Phần I: TRỒNG TRỌT.
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT.
Bài 1. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được ví dụ minh họa.
- Trình bày được các nhiệm vụ của ngành Trồng trọt.
- Nêu và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sản phẩm trồng trọt, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.
- Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
3. Thái độ:
- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị:
- GV: + Tranh: Vai trò của trồng trọt ,Bảng phụ
+ Tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới.
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
2. Phương pháp:
- Trao đổi nhóm, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài củ
3.Bài mới
131 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 7 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý ao là gì?
? Chăm sóc tốt cho tôm, cá là phải làm như thế nào?
3. Bài mới: Muốn nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi thủy sản thì công việc rất quan trọng là thu hoạch, bảo quản, chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và bán chạy trên thị trường. Nhằm để hiểu rỏ hơn về những vấn đề trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.(1p)
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch. (10p)
Gv cho đọc thông tin SGK
? Có mấy phương pháp thu hoạch? Kể tên?
Gv nhận xét về 2 phương pháp trên
Gv cho thảo luận nhóm để tìm ưu – nhược điểm của 2 phương pháp trên
Gv nhận xét và đưa ra đáp án đúng
Hs đọc thông tin
Có 2 pp: đánh tỉa thả bù, thu hoạch toàn bộ
Hs chú ý lắng nghe
Hs tiến hành thảo luận – đại diện nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét và bổ sung
I. Kĩ thuật thu hoạch.
Có 2 phương pháp thu hoạch:
Đánh tỉa thả bù
Thu hoạch toàn bộ
Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo quản. (15p)
? Các sản phẩm không được bảo quản thì sản phẩm đó ntn?
Gv nhận xét và nêu lên mục đích của việc bảo quản
Gv cho đọc thông tin SGK
Gv cho quan sát H.86 SGK
? Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản?
? Nêu nội dung của từng PP?
Gv nhận xét và nhấn mạnh: khi bảo quản cần đảm bảo chất lượng và yêu cầu kĩ thuật
? Trong 3 PP trên PP nào là phổ biến? Vì sao?
? Tại sao muốn bảo quản thủy sản lâu hơn thì phải tăng tỉ lệ muối?
Gv nhận xét
Hs tự liên hệ thực tế để trả lời
Hs chú ý lắng nghe
Hs tự ghi nhớ
Hs đọc thông tin
Hs q/s H.86
Có 3 PP: ướp muối, làm khô, làm lạnh
Hs dựa vào thông tin
Hs chú ý lắng nghe
Hs tự ghi nhớ
PP ướp muối vì tiện lợi, dễ làm,...
Để vi khuẩn ko hoạt động được, sản phẩm ko bị ươn, thối,...
II. Một số biện pháp bảo quản.
Có 3 phương pháp bảo quản:
Ướp muối
Làm khô
Làm lạnh
Hoạt động 3: Phương pháp chế biến. (7p)
Gv cho đọc thông tin SGK
? Nêu mục đích của việc chế biến sản phẩm thủy sản?
? Kể tên các sản phẩm thủy sản đã được chế biến?
? Có mấy PP chế biến sản phẩm thủy sản?
Gv nhận xét
Hs đọc thông tin
Tăng giá trị sử dụng thực phẩm,...
Nước mắm, cá mồi, chả giò,...
Có 2 PP: PP thủ công và PP công nghiệp
Hs tự ghi nhớ
III. Phương pháp chế biến.
Có 2 phương pháp chế biến:
PP thủ công
PP công nghiệp
4. Củng cố: (5p)
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
? Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá?
? Nêu các phương pháp bảo quản tôm, cá?
? Nêu các phương pháp chế biến tôm, cá?
5. Dặn dò: (1p)
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Xem và chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Tiết: Ngày soạn:
Tuần: Ngày giảng:
Bài 56:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.
Biết được 1 số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Kĩ năng
Áp dụng vào thực tế vào sản xuất của địa phương.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường nuôi thủy sản.
II. Công tác chuẩn bị.
- Phóng to sơ đồ 17, bảng phụ.
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá?
? Nêu các phương pháp chế biến tôm, cá?
3. Bài mới: Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn có tác hại đến các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản bị hủy hoại nghiêm trọng. Hôm nay, thông qua nội dung bài 56 sẽ giúp cho các em hiểu được những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.(1p)
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ý nghĩa của bảo vệ mt và nguồn lợi thủy sản. (7p)
Gv cho đọc thông tin SGK
? Tại sao ta phải bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm?
? Môi trường nước bị ô nhiễm là do đâu?
Gv nhận xét
Hs đọc thông tin
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người,...
