I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i:
b. Giảng bài:
1. Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người :
*Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- GV Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ?
? Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
? Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
? Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ?
? Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao?
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2. Bản làng với nhà sàn :
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi :
? Bản làng thường nằm ở đâu ?
? Bản có nhiều hay ít nhà ?
? Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
? Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
- GV nhận xét và sửa chữa. (SGV)
.Chợ phiên, lễ hội, trang phục :
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV Yêu cầu HS dựa vào mục 3, các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội ,trả lời các câu hỏi sau :
? Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên .
? Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này? (dựa vào hình 2) .
? Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
? Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
? Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 .
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời .
3. Củng cố :
- GV gọi HS đọc trong khung bài học.
- GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục,lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Cho các nhóm trao đổi tranh ảnh cho nhau xem ( nếu có).
4. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt
động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS trả lời.
+ dân cư thưa thớt.
+ Dao, Thái ,Mông
+ Thái, Dao, Mông.
+ Vì có số dân ít.
? Đi bộ hoặc đi ngựa.
- HS kác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận và đại diên nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS được chia làm 5 nhóm và mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- 3 HS đọc.
- HS cả lớp.
_____________________________________________________
KHOA HọC:
VAI TRò CủA VI - TA - MIN ,CHấT KHOáNG Và CHấT XƠ
I. MụC TIÊU
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta – min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau), chất khoáng ( thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm...) và chất xơ( các loại rau)
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi- ta – min cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
II. Đồ DùNG DạY- HọC:
- Các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Có thể mang một số thức ăn thật như : Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
- Phiếu học tập theo nhóm.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng hỏi.
? Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ?
? Chất béo có vai trò gì ? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo ?
? Thức ăn chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV đưa các loại rau, quả thật cho HS quan sát và hỏi: Tên của các loại thức ăn này là gì? Khi ăn chúng em có cảm giác thế nào ?
- GV giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Hoạt động cặp đôi
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và nói với nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
- Gọi 2 cặp HS thực hiện hỏi trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
? Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ ?
- GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng.
- GV giảng: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây, cũng chứa nhiều chất xơ.
Hoạt động 2: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Vai trò của vi - ta - min :Thảo luận nhóm 6 .
- Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của các loại vi-ta-min đó.
? Thức ăn chứa nhiều vi-ta-min có vai trò gì đối với cơ thể ?
- GV kết luận chung : ( SGV/ 44)
Bước 2 : Vai trò của chất khoáng : Thảo luận nhóm bàn
- Câu hỏi thảo luận.
? Kể tên một số chất khoáng mà em biết ? Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó ?
- Kết luận : (SGV/45)
Bước 3 : Vai trò của chất xơ và nước : Làm việc nhóm đôi
- Thảo luận với các câu hỏi sau :
? Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn chứa chất xơ.
? Hằng ngày chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước? tại sao cần uống đủ nước ?
- GV kết luận : Như SGV/45.
3. Củng cố
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
? Nêu vai trò của chất khoáng, chất xơ và vi- ta- min?
- Giáo dục về chế độ ăn uống của HS điều độ...
- 3 HS trả lời.
- Bạn nhận xét.
- Quan sát các loại rau, quả
- 1 HS gọi tên thức ăn và nêu cảm giác của mình khi ăn loại thức ăn đó.
- Hoạt động cặp đôi.
- 2 HS thảo luận và trả lời.
- 2 cặp HS thực hiện.
- HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ kể 1 đến 2 loại thức ăn.
+ Sữa, pho-mát, giăm bông, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu
+Các thức ăn có nhiều chất xơ là: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống
- Nhóm 6 làm việc với yêu cầu câu hỏi.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm bàn thảo luận.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm đôi thảo luận.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
______________________________________________
Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I. Mục tiêu:
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô ( hoặc ít mấp mô đối với HS khéo tay).
II. đồ dùng dạy học:
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm.
+ Kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thước.
iii. hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV treo vật mẫu lên bảng, hướng dẫn HS q/ sát.
- Yêu cầu HS nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
? Hãy nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu?
- GV nhận xét kết luận: Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch.
* Hoạt động 2:
GV Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật
* Vạch dấu trên vải:
- GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b SGK/9 nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải.
- GV đính vải lên bảng và gọi HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm.
- Gọi HS vạch dấu đường cong.
- GV HD HS một số điểm cần lưu ý :(SGV/ 19)
* Cắt vải theo đường vạch dấu:
- GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b SGK/9
? Em hãy nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu?
- GV nhận xét, bổ sung và lưu ýcho HS:
* Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV yêu cầu HS thực hành: Vạch 2 đường dấu thẳng, 2 đường cong dài 15 cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4 cm. Cắt theo các đường đó.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá theo tiêu chuẩn SGV/20
- GV nhận xét, đánh giá kết quả
- HS quan sát sản phẩm.
- HS nhận xét, trả lời.
- HS khác bổ sung.
- HS nêu.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong.
- 1 HS lên vạch dấu mảnh vải
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nêu.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Cả lớp chuẩn bị dụng cụ.
- HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo yêu cầu của GV.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình
________________________________________________________________
Xuân Phú, ngàytháng..năm 2010
BGH nhận xét, kí duyệt
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA lop 4-Tuan 3 (2009-2010).doc