11. Kiến thức :
-Thông qua tiết ôn tập giúp HS nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản vè cách sử dụng và bảo quản trang phục, biết sử dụng trang phục hợp lý và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.
-Cắt khâu đẹp một số sản phẩm đơn giản.
1.2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc. Của bản thân và gia đình.
1.3. Thái độ : Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự gọn gàng
53 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 6 Tiết 17- 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể làm sạch khi bị bẩn, nên được sử dụng rộng rải tại các gia đình, cơ quan, ở khắp thành thị và nông thôn.
Các bình hoa đặt ở giửa bàn ăn hay bàn tiếp khách phải được cắm như thế nào ?
Cắm thấp, dạng toả tròn, hoặc dạng tam giác với nhiều hoa, lá
Bình hoa trang trí tủ, kệ thường sử dụng bình như thế nào ?
Bình cao với it hoa, la cắm dạng thẳng hoặc nghiêng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
+ Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
+ Làm bài tập 2, 3 trang 51 SGK.
+ Chuẩn bị :
-Một số bình cắm hoa ở nhà có, có thể làm bằng bình nhựa, lon bia, ống tre, những vật dụng khác.
-Một số hoa, cành thuỷ trúc, thông nhỏ, lá măng, lá dương xỉ, lá cau cảnh . . .
Giáo dục HS muốn đẹp sân trường không nên phá như : hái hoa, bẻ cành, làm hư hại cây kiểng.
5-RÚT KINH NGHIỆM :
KIẾN THỨC : * Ưu Điểm
* Hạn Chế
PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN :
HIỆU QUẢ:
Tiết 29
Ngày dạy :
CẮM HOA TRANG TRÍ
1-MỤC TIÊU :
a.Kiến thức :
-HS hiểu được ý nghĩa của việc cắm hoa trang trí, Dụng cụ và vật liệu cần thiết dùng trong cắm hoa
-Hiểu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản .
-Quy trình cắm hoa.
b.Kỹ năng :
- Cắm đượcmột số dạng hoa cơ bản phù hợp không gian nơi ở, học tập.
- Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí.
c. Thái độ: Giáo dục tính thẩm mỹ, tiết kiệm, lòng yêu thích nghệ thuật cắm hoa, biết cắm một số dạng hoa trang trí phòng học, nhà ở.
2-CHUẨN BỊ :
a. GV : Một số bình cắm, một số dụng cụ dao, kéo, mút xốp, lưới thép, bàn chông.
b. HS : Một số bình cắm.
3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
4-TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS.
4.2/ Kiểm tra bài cũ :
* Kể các loại hoa dùng trong trang trí ? 5 đ
Hoa tươi, hoa khô, hoa giả.
* Hoa giả có những ưu điển như thế nào ? 5 đ
Hoa giả đẹp, bền cáo nhiều màu sắc như hoa thật, nhiều loại hoa giả có thể làm sạch khi bị bẩn nên được sử dụng rộng rải tại các gia đình, cơ quan ở khắp thành thị và nông thôn.
4.3/ Giảng bài mới :
* GV giới thiệu bài
+ Ngoài trang trí nhà ở bằng cây cảnh người ta còn trang trí nhà ở bằng gì ? (hoa).
+ Trong đời sống hàng ngày hoa được xem như là một loại trang trí đẹp, vì nó rất phong phú về hình dạng và màu sắc.
-Hoa có rất nhiều ở quanh ta, chỉ cần chút ít thời gian cùng với sự sáng tạo, khéo léo, chúng ta sẻ thực hiện được bình hoa đơn giản nhưng đẹp, để trang trí cho ngôi nhà của mình
HOẠT ĐỘNG CŨA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 : Tìm hiểu nguyên liệu,dụng cụcắm hoa
* GV giới thiệu cho HS xem các loại bình cắm hoa, các dạng cao, thấp, giỏ, lẳng, các vật dụng đơn giản như bát thuỷ tinh,chậu, ly, ấm trà, lon nước yến, lon nước ngọt.
* HS quan sát các dạng bình hoa.
* Để tạo nên những bình cắm hoa độc đáo nhưng dể thực hiện.
