. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức chương I Đại cương về kĩ thuật trồng trọt, chương II Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc chuẩn bị bài và học bài ở nhà.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ môi trường đất, sử dụng phân bón phù hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi .
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp : 7A1.7A2 .7A 3 .
7A 4 .7A 5 .7A 6 .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để ôn các kiến thức đã học ở các bài trước chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học
kỳ I . Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài ôn tập hôm nay:
b. Các hoạt động dạy và học:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 02/12/2013
Tiết 16 Ngày dạy: 05/12/2013
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức chương I Đại cương về kĩ thuật trồng trọt, chương II Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc chuẩn bị bài và học bài ở nhà.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ môi trường đất, sử dụng phân bón phù hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi .
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp : 7A1.......................................7A2........................7A 3..................
7A 4..........................7A 5.......................7A 6...................
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để ôn các kiến thức đã học ở các bài trước chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học
kỳ I . Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài ôn tập hôm nay:
b. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức cần nhớ
- GV: Khi phòng trừ sâu, bệnh hại phải tuân theo những nguyên tắc nào?
- GV: Em hãy cho biết tác hại của sâu bệnh? Thế nào là bệnh cây?
- GV: Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?
- GV: Em hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
- GV: Nêu tác dụng của phân bón? Em hãy cho biết khi bón phân cần chú ý đến vấn đề gì?
- GV: Nêu các biện pháp để cải tạo đất và mục đích của các biện pháp đó?
- GV: Nhận xét
- HS: Khi phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng phải tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
- HS: Trả lời
+ Tác hại của sâu, bệnh: Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
+ Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.
- HS: Trả lời.
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh.
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hóa học.
+ Biện pháp sinh học.
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- HS: Phân bón có tác dụng: tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt.
- HS: Trả lời
Biện pháp cải tạo
Mục đích
- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
- Tăng độ phì nhiêu.
- Làm ruộng bậc thang
- Hạn chế xói mòn.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Tăng độ che phủ và hạn chế xói mòn.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Rửa phèn.
- Bón vôi
- Rửa chua.
- HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- GV: Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?
- GV: Dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại?
- GV: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?
- GV: Em hãy cho biết khi bón phân cần chú ý đến vấn đề gì?
- HS: Nếu không phòng bệnh, để sâu bệnh phá hại sẽ tốn công chăm sóc, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
- HS: Khi bị sâu, bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
- HS: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp: bắt sâu, dùng vợt, dùng thuốc hóa học, sinh học, canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
- HS: Chú ý đến liều lượng, chủng loại của các loại phân.
3. Nhận xét - Dặn dò:
- Yêu cầu các em về nhà học bài theo nội dung đã ôn tập.
- Dặn các em tiết sau sẽ kiểm tra học kỳ I.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7tuan 16on tap.doc