Giáo án Công nghệ 8 - Học kì I

 

I. Mục tiêu

 - Giúp HS biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống. Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kĩ thuật.

 

II. Chuẩn bị

 - Tranh ảnh H1.1 ,1.2 , 1.4

 

III. Tổ chức hoạt động dạy học

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó người ta dùng sơ đồ điện, trong đó các phần tử của mạch điện được biểu diễn bằng các kí hiệu. Sau đó yêu cầu HS quan sát H44.1 chỉ ra các phần tử chiếu sáng. 1) Một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện 2) Phân loại sơ đồ điện a) Sơ đồ nguyên lý b) Sơ đồ lắp đặt * Sơ đồ nguyên lý H 44.2 Chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm 1 cầu chì và 1 ổ điện dùng để lấy điện. * Sơ đồ lắp đặt: Thể hiện rõ 2 thiết bị này được lắp trên cùng 1 bảng điện và cách đi dây từ nguồn điện tới bảng điện * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện - GV cho HS nghiên cứu bảng 44.1 sgk yêu cầu Hs phân loại và vẽ kí hiệu điện theo các nhóm kí hiệu điện theo các nhóm kí hiệu: + Nguồn điện + Dây dẫn + Thiết bị điện + Đồ dùng điện - Treo bảng chuẩn bị trước, kiểm tra mức độ nắm vững kí hiệu của HS * Hoạt động 3: Phân loại sơ đồ điện (?) Thế nào là mối liên hệ điện của các phân tử mạch điện. (?) Thế nào là biểu thị vị trí , cách lắp đặt giữa các phân tử mạch điện (?) Phân tích theo sơ đồ H 44.2, 44.3 * Hoạt động 4: Tổng kết - GV cho HS so sánh đặt điểm và chức năng của 2 loại sơ đồ - Giao bài tập về nhà cho HS - Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ sau :Bài 50 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 50: Thực hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện – Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện I- Mục tiêu Làm cho HS: Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện, sơ đồ lắp đặt mạch điện Vẽ được sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện Làm việc nghiêm túc kiên trì và khoa học II- Chuẩn bị Nghiên cứu kĩ nội dung bài 44, 45 SGK và nội dung SGV Tranh mạch điện chiếu sáng đơn giản Tranh mạng điện lắp đặt ngầm và lắp đặt nổi Mô hình mạch điện chiếu sáng đơn giản: 1 cầu chì, 1 công tắc, 1 đèn III- Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện *Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành - GV nêu mục tiêu bài TH - Chia nhóm 4hs/nhóm - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị BCTH của thành viên * Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, phân tích mạch điện: + Q/s nhận xét về nguồn điện cách vẽ + Kí hiệu dây pha và dây trung tính + Mạch có bao nhiêu phân tử? mối liên hệ giữa chúng có đúng không? + Các kí hiệu trong sơ đồ đã chính xác chưa + Sửa sơ đồ sai -> đúng Các nhóm báo cáo kết quả GV bổ sung kết quả và nhấn mạnh cách phân tích mạch điện. * Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ các mạch điện SGK + Xác định nguồn điện 1 chiều xay xoay chiều + Nếu là nguồn xoay chiều thì xác định dây pha và dây trung tính + Vẽ bằng 2 đường // dây trên là dây pha , dưới trung tính. Khi vẽ cần chú ý kí hiệu. + Xác định các điểm nối và điểm chéo của dây dẫn + Kiểm tra lại sơ đồ nguyên lý mạch điện so với mạch điện thực - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân : vẽ 1 trong các mạch điện đơn giản đã cho trong SGK. * Hoạt động 2: Thực hành - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện * Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài TH - Để nguyên các nhóm đã chia - Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của thành viên - GV nêu mục tiêu HS cần đạt * Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện - HS làm việc theo nhóm : Trao đổi nhận xét sơ đồ của từng HS vẽ lại theo sửa chữa của GV cho đúng. - GV hướng dẫn HS phân tích sơ đồ nguyên lý theo các bước. + Nguồn điện (xoay chiều hay 1 chiều) + Vị trí dây pha và dây trung tính + Các kí hiệu điện trong sơ đồ + Mối liên hệ về điện của các phần tử trong sơ đồ * Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện - GV cho HS ôn lại kiến thức cũ về sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt , so sánh sự khác nhau giữa chúng. - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp đặt theo các bước + Vẽ đường dây nguồn, chú ý kí hiệu dây pha và dây trung tính + Xác định các vị trí để bảng điện, bóng đèn + Xác định vị trí của các thiết bị đóng , cắt , bảo vệ và lấy điện năng trên bảng điện soa cho đẹp và hợp lý + Nối đướng dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý thể hiện đúng mối liên hệ về điện giữa các phần tử trong mạch điện. + Kiểm tra sơ đồ theo sơ đồ nguyên lý * Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá bài thực hành - GV cho HS tự đánh giá bài thực hành - Thu báo cáo phân tích chấm mẫu vài bài - GV nhận xét về việc chuẩn bị cho bài TH thái độ kết quả học tập của các nhóm và cá nhân. - Dặn dò HS đọc và chuẩn bị cho bài 51 SGK --------------------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 51 : thiết kế mạch điện – thực hành thiết kế mạch điện I . Mục tiêu HS:- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện, thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản - Hứng thú và yêu thích công việc . Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ điện theo yêu cầu .Thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản . II. Chuẩn bị . - Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan - Tranh vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện - 1 Cầu chì , 2 công tắc hai cực , 2 đèn sợi đốt III. Tiến trình dạy học . * Giới thiệu bài : Theo em thiết kế mạch điện kà gì ? HS trả lời GV rút ra kết luận Thiết kế mạch điện là công việc cần làm trước khi lắp mạch điện . Nội dung ta cùng tìm hiểu bài học 1. Trình tự thiết kế mạch điện - Bước 1 : Xác định mạch điện dùng để làm gì - Bước 2 : Đưa ra phương án thiết kế và lựa chọn mọt phương án thích hợp . - Bước 3 : Chọn thiết bị và đồ dùng điện theo thiết kế - Bước 4 : Lắp thử và kiểm tra mạch điện 2. Thực hành * Hoạt động 1 : Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện GV hướng dẫn HS * Hoạt động 2 : Thực hành thiết kế mạch điện . - GV yêu cầu HS thiết kế mạch điện chiếu sáng gồm : 1 cầu chì , 2 công tắc hai cực điều khiển 2 đèn - Yêu cầu HS làm việc theo trình tự báo cáo thực hành bài 59 GV theo dõi hướng dẫn HS những phần HS không làm được - Còn thời gian cho vận hành mạch điện . * Hoạt động 3 : Tổng kết - GV tổng kết đánh giá , nhận xét giờ học - Nhắc nhở HS chuẩn bị cho ôn tập ----------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 52 : Ôn tập I. Mục tiêu . - HS : Biết tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối . - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho thi hêt học kì II. Ôn tập Tổ chức hs ôn tập từng phần nội dung cơ bản. Gv vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần kĩ thuật điện lên bảng. * Gv nêu những nội dung chính cần ôn tập của từng chương 3. Mạng điện trong nhà Nội dung phần mạng điện trong nhà gồm 10 bài bao gồm 4 phần kiến thức cơ bản + Đặc điểmcủa mạng điện trong nhà + Thiết bị của mạng điện + Sơ đồ điện và qui trình thiết kế mạch điện . - GV : Cho HS làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi về mạng điện