1. Kiến thức
Hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát và nhận biết
3. Thái độ
Có hứng thú trong học kỉ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
37 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 7 Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kiến thức
Thông qua giờ ôn tập giúp cho học sinh củng cố và hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng đã được học ở phần trồng trọt và 1 phần của chăn nuôi.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh kỹ năng tái hiện lại kiến thức và khắc sâu kiến thức đã học.
3. Thái độ
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương và gia đình.
II. Công tác chuẩn bị.
Giáo viên dựa vào các phần trọng tâm của các bài để hướng dẫn ôn tập cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
? Vai trò của thức ăn đối với cỏ thể vật nuôi ra sao?
3. Bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu nội dung phần trồng trọt và 1 phần chăn nuôi. Hôm nay, nhằm giúp cho các em khắc sâu các kiến thức đã được học và chuẩn bị cho kì thi học kì I sắp tới đạt kết quả cao, chúng ta cùng nhau ôn lại kiến thức và hệ thống toàn bộ nội dung phần trồng trọt và 1 phần chăn nuôi.(1p)
* Hoạt động: TỔ CHỨC ÔN TẬP CHO HỌC SINH (30p)
Gv hệ thống lại trọng tâm của từng bài để ôn tập cho học sinh
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT:
- Vai trò của trồng trọt.
- Nhiệm vụ của trồng trọt.-
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG:
- Khái niệm về đất trồng.
- Thành phần của đất trồng.
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG:
- Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT:
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT:
- Phân bón là gì?
- Tác dụng của phân bón.
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG:
- Cách bón phân.
- Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
- Bảo quản các loại phân bón thông thường.
VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG:
- Vai trò của giống cây trồng.
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG:
- Sản xuất giống cây trồng.
- Bảo quản hạt giống cây trồng.
SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG:
- Tác hại của sâu, bệnh.
- Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI:
- Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT:
- Làm đất nhằm mục đích gì?
- Các công việc làm đất.
GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP:
- Thời vụ gieo trồng.
- Phương pháp gieo trồng.
CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG:
- Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới, tiêu nước và bón phân thúc.
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN:
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ:
- Khái niệm về luân canh, xen canh và tăng vụ.
- Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ.
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI:
- Vai trò của chăn nuôi.
- Nhiệm vụ của chăn nuôi.
GIỐNG VẬT NUÔI:
- Khái niệm về giống vật nuôi.
- Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI:
- Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI:
- Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
- Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI:
- Chọn phối.
- Nhân giống thuần chủng.
THỨC ĂN VẬT NUÔI:
- Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
4. Củng cố: (7p)
Học sinh tự hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng phần trọng tâm của các bài mà giáo viên vừa mới ôn tập.
5. Dặn dò: (1p)
Các em về nhà học bài thật kĩ các phần trọng tâm mà thầy vừa hệ thống lại cho các em để thi học kì I đạt kết quả tốt nhất.
ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2011 - 2012
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
Câu 1: Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Kể tên các vụ gieo trồng trong năm? (1,5điểm)
Câu 2: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2điểm)
Câu 3: Em hãy kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? (1,5điểm)
Câu 4: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng phương pháp nào? (1,5điểm)
Câu 5: Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? (2điểm)
Câu 6: Làm đất nhằm mục đích gì? (1,5điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Căn cứ vào: khí hậu(0.25đ), loại cây trồng(0.25đ) và tình hình phát sinh sâu, bệnh để xác định thời vụ gieo trồng. (0.25đ)
Có 3 vụ: vụ đông xuân(0.25đ), vụ hè thu(0.25đ) và vụ mùa.(0.25đ)
Câu 2:
Cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.(0,5đ)
Cung cấp sức kéo.(0,5đ)
Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.(0,5đ)
Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.(0,5đ)
Câu 3:
Biện pháp canh tác (0.25đ) và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.(0.25đ)
Biện pháp thủ công (0.25đ)
Biện pháp hóa học (0.25đ)
Biện pháp sinh học (0.25đ)
Biện pháp kiểm dịch thực vật.(0.25đ)
Câu 4:
Bảo quản để hạn chế(0.25đ) sự hao hụt về số lượng(0.25đ) và giảm sút về chất lượng của nông sản. (0.25đ)
Bảo quản thông thoáng(0.25đ), bảo quản kín(0.25đ) và bảo quản lạnh.(0.25đ)
Câu 5:
Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.(0,5đ)
Có đặc điểm về ngoại hình và năng xuất giống nhau.(0,5đ)
Có tính di truyền ổn định.(0,5đ)
Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.(0,5đ)
Câu 6:
Làm đất có tác dụng(0.25đ) làm cho đất tơi xốp(0.25đ), tăng khả năng giữ nước(0.25đ), chất dinh dưỡng(0.25đ), đồng thời còn diệt cỏ dại(0.25đ) và mầm móng sâu, bệnh hại.(0.25đ)
* KẾT QUẢ:
* NHẬN XÉT:
TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu.