+ Kể tên các loại dụng cụ và chất liệu làm nên bình cắm ?
* GV cho HS xem bát thuỷ tinh, gốm, sứ, giỏ, bình nước ngọt.
* HS quan sát mẫu vật
-Chúng ta đã có một bình cắm không cần mua, có thể hái một số hoa dể tìm là sẽ có một bình hoa đơn giản, độc đáo.
* GV giới thiệu cho HS xem dao, kéo, mút xốp, bàn chông.
* HS quan sát dụng cụ cắm hoa
+ Dụng cụ nào dùng để cắt ?
+ Dụng cụ nào để giử chặt hoa trong bình ?
+ Em hãy kể lại những dụng cụ cắm hoa thường sử dụng trong gia đình.
* Để cắm được một bình hoa ngoài dụng cụ để cắm chúng ta còn phải có vật liệu cắm hoa.
* GV cho HS xem một bình hoa đã cắm sẳn va hỏi HS.
* HS quan sát bình hoa và trả lời
Có thể dùng vật liệu nào để cắm hoa.
* GV đưa ra một bình hoa đẹp có sử dụng cả hoa to, hoa nhỏ, lá phụ, cành. . . hoặc một bó hoa đủ các thể loại để HS nêu được các loại vật liệu cắm hoa.
GV: Tiết trước chúng ta đã học biết các loại hoa tươi. Hoa ở nước ta rất phong phú về hình dáng, kích thước, màu sắc, hương thơm, nhiều loại hoa có quanh năm nhưng có loại hoa chỉ nở theo mùa, vùng, miền, về kích thước có những loại hoa nào bông to ?loại hoa bông nhỏ?
* HS trả lời.
* GV giới thiệu cho HS một số loại cành và hỏi HS đây là cành gì ?
* HS trả lời
* GV cho HS xem một số loại lá hỏi HS lá này là lá gì ?
* HS trả lời
* Các loại lá này dùng để cắm xen kẻ với hoa để tăng thêm vẻ tươi mát của bình hoa và che lấp đế ghim hoặc mút xốp giử ẩm.
* Tuỳ theo loại hoa và điều kiện, có thể chỉ cắm riêng hoa, hoặc cắm thêm cành và lá khác.
* Người ta có thể còn dùng một số loại quả để kết hợp trang trí cùng với hoa, lá.
HĐ2 : Nguyên tắc cơ bản
* Để trang trí được một lọ hoa đẹp cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Khi đã nắm vững được các nguyên tắc này,ta có thể vận dụng linh hoạt để tạo nên những mẫu “ biến kiểu “ độc đáo.
* GV cho HS xem hoa súng, hoa huệ phải cắm bình thấp, hoa huệ, hoa layơn có dáng cao vươn thẳng phải căm ở bình cao. Tùy vị trí trang trí.
* GV cắm thử hoa huệ vào bình thấp và hoa hướng dương vào bình cao rồi lại cắm ngược lại cho HS nhận xét cách nào hợp lý hơn.
* HS quan sát nhận xét
Có thể sử dụng một màu hoa hoặc nhiều màu hoa trong một bình cắm, nói chung bình cắm và hoa có màu tương phản sẻ có tác dụng làm tôn vẻ đẹp của bình hoa.
* GV yêu cầu HS nêu ví dụ ?
* GV cho HS xem tranh ảnh có sử dụng nhiều loại hoa, có nhận xét gì về màu sắc của hoa, bình cắm.
* HS quan sát tranh nhận xét
* GV gọi HS cho ví dụ bình màu sáng thì hoa cắm mù gì ? Vàng, trắng, đỏ hoặc đỏ tím.
-Bình màu tối thì hoa cắm màu gì ? Tím, hồng vàng, trắng,vàng.
* HS thảo luận nhóm, trình bày nhận xét
* GV cho HS xem một cây bông Cúc hỏi HS các em thấy vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào ?
* HS quan sát nhận xét
* GV cho HS xem một bình hoa có các cành dài bằng nhau có kích thước quá ngắn so với bình và so sánh với hình, tranh vẽ gọi HS nhận xét bình nào cắm đúng, bình nào cắm sai ?