trong nhà + Các nhóm HS ôn tập thảo luận + Các nhóm báo cáo kết quả + GV bổ xung và kết luận . GV cho HS làm việc cá nhân : Làm bài tập 5 trong bài ôn tập + GV gọi một số HS trình bày kết quả , một vài HS khác nhận xét , GV chữa bài và phân tích mối liên hệ điện giữa các phần tử trong mạch điện . Ôn tập phần nội dung thiết kế mạch điện ; GV kết luận bằng sơ đồ Lấp một số VD chứng minh tầm quan trọng của thiết kế trong quá trình sản xuất nhằm tạo sản phẩm mới trong một số nghành . + Cuối buổi GV tập trung toàn lớp , đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời cho các phần câu hỏi ôn tập + GV nhận xét tiết ôn tập + Nhắc nhở HS Ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho thi hết học kì II. --------------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 53 : Kiểm tra học kì II I. Mục tiêu . - Kiểm tra đánh giá những kiến thức HS tiếp thu được trong học kì II . II. Nội dung . Câu 1 : Máy sấy tóc là đồ dùng điện loại gì ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng : Máy sấy tóc là đồ dùng loại điện nhiệt Máy sấy tóc là đồ dùng loại điện – cơ Máy sấy tóc là đồ dùng loại điện - quang Máy sấy tóc là đồ dùng loại điện nhiệt và điện cơ Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho đủ nghĩa các câu sau . Để chiếu sáng trong nhà, lớp học, công sở, nên dùng đèn ...(1)....lắp đúng kĩ thuật để tiết kiệm điện năng . Máy biến áp có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, ít hỏng, có thể dùng để ...(2)..., được sử dụng để chế tạo đồ ...(3)... trong ...(4)... Khi dòng điện chạy trong ...(5)... và dòng điện ...(6)... trong rôto tác dụng ...(7)...của dòng điện làm cho ...(8)... của động cơ quay . Câu 3 : Hãy chọn mỗi nội dung ở cột 1 nối với mỗi nội dung tương ứng ở cột 2 để thành câu hoàn chỉnh . 1 2 A Cầu dao là thiết bị dùng để a Biến điện năng thành cơ năng B áptômát là thiết bị dùng để b dùng đê lấy điện sử dụng C Cầu chì là thiết bị dùng để c tự động ngắt mạch điện khi quá tải D Phích cắm và ổ cắm điện là thiết bị d đóng cắt mạch điện E Bóng đèn là thiết bị e biến đổi điện áp G Máy biến áp là thiết bị g tiêu thụ điện năng H Động cơ điện là thiêt bị dùng để h bảo vệ mạch điện khi có sự cố Câu 4 : a) Tính số tiền phải trả của hộ gia đình trong một tháng (30 ngày)gồm các thiết bị sau : Bàn là 220V – 1000W , mỗi ngày sử dụng 1giờ Bóng đèn sợi đốt 220V – 100W , mỗi ngày sử dụng 5 giờ Bóng đèn huỳnh quang 220V – 40W , mỗi ngày sử dụng 7 giờ Bơm nước 220V – 500W , mỗi ngày sử dụng 1 giờ Quạt điện 220V – 60W ,3 chiếc mỗi ngày sử dụng 5 giờ Biết rằng mỗi kW.h giá 800 đồng b) Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ cần có những biện pháp nào ? * Đáp án – thang điểm : Câu 1 : D(0,5đ) Câu 2 : 1- huỳnh quang ; 2- biến đổi điện áp ; 3- điện gia dụng ; 4 – gia đình ; 5- stato ; 6- chạy ; 7- từ ; 8 – rôto . (2đ) Câu 3 : C- h ; B – c ; D – b ; E – g ; G – e ; H – a ; A – d (3,5đ) Câu 4 : a) TT Tên đồ dùng điện Công suất điện SL TG sử dụng (h) Tiêu thụ điện năng trong ngày 1 Bàn là 1000W= 1kW 1 1 1kWh 2 Đèn sợi đốt 100W = 0,1 kW 1 5 0,5kWh 3 Đèn huỳnh quang 40W = 0,04 kW 1 7 0,28kWh 4 Bơm nước 500W = 0,5kW 1 1 0,5kWh 5 Quạt điện 60W = 0,06kW 3 5 0,9kWh Tiêu thụ điện năng trong ngày : 3,18 kWh (1đ) Tiêu thụ điện năng trong tháng (30 ngày): 95,4 kWh (1đ) Số tiền phải trả : $ = 95,4 . 800 = 76320 (1đ) b) Để tiết kiệm điện năng cần áp dụng một số biện pháp : (1đ) + Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm + Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao + Không sử dụng lãng phí điện năng

File đính kèm:

  • docCong nghe 8 - 1.doc