I. MỤC TIÊU:
Học sinh phải:
- Biết được thế nào là bản vẽ kĩ thuật.
- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được nội dung của bản vẽ kĩ thuật, phân biệt bản vẽ kĩ thuật với bãn vẽ thường.
- Có ý thức đúng với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
- Hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
- Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa.
- Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, công trình kiến trúc, xây dựng,
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: .
Tiết: 01 Ngày dạy: ...
BÀI 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
MỤC TIÊU:
Học sinh phải:
Biết được thế nào là bản vẽ kĩ thuật.
Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
Biết được nội dung của bản vẽ kĩ thuật, phân biệt bản vẽ kĩ thuật với bãn vẽ thường.
Có ý thức đúng với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
Hứng thú học tập.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị nội dung:
Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa.
Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, công trình kiến trúc, xây dựng,
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp.
Giới thiệu bài dạy:
Trong lĩnh vực sản xuất và đời sống, con người luôn trao đổi thông tin với nhau bằng nhiều hình thức. trong xây dựng, trong chế tạo máy, người thợ thường căn cứ vào bản vẽ thiết kế để thi công, gia công. Bản vẽ thiết kế dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nên gọi chung là bản vẽ kĩ thuật. vậy bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống của con người?
Để tìm hiểu vấn đề trên các em học bài 1: “ Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống”.
Bài mới: Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất:
Muốn làm ra một sản phẩm người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, như: kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu, và được trình bày theo các qui tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật. sau đó người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, thi công, lắp ráp,
Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật.
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng,
III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:
- Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật: cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, điện lực, giao thông, kiến trúc, quân sự,
- Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình.
- Bản vẽ được vẽ bằng tay, bằng công cụ vẽ, bằng máy tính điện tử,
Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
Chia nhóm học sinh, chỉ định nhóm trưởng.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
Trong giao tiếp hằng ngày con người thường dùng các phương tiện gì?
GV cho HS quan sát hình vẽ 1.1 SGK.
+ Hãy cho biết các hình a, b, c, d có ý nghĩa gì?
- GV cho HS xem tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, công trình kiến trúc, xây dựng,
+ Các sản phẩm và công trình đó muốn được chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì?
+ Khi chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình thì người công nhân căn cứ vào cái gì?
- GV cho HS quan sát hình 1.2 SGK. + Hãy cho biết hình a, b, c liên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật?
- GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.
Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên sử dụng những sản phẩm do con người làm ra, từ đồ dùng điện, điện tử, đến các phương tiện đi lại, các loại máy và thiết bị dùng trong sinh hoạt
- Cho HS quan sát hình 1.3 SGK.
+ Hãy cho biết ý nghĩa của hình a và b?
- Muốn sử dụng hiệu quả và an toàn các đồ dùng, thiết bị chúng ta cần phải làm gì?
* Mở rộng: Khi em mua một đầu đĩa hoặc một ti vi mới, em chưa biết cách sử dụng chúng thì em phải làm sao?
- GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:
- Cho HS quan sát hình 1.4 SGK.
+ Bãn vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào?
+ Các lĩnh vực kĩ thuật đó có cần trang thiết bị không? Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không?
Hãy kể một số trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực kĩ thuật trên?
- GV nhận xét:
+ Cơ khí: máy công cụ, nhà xưởng,
+ Xây dựng: máy xây dựng, phương tiện vận chuyển,
+ Giao thông: phương tiện giao thông, đường, cầu cống,
+ Nông nghiệp: máy nông nghiệp, công trình thủy lợi, cơ sở chế biến,
- Để được một bản vẽ hoàn chỉnh người ta dùng công cụ hoặc dụng cụ gì để vẽ?
- Học vẽ kĩ thuật để làm gì?
- GV kết luận.
- Để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau, con người thường dùng: cử chỉ, tiếng nói, chữ viết, hình vẽ,
- HS quan sát.
H.a: biểu hiện tiếng nói; H.b: chữ viết;
H.c: cử chỉ;
H.d: hình vẽ (cấm hút thuốc).
- HS quan sát.
- Bằng bản vẽ kĩ thuật.
- Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.
- HS quan sát.
- Người kĩ sư đang thiết kế (H.a), sau đó người công nhân tiến hành thi công (H.b) và họ trao đổi các thông tin với nhau (H.c).
- HS ghi vào vở.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
H.a: sơ đồ nguyên lí và mạch điện thực tế;
H.b: bản vẽ mặt bằng nhà ở.
- Làm đúng theo bảng hướng dẫn sử dụng.
- Đọc và làm theo bảng hướng dẫn sử dụng.
- HS ghi vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm
à Nêu ý kiến nhóm
à Nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
- HS chú ý lắng nghe nhận biết.
- Vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ, bằng máy tính điện tử,
- Để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điện kiện tốt các môn khoa học-kĩ thuật khác.
- HS ghi vào vở.
HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài học.
- Yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Nêu câu hỏi củng cố bài cho HS trả lời.
- Dặn dò HS:
+ Về nhà đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Đọc và chuần bị trước bài 2: “Hình chiếu” trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
* Nhận xét rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet-1.doc