I/ MỤC TIÊU:
- HS nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết .
- HS biết được quy ước vẽ ren
II/ CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh vẽ các hình bài 11
- Vật mẫu : đinh tán , bóng đèn đuôi xoáy, lọ mực có nắp vặn bằng ren .
- Mô hình ren ngoài , ren trong .
- Bảng phụ , bảng nhóm , phiếu bài tập .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 11: Biểu diễn Ren, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 14/10/2005 -Tiết 11 :
Biểu diễn Ren
I/ MỤC TIÊU:
HS nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết .
- HS biết được quy ước vẽ ren
II/ CHUẨN BỊ:
GV : Tranh vẽ các hình bài 11
Vật mẫu : đinh tán , bóng đèn đuôi xoáy, lọ mực có nắp vặn bằng ren .
Mô hình ren ngoài , ren trong .
Bảng phụ , bảng nhóm , phiếu bài tập .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động GV – HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chi tiết có ren
Em nêu một số đồ vật có ren trong thực tế . Ren ở các đồ vật đó có công dụng gì?(Ren để kết nối các chi tiết )
+Quan sát hình 11. 1 và cho biết công dụng của ren (Ren có công dụng lắp ghép và truyền lực )
+Hãy nhận xét hình dạng của ren trên mô hình (Ren có dạng xoắn ốc rất phức tạp )
GV: Ren có kết cấu gồm các mặt xoắn ốc rất phức tạp nên nếu vẽ như thật thì mất rất nhiều thời gian nên ren được vẽ đơn giản hóa . Vậy quy ước vẽ ren như thế nào ?
Hoạt động 2: tìm hiểu về quy ước vẽ ren
GV đưa mô hình ren ngoài , yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí của ren trên chi tiết ( Ren ở mặt ngoài của chi tiết )
GV giới thiệu : đây là chi tiết có ren ngoài.Vậy thế nào là ren ngoài?
HS trả lời – GV nêu tổng quát
+GV dùng mô hình và hình vẽ 11.2 , giới thiệu cho HS về đường chân ren , đường đỉnh ren , giới hạn ren , đường kính trong , đường kính ngoài . . . HS xác định lại trên mô hình và hình vẽ . Nhận xét
+ Đối chiếu các hình vẽ ren theo quy ước hãy hoàn thành các mệnh đề trong SGK bằng cách thêm các cụm từ “liền đậm” , “liền mảnh”
+HS trả lời , GV chốt lại quy ước vẽ ren .
+GV dùng mô hình ren lỗ cho HS nhận xét vị trí của ren trên chi tiết (ren ở mặt trong của lỗ )
Vậy ren trong là gì? GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần ren trong như phần ren ngoài.
+Hãy nhận xét xem quy ước vẽ ren trong và ren ngoài có điểm gì giống nhau ? khác nhau ? HS nhận xét , GV nhắc nhở lại
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ren bị che khuất
+ GV dùng mẫu vật cho HS nhận xét : khi vật thể có ren trong không bị cắt ta có thể nhìn thấy ren không ?(GV đặt cho trục của vật thể vuông góc với hướng nhìn)
GV: Khi đó ren đã bị che khuất , trường hợp này biểu diễn ren như thế nào ? GV đưa hình vẽ và giới thiệu quy ước vẽ ren bị che khuất . HS xác định các đường đỉnh ren , chân ren , giới hạn ren , vòng đỉnh ren , vòng chân ren .
I/ Chi tiết có ren:
Ren có công dụng lắp ghép các chi tiết và truyền lực .
II/Quy ước vẽ ren:
Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo cùng một quy ước .
Ren ngoài( ren trục) :
Ren ngoài là ren hình thành ở mặt ngoài của chi tiết .
Ren trong (ren lỗ):
Ren trong là ren hình thành ở mặt trong của chi tiết
Chú ý : Đường gạch gạch được kẽ đến đường đỉnh ren.
3. Ren bị che khuất:(SGK)
Hoạt động 4 : củng cố :
+ Ren dùng để làm gì?
+ Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau thế nào?
+ GV treo h11.7 , h11.8 yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập SGK : HS chọn hình vẽ hình chiếu đúng , phân tích và tìm điểm sai trong các hình chiếu bị vẽ sai .
Hoạt động 5:HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
+ Học thuộc phần GHI NHỚ.
+ Chuẩn bị giấy vẽ, dụng cụ vẽ , tiết sau học Thực hành ( bài 12)
File đính kèm:
- CN8-t11.doc