Giáo án Công Nghệ 6 Tuần 27

- Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương III .

 - Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.

 - Làm cho học sinh chú ý nhiều hơn đến việc học của mình

 - Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của học sinh ( cách học ).

 - Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của giáo viên ( cách dạy ).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công Nghệ 6 Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tuần 27 Tiết 53 Kiểm tra 45/ I. Mục tiêu: - Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương III . - Đánh giá được kết quả học tập của học sinh. - Làm cho học sinh chú ý nhiều hơn đến việc học của mình - Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của học sinh ( cách học ). - Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của giáo viên ( cách dạy ). II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK chương III Nấu ăn trong gia đình câu hỏi và đáp án trọng tâm - HS: ôn tập chuẩn bị kiểm tra. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: Phần I: Thiết lập ma trận hai chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Hoàn thành các câu về sử dụng TP, chất dinh dưỡng 1 3 1 3 Biện pháp vệ sinh an toàn TP 1 3 1 3 Các phương pháp làm chín thực phẩm 1 4 1 4 Tổng 1 3 2 7 3 10 Phần II: Đề kiểm tra I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ): Câu 1: Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây: Chất đạm Vitamin Chất xơ Tinh bột Thực vật Đun sôi Phát triển ấm áp Củ Tim mạch Béo phì C Năng lượng động vật Mỡ a) Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể…… b) Một số nguồn chất đạm từ……….. là thịt, cá, trứng, gia cầm. c)…………. được cơ thể hấp thụ và cơ thể dưới dạng axít amin. d) Chất đạm dư thừa được tích trữ dưới dạng……….trong cơ thể. e) Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và ……………….. f) Đường và …… là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột. g) ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta……… h) Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và………………… i) Mỡ được tích dưới da sẽ giúp cho cơ thể………………………… j) Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh……………….. k) Đa số rau sống đều có chứa………, nước, …………. và muối khoáng. II. Tự luận ( 7 điểm ): Câu 1: Em hãy cho biết biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Câu 2: Em hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày? so sánh sự khác nhau giữa xào và rán, luộc và nấu? Phần III. Đáp án và thang điểm: I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ). Câu 1 ( 3 điểm ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm. Phát triển, Động vật, Năng lượng, Mỡ, Đun sôi, Tinh bột, Béo phì, Thực vật, âm áp, Thu hoạch, Chất xơ, Vitamin, C. II. Tự luận ( 7 điểm ). Câu 1 ( 3điểm ) - An toàn thực phẩm khi mua sắm, thực phẩm đảm bảo tươi, không ôi, úa, ươn… để hộp phải chú ý hạn sử dụng. - An toàn thực phẩm khi chế biến: Chú ý vệ sinh thực phẩm rửa sạch đậy kín, nấu chín….. Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo vi trùng sẽ phát triển mạnh, gây ngộ độc……. Câu 2( 4 điểm ). - Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước ( Luộc, nấu, kho). - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước ( Hấp ). - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa ( Nướng ). - Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo ( Rang, xào, rán ). * Sự khác nhau giữa xào và rán. - Xào: Là đảo đi đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn. - Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ chín TP, vứa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ. * Sự khác nhau giữa luộc và nấu. - Luộc: TP chín trong môi trường nhiều nước với thời giam vừa đủ để thực phẩm chín. - Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước. 4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét đánh giá giờ kiểm tra Thu bài về nhà chấm 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, đọc và xem trước bài Quy trình tổ chức bữa ăn. Ngày soạn Tuần 27 Tiết 54 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn, biết cách xắp xếp công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định như cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn, phục vụ và thu dọn trước, trong, và sau khi ăn. - Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình. - Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn ngon, bổ, ít tốn kém và không lãng phí. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, thực đơn các bữa ăn hàng ngày, tranh ảnh một số bữa ăn tiêu biểu - Trò: Đọc SGK bài 22, III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1: Tìm hiểu thực đơn là gì? GV: Để hiểu rõ thực đơn là gì chúng ta sẽ quan sát hình vẽ (SGK). GV: Em hãy kể tên những món ăn trong hình? HS: Kể tên. GV: Phân tích cấu tạo các món ăn mà học sinh vừa liệt kê. Ghi lại những món ăn đó dự định sẽ được phục vụ trong bữa cỗ, tiệc hay bữa thường ngày đó chính là thực đơn. GV: Vậy theo em thực đơn là gì? HS: Trả lời GV: Yêu cầu học sinh quan sát thực đơn mẫu. HS: Nhận xét Gv: Kết luận. HĐ2. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn. GV: Trước hết phải biết xây dựng thực đơn cho bữa ăn nào? - Bữa tiệc - Bữa cỗ. - Bữa ăn thường. GV: Bữa cơm thường ngày em ăn những món gì? HS: Các món ăn thường ngày gồm 3 đến 4 món. GV: Khái quát 4.Củng cố: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK - Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? 2/ 18/ 20/ 3/ I Xây dựng thực đơn. 1. Thực đơn là gì? - Thực đơn là bảng ghi tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn ( ăn thường, bữa cỗ, tiệc ). - Có thực đơn, công việc chuẩn bị bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy khoa học. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. - Phải căn cứ vào tính chất của bữa ăn ( Tiệc, cỗ hay ăn thường) Ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn. - Một số món thường có trong thực đơn. + Món canh + Các món rau, củ, quả. + Các món nguội + Các món xào, rán + Các món mặn + Các món tráng miệng b) Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn. c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước phần II SGK

File đính kèm:

  • docCN6tuan1-34jhdfgkahd (27).doc
Giáo án liên quan