sổ kép trên các hình biểu diễn? - BVN trên đây có cầu thang không? vị trí của nó? HS thực hiện tìm hiểu các kí hiệu và chỉ tranh bản vẽ nhà một tầng. HĐ 3. Đọc bản vẽ nhà - Treo tranh H15.1 BVNMT: BVN này dược đọc theo trình tự nào? - Gợi ý : quan sát bảng 15.2 từ cột một em hãy nêu trình tự đọc BVN nói chung? - Mỗi nội dung ta cần làm rõ những gì?( nhìn vào cột 2). - Làm rõ từng bước đọc phát biểu bằng lời? Cách ghi tóm tắt vào bảng đọc 15.2ntn? - Sau khi dọc BVN này ta hình dung ra ngôi nhà cần thiết kế chưa? Gợi ý quan sát H 15.2- SGK tr 49. - GV đọc mẫu BVN này theo trình tự và chỉ nhìn vào BV. HS quan sát để luỵên kĩ năng đọc. - HS tập đọc nhiều lần. -Cá nhân quan sát và NCTT ở SGK tr 47 để trả lời câu hỏi của GV: + Chủ nhà cần một bv thiết kế . +”ngôi nhà một tầng”, do kỹ sư xây dựng tạo ra, nó thuộc quản lý của công ty xây dựng1. + Các hình vẽ,các số ghi kích thước,... +MĐ có hướng chiếu vuông góc với mặt ngoài của ngôi nhà, nó diễn tả mặt ngoài ngôi nhà gồm :mặt chính,mặt bên(trái, phải, sau) . +Tương tự,HS phát biểu dựa vào SGK tr47...... + cơ bản là giống nhau(đều dùng phép chiếu vuông góc để vẽ các hình chiếu đêu được vẽ theo các kí hiệu QƯ). chỉ khác tên gọi các hình chiếu và các kí hiệu (vì bản chất khác nhau đã học Tiết đầu). - Cá nhân ghi lại kt cơ bản. - Học sinh quan sát. - HS trả lời - Hs lên bảng chỉ trên tranh - HS lên bảng - HS trả lời - HS xem SGK - HS quan sát - HS lắng nghe - HS đọc lại nhiều lần. I. Nội dung của bản vẽ nhà: 1. BVN: Bản vẽ nhà là một loại BCXD. 2. Nội dng của BVN: - Mặt đứng: + là hình chiếu vuông góccác mặt ngoài của ngôi nhà lên MP chiếu đứng hoăc chiếu cạnh. + Diễn tả: hình dạng bên ngoài gồm các mặt chính, mặt bên, sau,.. - Mặt bằng: + là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà + Diễn tả vị trí, kích thước(rộng- dài) các tường,cửa đi cửa sổ, cột, các thiết bị đồ đạc.... - Mặt cắt: +là hình cắt có MP cắt song song với MP chiếu đứng hoặc chiếu cạnh. +Diễn tả:các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.(cao tường cao mái, cao cửa,....) II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà: SGK – Bảng 15.1 III. Đọc bản vẽ nhà: (SGK) 4. Củng cố: - Gv dành 10 phút cho HS luyện đọc trước lớp (cá nhân tự luỵên đoc, điển hình đọc mẫu) lớp nhận xét bổ sung. 5. Hướng dẫn: - Trả lời câu hỏi SGK tr49. GV nhấn mạnh việc nhận diện mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và đọc được các TT trên đó là trọng tâm của bài học ngày hôm nạy.- HDVN học và trả lời CH SGK - Đọc chuẩn bị giấy cho tiết TH sau. IV. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày dạy: 21/09/2013 Tuần 7 - Tiết 14: TỔNG KẾT ÔN TẬP PHẦN MỘT: VẼ KỸ THUẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa được 1 số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học. 2. Kỹ năng: - Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp bản vẽ nhà. 3. Thái độ: - Chuẩn bị tốt các kiến thức về phần vẽ kĩ thuật. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Sơ đồ hóa kiến thức 2. HS: Ôn lại bài cũ theo sự hướng dẫn của giáo viên III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh trả lời từng câu hỏi trong tiết ôn tập 3. Bài mới: Để làm tốt cho bài kiểm tra, chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong phần I vẽ kĩ thuật HĐ1: I. Hệ thống hóa kiến thức: - GV tóm tắt sơ đồ trên bảng, sau đó nêu nội dung chính của từng chương như sau: Vẽ kỹ thuật Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống Bản vẽ các khối hình học Bản vẽ kỹ thuật Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống Hình chiếu Bản vẽ các khối đa diện Bản vẽ các khối tròn xoay Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật Bản vẽ chi tiết Biểu diễn ren Bản vẽ lắp Bản vẽ nhà HĐ 2: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK từ câu 1 đến 10 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - YCHS quan sát hình 2 SGK trả lời câu hỏi sau: + Hình 1 tương ứng với mặt nào của vật thể? + Hình 2 tương ứng với mặt nào của vật thể? Tương tự … - Hs quan sát hình 3 SGK + Hình A có hình số mấy là hình chiếu đứng, là hình chiều bằng, là hình chiếu cạnh? - Tương tự hình B, C - HS hoàn thành bảng 2 - GV nhận xét và hoàn thiện. Hs quan sát hình 4a SGK xem vật thể đó được cấu tạo bởi các khối hình học nào? Bảng 4 học sinh tự làm - GV yêu cầu học sinh đọc lại các câu hỏi trong SHK trang 52, 53 - Cho học sinh lần lược trả lời câu hỏi - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét (học sinh trả lời tốt – lấy điểm) - Quan sát hình và trả lời câu hỏi - hoàn thành bảng - Quan sát hình và trả lời câu hỏi - Quan sát hình và trả lời câu hỏi Học sinh đọc lại câu hỏi - Trả lời. - Nhận xét. II. Bài tập và trả lời câu hỏi: * Bài tập: Bài tập 1: (Bảng 1) A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x Bài tập 2: (Bảng 2) Vật thể Hình chiếu A B C Đứng 3 1 2 Bằng 4 6 5 Cạnh 8 8 7 Bài tập 3: (bảng 3) Hình dạng khối A B C Hình trụ x Hình hộp x Hình nón cụt x * Câu hỏi: 1. Học vẽ kỹ thuật để vận dụng vào cuộc sống và sản xuất. 2. BVKT là BV trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường theo tỉ lệ. BVKT dùng để làm phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống. 3. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. 4. Các khối đa diện và các khối tròn xoay. 5. Là những đa giác phẳng 6. Thường biểu diễn bằng hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. 7. Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để diễn tả rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. 8. Ren hệ mét (M), ren thang (Tr), ren vuông (Sq). Dùng để ghép nối hay truyền lực 9. Quy ước vẽ ren (tr 36/SGK) 10. - Bản vẽ các khối hình học. - Bản vẽ kĩ thuật: BV chi tiết, BV lắp, BV nhà. 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học 5. Hướng dẫn: - Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần 1. - Tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Duyệt tuần 7, tiết 13,14 Ngày…..tháng……năm 2013

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc
Giáo án liên quan