* HS quan sát nhận xét
* Cành hoa cắm vào bình có độ dài, ngắn khác nhau.
+ Hoa và bình phải cân đối.
* GV giới thiệu cho HS xem tranh.
* HS quan sát tranh
* GV cho HS xem mẫu vật làm bằng mút và giới thiệu cách đo.
* HS quan sát mẫu vật
-Cho HS xem cành chính thứ nhất.
-Cho HS xem cành chính thứ hai.
Khi cắt chúng ta phải trừ hao chiều cao của bình cắm để cắt các cành chính.
* GV cho HS xem bình hoa và giới thiệu cành chính 1, cành chính 2 và cành chính 3, cành phụ có thể bằng lá, cành hoặc hoa có thể cắm các cành chính cùng một loại hoa cùng một màu, có thể cắm cành chính bằng lá.
* Cắ Cắm hoa là sự phối hợp giữa màu sắc, hình dáng, kích thước của hoa và bình cắm, sắp xếp cành hoa vào bình với chiều dài và góc độ hợp lí sẽ tạo nên vẻ đẹp hài hòa, sống động cho bình hoa.
I-Dụng cụ và vật liệu cắm hoa
1/ Dụng cụ cắm hoa :
a-Bình cắm
Các dạng cao, thấp giỏ, lẳng,các vật dụng đơn giản.
Chúng được làm bằng các chất liệu thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa.
b-Các dụng cụ khác :
Dao, kéo, mút xốp, lưới thép, bàn chông.
2/ Vật liệu cắm hoa :
a-Các loại hoa
Hoa bông to : Hoa hướng dương, hoa hồng, hoa cúc, hoa râm bụt.
-Hoa bông nhỏ : Hoa cúc kim, hoa cỏ, hoa thạch thảo. . .
b-Các loại cành :
Cành trúc, cành mai, cành thủy trúc, cành sứ cảnh. . .
c-Các loại lá :
Lá lưởi hổ, lá thông, lá măng, lá cau cảnh, lá trầu bà, lá cây cảnh.
II-Nguyên tắc cơ bản :
1/ Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc.
Hoa súng có cấu tạo vòng nở phải cắm chậu hoặc bình thấp.
Hoa huệ, hoa layơn có dáng cao vươn thẳng phải chọn bình cao.
Bình cắm có các màu như : Màu nâu, đen, trắng, xám. . . thích hợp với nhiều loại màu hoa.
2/ Sự cân đối về kích thước giửa cành hoa và bình cắm.
+ Cành hoa cắm vào bình có độ dài ngắn khác nhau. Hoa và bình phải cân đối.
+ Cách xác định chiều dài các cành chính.
-Cành chính thứ nhất ( kí hiệu : L) = 1,5 – 2 ( D + h )
D : Đường kính lớn nhất của bình
h : Chiều cao của bình.
-Cành chính thứ hai ( ) = 2/ 3 L
-Cành chính thứ ba ( ) = 2/ 3
-Các cành phụ ( ) có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
4.4/ Củng cố và luyện tập :
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu dùng để cắm hoa ?
-Bình cắm.
-Các dụng cụ khác, dao, kéo, mút xốp, bàn chông.
-Vật liệu : Các loại hoa, cành, lá.
Nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa là gì ?
-Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
-Sự cân đối về kích thước giửa cành hoa và bình, sự phù hợp giửa bình hoa và vị trí cần trang trí.
Cách xác định chiều dài của các cành chính ?
-Cành chính 1 : 1,5 – 2 ( D + h )
2 : 2/ 3
3 : 2/ 3
Cành phụ ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
Khi học xong bài này các em về cắm thử một bình hoa, chắc chắn chúng ta sẻ được gia đình khen.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học thuộc bài, làm bài tập 1, 2 trang 56 SGK
- Chuẩn bị :
-Các loại bình hoa
-Các loại hoa tươi, cành, lá.
-Xem kỹ bài phần quy trình cắm hoa.
5-RÚT KINH NGHIỆM :
KIẾN THỨC : * Ưu Điểm
* Hạn Chế
PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN :
HIỆU QUẢ:
File đính kèm:
- tiet 1827 cn 6.doc