- Đánh giá mức tiếp thu kiến thức của học sinh qua phần trồng trọt, phần lâm nghiệp và phần chăn nuôi đã được học.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, độc lập sáng tạo, áp dụng vào thực tế cuộc sống.
- Làm bài nghiêm túc, độc lập sáng tạo.
II. Công tác chuẩn bị.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức của phần : trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Giáo viên: ra đề, đánh máy và phô tô.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Ra đề.
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm) Em cho biết vai trò của rừng trong đời sống, sản xuất, xã hội ? Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào?
Câu 2: (2 điểm) Nêu các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ? Lấy ví dụ của mỗi phương pháp?
Câu 3: (2 điểm) Nêu kĩ thuật đào hố trồng cây rừng, quy trình trồng cây con bầu ?
Câu 4: (3 điểm) Nêu khái niệm, tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ là gì ?
Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của việc phá rừng ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
* Vai trò của rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt
Văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
* Yêu cầu khi đặt vườn ươm
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
- Độ pH từ 6 - 7 (trung tính hay ít chua)
- Mặt đất bằng hay hơi dốc từ 2- 4oc
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
Câu 2:
- Phương pháp hái: VD: Cam, bưởi, hồng ...
- Phương pháp nhổ: VD: Lạc, sắn ....
- Phương pháp đào: VD: Khoai lang, khoai tây ....
- Phương pháp cắt : VD: Lúa, hoa, bắp cải.
Câu 3:
- Vạc cỏ phát xung quanh miệng hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố
- Lớp đất màu đem trộn với phân bón, tỉ lệ 1 kg phân hưu cơ + 100g Supe lân + 100g NPK cho một hố
- Lớp đất màu trộn phân bón cho xuống trước
- Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố
Câu 4:
+ Luân canh: Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích
+ Xen canh: Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu
+ Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích
* Tác dụng:
- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh
- Xen canh sử dung hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu, bệnh.
- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản lượng nông sản
Câu 5:
- Thiệt hại về người, của, đất bi bạc màu xói mòn, nhiệt độ trái đất tăng dần, môi trườn bị ô nhiễm...
2 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
3. Hướng dẫn học ở nhà
- Chẩn bị bài mới
ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
Câu 1: Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Kể tên các vụ gieo trồng trong năm? (1,5điểm)
Câu 2: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2 điểm)
Câu 3: Em hãy kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? (1,5 điểm)
Câu 4: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng phương pháp nào? (1,5 điểm)
Câu 5: Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? (2 điểm)
Câu 6: Làm đất nhằm mục đích gì? (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Căn cứ vào: khí hậu (0.25đ), loại cây trồng (0.25đ) và tình hình phát sinh sâu, bệnh để xác định thời vụ gieo trồng (0.25đ)
Có 3 vụ: vụ đông xuân (0.25đ), vụ hè thu (0.25đ) và vụ mùa (0.25đ)
Câu 2:
Cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu (0,5đ)
Cung cấp sức kéo (0,5đ)
Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt (0,5đ)
Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác (0,5đ)
Câu 3:
Biện pháp canh tác (0.25đ) và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại (0.25đ)
Biện pháp thủ công (0.25đ)
Biện pháp hóa học (0.25đ)
Biện pháp sinh học (0.25đ)
Biện pháp kiểm dịch thực vật.(0.25đ)
Câu 4:
Bảo quản để hạn chế (0.25đ) sự hao hụt về số lượng (0.25đ) và giảm sút về chất lượng của nông sản (0.25đ)
Bảo quản thông thoáng (0.25đ), bảo quản kín (0.25đ) và bảo quản lạnh (0.25đ)
Câu 5:
Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc (0,5đ)
Có đặc điểm về ngoại hình và năng xuất giống nhau (0,5đ)
Có tính di truyền ổn định (0,5đ)
Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng (0,5đ)
Câu 6:
Làm đất có tác dụng (0.25đ) làm cho đất tơi xốp (0.25đ), tăng khả năng giữ nước (0.25đ), chất dinh dưỡng (0.25đ), đồng thời còn diệt cỏ dại (0.25đ) và mầm móng sâu, bệnh hại (0.25đ)
File đính kèm:
- GIAO AN CN 7 HK I.doc