Giáo án chuẩn lớp 4 Tuần 31

1.KTBC:

2.Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2:

 a) Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ

 -Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ

1 : 400.

 -Hỏi: Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì ?

 -Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.

 -Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.

 

 

 -Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm.

 -Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.

 -Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn lớp 4 Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: HD HS quan sát và nhận xét - Cho Hs quan sát mẫu ôtô tải đã lắp . + Để lắp được ôtô tải cẩn phải có bao nhiêu bộ phận ? + Nêu tác dụng của ôtô tải ? Hoạt động 3: HD HS làm thực hành - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật a ) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK . - GV cùng HS gọi tên và số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng đủ . b ) Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ vào trục bánh xe và sàn ca bin ( H2- SGK ) + Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần ? GV tiến hành lắp từng phần giá đở , trục bánh xe , sàn xe nối 2 phần với nhau . * Lắp ca bin ( H3 - SGK ) - Hs quan sát hình 3 SGK , em hãy nêu các bước lắp cabin ? * Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe ( H 4 , H5 SGK ) c ) Lắp ráp xe ôtô tải - GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK d ) GV hướng dẫn Hs thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp . Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét về thái độ học tập - Giá đỡ bánh xe và sàn ca bin , thành sau của thành xe và trục bánh xe . - Xe để chở hàng hóa Cả lớp ,nhóm, quan sát - HS sắp xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp - Giá đở , trục bánh xe sàn ca bin . Một HS lên lắp , HS khác nhận xét bở sung cho hoàn chỉnh . - Có 4 bước như SGK - ( HS khéo tay lắp được ô tô chắc chắn, chuyển động được ) ***************************** Ngày soạn: Thứ sáu ngày 18 tháng 4năm 2014 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 25 tháng 4 năm 2014 Môn: TOÁN Tiết 155: Bài : ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ TỰ NHIÊN I.Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. - Các bài tập cần làm : 1(dòng 1, 2) ; 2 ; 3; 4(dòng 1) ; 5. II. Đồ dùng dạy – học: Phấn màu III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC: -Gọi HS làm BT4,5 tiết 154. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: HD HS làm bài tập Bài 1 dòng 1,2 -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn. Bài 2 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 dòng 1 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. -Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện. -GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em đã áp dụng tính chất nào để tính. Bài 5 -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận Hoạt động nối tiếp: -Dặn HS về nhà làm các bài 1,3,4 và chuẩn bị bài sau. -GV tổng kết giờ học. -2 HS -HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Đặt tính rồi tính. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con. a). Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích. b). Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu để tính. -Tính bằng cách thuận tiện nhất. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ: a). 1268 + 99 +501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868 -1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài Bài giải Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 – 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là: 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển -Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình. - HS nghe. ********************************** TẬP LÀM VĂN Tiết 62: Bài :LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I.Mục tiêu: Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn nước (BT1) ; biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2) ; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh họa, phiếu, SGK, vở ,bút,nháp … III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: -Gọi HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: HD HS làm bài tập * Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu BT1. -GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ? -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng * Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. -Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a - b - c. * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu của BT3. -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát. -Cho HS trình bày bài làm. -GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay. Hoạt động nối tiếp: -Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn và viết vào vở. -Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau. -GV nhận xét tiết học. -2 HS -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn +tìm ý chính của mỗi đoạn. -Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -HS làm bài cá nhân. -Một HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. GV đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng. -1 HS đọc, lớp lắng nghe.. -HS viết đoạn văn với câu mở đạon cho trước dựa trên gợi ý trong SGK. -Một số HS lần lượt đọc đoạn văn. -Lớp nhận xét. - HS nghe, thực hiện. ********************************** ĐỊA LÍ Tiết 31: Bài : BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I.Mục tiêu: - Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) : vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa. - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta : Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo. - HS khá, giỏi : + Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta. + Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. * GDMT BĐ: - Biết những đặc điểm chính của biển, hải đảo Việt Nam. - Biết những nguồn lợi to lớn từ biển, đảo: không khí trong lành, khoảng sản, hải sản, an ninh quốc phòng, phong cảnh đẹp.... - Biết một ngành nghề khai thác tài nguyên biển: nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch... - Biết Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam - Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hao dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. II. Đồ dùng dạy – học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : Thành phố Đà Nẵng. + Xác định vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam. + Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch? - GV nhận xét. 2. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Vùng biển Việt Nam - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi - GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta. * Chốt vấn đề : Nước ta có vùng biển rộng là một bộ phận của biển Đông: phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan. Hoạt động 3: Đảo và Quần đảo - GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. * Chốt vấn đề :Nước ta có nhiều đảo và quần đảo. Hoạt động 4:Vai trò của đảo và quần đảo. - Trình bày một số nét tiêu biểu của các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam . - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? * GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. * GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. * Chốt vấn đề : Biển , đảo và quần đảo nước ta có nhiều tài nguyên quý cần được bảo vệ và khai thác hợp lý. Hoạt động nối tiếp: - Qua bài học em biết những gì? - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK/151 - Giáo dục học sinh và liên hệ thực tế. - Về sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu về biển, đảo và quần đảo nước ta. - Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện - HS lắng nghe Hoạt động cá nhân - HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1: * Biển nước ta có có đặc điểm gì ? * Vai trò như thế nào đối với nước ta? - HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi. - HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. Hoạt động cả lớp - Quan sát và trả lời , dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi: + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? + Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? - Đại diện nhóm trình bày trước lớp Hoạt động nhóm - Dựa vào tranh , ảnh và SGK thảo luận theo yêu cầu. - HS lên bảng chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo. - Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. - HS lắng nghe và thực hiện. SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Nhận xét tuần qua : Thực hiện nội quy Vệ sinh phòng lớp , sân trường Chăm sóc cây Chuyên cần II. Kế hoạch tuần tới : Phân công làm vệ sinh Chăm sóc cây Thực hiện nội quy. GIÁO DỤC NGOÀI GIỜI LÊN LỚP - Giúp cho hs hiểu được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước. - Có lòng tự hào dân tộc và biết ơn cha anh đã huy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. * HS chuẩn bị biểu diễn hát, múa, kể chuyện, đọc thơ. * GV giới thiệu một số bài hát, múa, bài thơ có liên quan đến nội dung hoạt động. VD: Em như chim câu trắng, trẻ em hôm nay-thế giới ngày mai...

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 31 lop 4 oanh.doc