. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia với gia đình trong công việc trồng trọt.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt, làm cho môi trường sản xuất nông nghiệp sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Hình 33 SGK/51.
- Tài liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7686 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Bài 21: Luân canh – xen canh – tăng vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 04/01/2014
Tiết 22 Ngày dạy: 07/01/2014
BÀI 21: LUÂN CANH – XEN CANH – TĂNG VỤ
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia với gia đình trong công việc trồng trọt.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt, làm cho môi trường sản xuất nông nghiệp sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Hình 33 SGK/51.
- Tài liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1 7A2...7A 3................
7A4 .................7A5......................7A6.........................
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu yêu cầu và các biện pháp thu hoạch nông sản.
HS2: Nêu mục đích, điều kiện và các phương pháp bảo quản nông sản.
HS3: Nêu mục đích và phương pháp chế biến nông sản.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm qua luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
b. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về luân canh.
- GV: Đặt một số câu hỏi cho HS
+ Trên ruộng của nhà em đang gieo trồng cây gì?
+ Sau khi cắt lúa thì nhà em trồng gì?
+ Thu hoạch đậu sẽ trồng cây gì?
- GV: Nhận xét.
Trong một năm trên một mảnh đất ta đã trồng : lúa- đậu nành- lúa. Đây chính là hình thức của luân canh.
- GV: Qua đó cho biết luân canh là gì?
- GV: Khi tiến hành trồng luân canh? Người ta thường tiến hành các loại hình luân canh nào?
- GV: Cho VD về một số cây trồng cạn và cây trồng nước mà em biết?
- GV: Luân canh có tác dụng gì? Tại sao?
- HS: Trả lời.
- HS: Lắng nghe..
- HS: Là gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
-HS: Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau; Giữa cây trồng cạn với cây trồng nước; Giữa những cây trồng nước với nhau.
- HS: Bắp, đậu, lúa..
- HS: Luân canh làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu, giảm sâu bệnh hại và tăng tổng sản lượng thu hoạch
I. Luân canh
- Luân canh là trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích trong năm.
- Tác dụng: Làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu, giảm sâu bệnh hại và tăng tổng sản lượng thu hoạch.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về xen canh.
- GV: Treo hình 33 SGK cho biết: Thế nào là xen canh?
- GV: Tác dụng của xen canh?
- GV: Giới thiệu về công thức xen canh cây trồng hợp lý.
- GV: Trên một thửa ruộng, một nửa trồng khoai tây, một nửa còn lại trồng xu hào, có gọi là xen canh không? Tại sao?
- HS: Xen canh là trên cùng một diện tích cây trồng, trồng xen thêm một loại cây khác.
- HS: Tận dụng ánh sáng và chất dinh dưỡng, tăng thêm thu hoạch.
-HS:Lắng nghe.
- HS: Không phải là xen canh. Vì không trồng xen và không tăng thêm thu hoạch trên cùng diện tích.
II. Xen canh:
- Xen canh là trên cùng một diện tích cây trồng, trồng xen thêm một loại cây khác.
- Tác dụng: Tận dụng ánh sáng và chất dinh dưỡng, tăng thêm thu hoạch.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về tăng vụ.
- GV: Em hãy lấy VD về tăng vụ mà em biết? Vì sao gọi đó là tăng vụ?
- GV: Tăng vụ có tác dụng gì?
- GV: Để tăng vụ gieo trồng, phải làm như thế nào?
- GV: Ở địa phương em đã gieo trồng được mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng?
- GV: Nhận xét
- HS: Tăng thêm số vụ gieo trồng trong một năm trên cùng diện tích.
- HS: Tăng sản lượng thu hoạch.
- HS: Dùng giống ngắn ngày, có biện pháp tưới tiêu đầy đủ.
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe
III. Tăng vụ:
Tăng thêm số vụ gieo trồng trong một năm trên cùng diện tích.
Tác dụng: Tăng sản lượng thu hoạch.
4. Củng cố:HS làm bài vào phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Trên một thửa ruộng thu hoạch lúa mùa, trồng ngô, tiếp theo là trồng khoai lang và đậu xanh trên luống khoai, thu hoạch khoai lang xong lại cấy lúa mùa. Hãy xác định đặc điểm tăng vụ, xen canh, luân canh thể hiện như thế nào?
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét thái độ học tập của các em.
- Dặn các em về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7tuan 21tiet 22.doc