Giáo án chuẩn Công Nghệ Lớp 6

1. Kiến thức:

 - HS khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 - Mục tiêu, nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.

- Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.

 

doc198 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Công Nghệ Lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 g cà chua, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, 1 bát giấm, 3 thìa súp đường, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa súp dầu ăn. - Rau thơm, ớt, xì dầu. II. Quy trình thực hiện : - Giai đoạn 1 : Chuẩn bị + Rau xà lách: nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt 10/, vớt ra, vẩy ráo nước + Thịt bò: Thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín + Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường (2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường ) + Cà chua: cắt lát, trộn giấm, đường (2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường ) IV. Nhận xét, đánh giá: (3/) - Giáo viên nhận xét tiết thực hành + Nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm + Nhận xét tinh thần học tập của các nhóm - Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, Vệ sinh lớp học V. Dặn dò: (1/) - Về nhà xem lại bài. - Tiết sau mỗi tổ thực hành một dĩa rau trộn dầu giấm rau xà lách. - Chuẩn bị rau, hành tây, cà chua, tỏi phi vàng, giấm đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, xì dầu. …như tiết trước. ( giai đoạn 1 : sơ chế ở nhà) Ngày soạn:…./…/20… Ngày giảng:…/…/20… Tiết: 48 Bài 19: Thực hành: TRỘN DẦU GIẤM – RAU XÀ LÁCH (T2) A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Chế biến được món rau xà lách trộn dầu giấm - Nắm vững quy trình thực hiện món này. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng chế biến thức ăn đơn giản trong gia đình. 3.Thái độ: - Tích cực vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm. B. PHƯƠNG PHÁP: - Trực quan, hoạt động nhóm… - Làm mẫu + thuyết trình + phát vấn C. CHUẨN BỊ: - GV: Nguyên vật liệu (SGK trang 92) - HS: Mỗi tổ làm một dĩa trộn dầu giấm rau xà lách: 100 g xà lách,50g thịt bò, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu. D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định lớp: (1/) II. Bài cũ: không kiểm tra III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu tiết thực hành (3/) -GV nêu nội quy an toàn lao động. - Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. - GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. HĐ2: Tìm hiểu quy trình thực hiện (12/) - GV vừa thao tác mẫu giai đoạn 2, 3 vừa hướng dẫn HS. - Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát và rút ra quy trình - GV kết luận và ghi bảng * Chú ý : - Có thể trình bày đĩa rau không sử dụng thịt bò - Cần chọn loại cải xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn, cà chua để trộn là loại cà chua dày cùi, ít hột. - Có thể thay đổi nguyên liệu theo yêu cầu của món. HĐ3: Thực hành theo quy trình (22/) - GV phân nhóm học sinh - Các nhóm về vị trí thực hiện giai đoạn 2, 3 II. Quy trình thực hiện : * Giai đoạn 2: Chế biến - Làm nước trộn dầu giấm: + Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê muối, khuấy tan; nếm có vị chua, ngọt, mặn. + Cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu + tỏi phi vàng - Trộn rau : +Cho xà lách + hành tây + cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay. * Giai đoạn 3: Trình bày - Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa, chọn một ít lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây và trên cùng là thịt bò. Trang trí rau thơm, ớt tỉa hoa. IV. Nhận xét, đánh giá: (5/) - Giáo viên nhận xét tiết thực hành - Cho các nhóm đánh giá kết quả chéo, GV chốt lại và cho điểm - Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, Vệ sinh lớp học V. Dặn dò: (2/) - Về nhà xem lại bài. - Tiết sau mỗi tổ thực hành đĩa hỗn hợp nộm rau muống -Chuẩn bị : + 1 Kg rau muống, 50 g đậu phộng rang giả nhỏ, 100g tôm, 50g thịt nạc + 5 củ hành khô, rau thơm, tỏi, ớt, nước mắm, 1 quả chanh, đường, giấm. + 2 thìa nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm Ngày soạn:…./…/20… Ngày giảng:…/…/20… Tiết: 51 KIỂM TRA THỰC HÀNH (1T) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Đánh giá kết quả học tập của HS. - Làm cho HS chú ý nhiều hơn đến việc học của mình. - Rút kinh nghiệm bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của HS và GV 2.Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng, nhận xét, so sánh, kĩ năng thực hành 3.Thái độ:- Giáo dục HS có tính cần mẩn, chính xác B. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành theo nhóm, cá nhân C. CHUẨN BỊ: - GV: Đề kiểm tra - HS: Kiến thức, dụng cụ và nguyên liệu cần thiết D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: không kiểm tra III. Kiểm tra: - GV đọc (chép) đề - HS làm bài 1. Đề: a. Chế biến một món ăn đã học theo đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, đầy đủ chất dinh dưỡng… b. Trình bày quy trình chế biến món ăn vừa thực hành (trình bày vào giấy kiểm tra theo từng học sinh) 2. Đáp án: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu (2đ) - Chế biến món ăn theo đúng quy trình (4đ) - Trình bày đẹp, đúng yêu cầu kĩ thuật, ngon miệng…(2đ) - Trình bày đúng quy trình ra giấy (2đ) IV. Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét tiết kiểm tra - Yêu cầu học sinh thu dọn dung cụ,vệ sinh lớp học - Thu bài kiểm tra - Các nhóm nhận xét và chấm điểm, GV kết luận và cho điểm các nhóm V. Dặn dò: - Xem trước bài thực hành tự chọn - Chuẩn bị: Dụng cụ, vật liệu để thực hành tự chọn Ngày soạn:…./…/20… Ngày giảng:…/…/20… Tiết: 52 Thực hành: TỰ CHỌN A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Giúp học sinh: - Chế biến được món ăn tự chọn - Nắm vững quy trình thực hiện món ăn tự chọn. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng chế biến thức ăn đơn giản trong gia đình. 3.Thái độ: - Tích cực vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm. B. PHƯƠNG PHÁP: - Trực quan, hoạt động nhóm… - Làm mẫu + thuyết trình + phát vấn C. CHUẨN BỊ: - GV: Một số kiến thức cơ bản về một số món ăn - HS: Nguyên liệu và dụng cụ phù hợp với món ăn đã chọn D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định lớp: (1/) II. Bài cũ: không kiểm tra III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu tiết thực hành (3/) -GV nêu nội quy an toàn lao động. - Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. - GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. HĐ2: Tìm hiểu các nguyên vật liệu: (3/) - HS tự kiểm tra các nguyên liệu đã chuẩn bị trước HĐ3: Tìm hiểu quy trình thực hiện (10/) - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học với hiểu biểu thực tế, kết hợp SGK bài Thực hành tự chọn tự nghiên cứu tìm hiểu quy trình thực hiện - Các nhóm học sinh quan sát và rút ra quy trình HĐ4: Thực hành theo quy trình (22/) - GV phân nhóm học sinh - Các nhóm về vị trí thực hiện giai đoạn 2, 3 I. Nguyên liệu: II. Quy trình thực hiện: IV. Nhận xét, đánh giá: (5/) - Giáo viên nhận xét tiết thực hành - Cho các nhóm đánh giá kết quả chéo, GV chốt lại và cho điểm - Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, Vệ sinh lớp học V. Dặn dò: (1/) - Về nhà xem lại bài - Xem trước bài 21 - Tập chế biến một số món ăn trong gia đình Ngày soạn:…./…/20… Ngày giảng:…/…/20… Tiết: 61 ÔN TẬP A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Giúp học sinh - Nắm vững những kiến thức về các chất dinh dưỡng,vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản chất dinnh dưỡng - Nắm vững các kiến thức về các phương pháp chế biến thực phẩm - Biết cách tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình, quy trình tổ chức bữa ăn -Vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng để lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chế biến một số món ăn đơn ggiản,… 2.Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng, phân tích, so sánh 3.Thái độ:- Giáo dục HS có tính thẩm mỹ trong trình bày món ăn, trang trí món ăn,…. B. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ C. CHUẨN BỊ: - GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập - HS: Kiến thức D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định lớp: (1/) II. Bài cũ: Kiểm tra lồng vào ôn tập III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu tiết ôn tập (5/) - GV giới thiệu mục tiêu tiết ôn tập - GV giới thiệu nội dung ôn tập, các kiến thức trọng tâm HĐ2: Nội dung ôn tập (34/) - GV giới thiệu nội dung ôn tập 1. Trình bày vai trò của các chất dinh dưỡng? 2. Người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? Cách thay thế thức ăn để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng? 3. Nếu cơ thể thiếu(thừa)chất đam, béo, dường bột thì sẽ như thế nào? 4. Thế nào là sự nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm, các biện pháp phòng tránh? 5. Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng? 6. Trình bày các phương pháp chế biến thực phẩm? * So sánh: luộc và nấu, nấu và kho, rán và rang, rang và xào? 7. Trộn dầo giấm và trộn hỗn hợp được thực hiện theo quy trình như thế nào? 8. Thế nào là bữa ăn hợp lí, người ta phân chia số bữa ăn như thế nào? 9. Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình? 10. Quy trình tổ chức bữa ăn dược thực hiện như thế nào? Em hãy tự xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày ở gia dình? - GV phân nhóm học sinh: + Tổ 1: câu 1, 5 + Tổ 2: câu 2, 7 + Tổ 3: câu 3, 8 + Tổ 4: câu 4, 9 - Câu 6, 10 : Trả lời cá nhân 1. Vai trò các chất dinh dưỡng: (SGK) 2. Phân nhóm thức ăn: 4 nhóm - Giàu chất đạm, giàu chất đường bột, giàu chất béo, giàu vitamin và chất khoáng 3. Nhu cầu chất dinh dưỡng đối với cơ thể - Ăn uống thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều có hại cho sức khoẻ và có thể mắc bệnh - Cần ăn đủ no, đủ chất 4. Sự nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm và cách phòng tránh : (SGK) 5. Phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến: - Vì: Đun nấu lâu, rán lâu các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi, đặc biệt là các chất dễ tan trong nước và chất béo,… - Ảnh hưởng của nhiệt độ: SGK 6. Các phương pháp chế biến thực phẩm: - Chế biện thực phẩm có sử dung nhiệt (luộc, nấu, kho, rán, rang, xào, nương, hấp) - Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt (Trộn dàu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua) 7. Quy trình trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp: SGK 8. Bữa ăn hợp lils: SGK - Phân chia số bữa ăn: 3 bữa 9. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn: SGK 10. Quy trình tổ chức bữa ăn: SGK IV.Nhận xét, đánh giá (3/) * GV nhận xét tiết ôn tập - Tuyên dương những tổ hoạt động tích cực - Phê bình những tổ chưa tích cực thảo luận V. Dặn dò : (2/) - Ôn lai tất cả nội dung đã được ôn tập - Xem bài 62, 63

File đính kèm:

  • docG an chuan cong nghe 6.doc
Giáo án liên quan