Nước thải sinh hoạt, nước thải công, nông nghiệp gây ra
I. Ý nghĩa của bảo vệ mt và nguồn lợi thủy sản.
Môi trường thủy sản bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thủy sinh và con người. Do đó cần được bảo vệ
Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo vệ môi trường. (12p)
Gv cho đọc thông tin phần 1 SGK
? Có mấy PP xử lý nguồn nước? Kể tên?
? Trong 3 PP trên, theo em nên chọn các PP nào có hiệu quả? Tại sao?
Gv nhận xét
Gv cho đọc thông tin phần 2 SGK
? Người ta đã làm ntn để giảm bớt độc hại cho sinh vật và con người?
? Có mấy biện pháp bảo vệ môi trường? Kể tên?
Gv nhận xét
Hs đọc thông tin
Có 3 PP: lắng(lọc), dùng hóa chất,...
PP lắng + dùng hóa chất vì dể thực hiện, hiệu quả diệt khuẩn cao
Hs đọc thông tin
Dựa vào thông tin để trả lời
Có 2 biện pháp: xử lí nguồn nước và quản lí
II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Các biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản:
Xử lí nguồn nước
Quản lí
Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (13p)
Gv nêu mục đích của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Gv cho thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập SGK
Gv nhận xét và đưa ra đáp án đúng
? Có mấy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản?
Gv phân tích nội dung của từng nguyên nhân
Gv cho đọc thông tin phần 3 SGK
? Làm thế nào để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí?
? Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thủy sản lâu dài và bền vững?
Gv nhận xét và giới thiệu mô hình VAC, RVAC
Hs chú ý lắng nghe
Hs tự ghi nhớ
Hs tiến hành thảo luận – Đại diện nhóm trả lời
Dựa vào thông tin để trả lời 4 nguyên nhân chính
Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ
Hs đọc thông tin
Dựa vào thông tin để trả lời
Bảo vệ NLTS, đánh bắt đúng kĩ thuật,...
Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ
III. Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước hết là chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước có hại cho sinh vật thủy sinh, đồng thời đánh bắt hợp lý.
4. Củng cố: (5p)
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản?
? Nêu 1 số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
5. Dặn dò: (1p)
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Xem lại toàn bộ nội dung của chương trình HKII để tiết sau tiến hành ôn tập.
Tiết: Ngày soạn:
Tuần: Ngày giảng:
ÔN THI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
Sau khi ôn tập xong học sinh phải:
1. Kiến thức
Thông qua giờ ôn tập giúp cho học sinh củng cố và hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng đã được học ở phần 3 Chăn nuôi và phần 4 Thủy sản.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh kỹ năng tái hiện lại kiến thức và khắc sâu kiến thức đã học.
3. Thái độ
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương và gia đình.
II. Công tác chuẩn bị.
Giáo viên dựa vào các phần trọng tâm của các bài để hướng dẫn ôn tập cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản?
? Nêu 1 số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
3. Bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu nội dung phần Chăn nuôi và phần Thủy sản. Hôm nay, nhằm giúp cho các em khắc sâu các kiến thức đã được học và chuẩn bị cho kì thi học kì II sắp tới đạt kết quả cao, chúng ta cùng nhau ôn lại kiến thức và hệ thống toàn bộ nội dung phần trồng trọt.(1p)
* Hoạt động: TỔ CHỨC ÔN TẬP CHO HỌC SINH (30p)
Gv hệ thống lại trọng tâm của từng bài để ôn tập cho học sinh
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI:
Vai trò của chăn nuôi.
Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
GIỐNG VẬT NUÔI:
khái niệm về giống vật nuôi.
Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI:
Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI:
Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
Quản lí giống vật nuôi.
NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI:
Chọn phối.
Nhân giống thuần chủng.
THỨC ĂN VẬT NUÔI:
Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI:
Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI:
Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI:
Phân loại thức ăn
Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.
Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI:
Tầm quan trọng của chuồng nuôi.
Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI:
Chăn nuôi vật nuôi non.
Chăn nuôi vật nuôi đực giống.
Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI:
Nguyên nhân sinh ra bệnh.
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI:
Tác dụng của vắc xin.
Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN:
Vai trò của nuôi thủy sản.
Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta.
MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN:
Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
Tính chất của nước nuôi thủy sản.
Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN:
Những loại thức ăn của tôm, cá.
Quan hệ về thức ăn.
CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN:
Chăm sóc tôm, cá.
Quản lí.
Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
XVIII. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN:
Thu hoạch.
Bảo quản.
Chế biến.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN:
- Ý nghĩa.
Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Củng cố: (7p)
Học sinh tự hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng phần trọng tâm của các bài mà giáo viên vừa mới ôn tập.
5. Dặn dò: (1p)
Các em về nhà học bài thật kĩ các phần trọng tâm mà thầy vừa hệ thống lại cho các em để thi học kì II đạt kết quả tốt nhất.
File đính kèm:
- cong nghe 7 chuan ktkn 2014.doc