Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 7

I MỤC TIÊU

1. kiến thức

 - HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải bảo đảm an toàn

 - HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới được đi xe ra đường phố .

 - Biết những qui định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trển đường

2. Kĩ năng

Có thói quen đi sát lề đường và luân quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm ra các bộ phận của xe .

 3.Thái độ

- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em , không đi trên đường phố đông xe cộ mà chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết

- Có ý thức thực hiện các qui định ba ỏ đảm ATGT

 

doc20 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để dòng cuối cùng sẽ có : An câu được a con cá , Bình câu được b con cá , Cường câu được c con cá , Cả ba người câu được a + b + c con cá . - Vài em nhắc lại . - Tiếp tục nêu như SGK : Nếu a = 2 , b = 3 , c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c . - Nêu tương tự với các trường hợp còn lại - Tự nêu : Mỗi lần thay chữ bằng số , ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : + Giới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ rồi cho HS tính giá trị của biểu thức này với a = 4 , b = 3 , c = 5 . - Bài 3 : - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Làm bài rồi chữa bài . Khi chữa bài cần nêu như sau : Nếu a = 5 , b = 7 , c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22 - Tiếp tục tính phần a và b rồi chữa bài . Khi chữa bài cần nêu như bài 1 . - Tự làm bài rồi chữa bài . - Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại nội dung vừa học . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập tiết 34 sách BT. Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn , HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn đã cho sẵn cốt truyện . - Dựng được các đoạn văn kể chuyện từ cốt truyện cho sẵn . - Yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu . - 4 tờ phiếu khổ to , mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn , có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện . - Kiểm tra 2 em , mỗi em nhìn 1 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện . a) Giới thiệu bài : Trong tiết học này , các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện đã cho sẵn cốt truyện . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS nắm được cốt truyện . PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại . - Bài 1 : - Giới thiệu tranh minh họa truyện . - Yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên . - Chốt lại : Trong cốt truyện trên , mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc : + Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn . + Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa . + Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn . + Sau này , Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước . Hoạt động lớp . - 1 em đọc cốt truyện Vào nghề . Cả lớp theo dõi . - Phát biểu . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn kể chuyện từ cốt truyện . PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại . - Bài 2 : + Nêu yêu cầu của bài . + Phát riêng phiếu cho 4 em , mỗi em 1 phiếu ứng với 1 đoạn . + Nhắc HS : Chọn viết đoạn nào , em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn . - Kết luận những em hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất . Hoạt động lớp , cá nhân . - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề . - Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn , tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn viết vào vở . - Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến 4 . - Lớp nhận xét . - Những em khác đọc kết quả bài làm . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu mỗi em về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở , hoàn chỉnh thêm 1 đoạn nữa Khoa học PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU : - Giúp HS nắm cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . - Kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này . Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 30 , 31 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Phòng bệnh béo phì . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . MT : Giúp HS kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Đặt vấn đề : + Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc triêu chảy ? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào ? + Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết . - Giảng về triệu chứng của một số bệnh : + Tiêu chảy : Đi ngoài phân lỏng , nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày , cơ thể bị mất nhiều nước và muối + Tả : Gây ra ỉa chảy nặng , nôn mửa , mất nước và trụy tim mạch . Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời , bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm . + Lị : Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới , mót rặn nhiều , đi ngoài nhiều lần , phân lẫn máu và mũi nhầy . - Hỏi : Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ? - Kết luận : Các bệnh như tiêu chảy , tả lị đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách . Chúng đều bị lây qua đường ăn uống . Mầm bệnh chứa nhiều trong phân , chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán , lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của . Vì vậy , cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh . Hoạt động lớp . - Lo lắng , khó chịu , mệt , đau - Tả , lị - Tự trả lời . Hoạt động 2 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . MT : Giúp HS nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Yêu cầu HS quan sát các hình SGK và trả lời các câu hỏi : + Chỉ và nói về nội dung từng hình . + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa ? Tại sao ? + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? Tại sao ? + Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . Hoạt động lớp , nhóm . - Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung . Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động . MT : Giúp HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . + Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh . - Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia . - Đánh giá , nhận xét , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . Hoạt động nhóm . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn . - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình ở bảng , cử đại diện phát biểu cam kết của từng nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động của nhóm . - Các nhóm khác góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’) - Xem trước bài Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? Đạo đức TIẾT KIỆM TIỀN CỦA I. MỤC TIÊU : - Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của . - Biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày . - Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Đồ dùng để chơi đóng vai . - Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Biết bày tỏ ý kiến (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Tiết kiệm tiền của . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm . MT : Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Chia nhóm , yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK . - Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt , là biểu hiện của con người văn minh , xã hội văn minh . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thảo luận . - Đại diện từng nhóm trình bày . - Cả lớp trao đổi , thảo luận . Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến , thái độ . MT : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến đúng qua các tình huống từ bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Lần lượt nêu từng ý kiến trong BT1 , yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu quy ước . - Kết luận : Các ý kiến c , d là đúng . Hoạt động lớp . - Giải thích về lí do lựa chọn của mình . - Cả lớp trao đổi , thảo luận . Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân . MT : Giúp HS liệt kê được các việc nên làm , không nên làm để tiết kiệm tiền của . PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải . - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm . - Kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của . Hoạt động nhóm , cá nhân . - Các nhóm thảo luận , liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của . - Đại diện từng nhóm trình bày . - Lớp nhận xét , bổ sung . - Cá nhân tự liên hệ . 4. Củng cố : (3’) - Vài em đọc Ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’) - Sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết kiệm tiền của . - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân mình.

File đính kèm:

  • docGiao an L4.doc
Giáo án liên quan