Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 6

I. Mục tiêu :

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:

 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau kon Tum, Đắc Lắk, Lâm viên, Di linh.

 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

 - Chỉ được các cao nguyên ở tây nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây ku, Đắc Lắk, Lâm viên, Di linh.

 - HS khá, giỏi : Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Bản đồ địa lý TNVN

 - Tranh,ảnh vàtư liệu về các cao nguyên

III. Phương pháp dạy học :

 - Quan sát, giảng giải, đàm thoại.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra bài cũ: - Gọi HS trả lời phần ghi nhớ. - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới - Giới thiệu bài : Bọn PKPB đô hộ nước ta chúng ra sức bóc lột nhân dân ta rất nạng nề. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã kêu gọi ND đứng lên đánh đuổi bọn gặc ngoại xâm . Đó chính là nội dung bài học 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Hoạt động 1: - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ. - Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? - GV giảng giải thêm, chốt lại nội dung chính 2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa. - Hoạt động 2: làm việc cá nhân - GV giải thích : Cuộc KN Hai Bà Trưng diễn ra trong phạm vi rất rộng lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa . - GV treo lược đồ và gọi HS lên bảng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa. - GV tóm tắt rút ý chính ghi lên bảng . 3. Kết quả ý nghĩa : làm việc cả lớp. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Cuộc KN Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì? - GV chốt lại ghi bảng. Rút ra bài học 4. Củng cố, dặn dò : - Củng cố lại nội dung bài - Liên hệ với phụ nữ ngày nay .. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 5' 2' 8' 8' 8' 4' -1-2 hs trả lời - Hs đọc từ đầu đến trả thù - Thảo luận nhóm đôi : - Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược đặc biệt là Thái Thú Tô Định . - Do Thi Sách chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết - Do lòng yêu nước và căm thù giặc của Hai Bà . Hai Bà đã quyết tâm KN với mục đích “Đèn nợ nước trả thù nhà" - Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe. - HS quan sát lược đồ nội dung của bài để trình bày lại diễn biến - HS lên bảng thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa - HS nhận xét bổ sung - 1 HS đọc từ trong vòng 1 tháng đến hết - không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi - Cuộc khởi nghĩa đã giành lại độc lập cho đất nước sau hơn 200 năm bị bọn phong kiến phương bắc đô hộ và bóc lột. - HS nhận xét bổ sung - HS đọc bài học Ngày soạn : 07/10/2012 Ngày giảng : Lớp 4A : Chiều thứ 3 ngày 09/10/2012 (Tiết 1) Lớp 4B : Chiều thứ 3 ngày 09/10/2012 (Tiết 3) Khoa học MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. Mục tiêu : - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 24 - 25 SGK, Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy T/G Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch? - GV nhận xét, ghi điểm II. Bài mới: * Giới thiệu bài – Viết đầu bài. 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. + Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình? - Nhận xét, bổ sung. 2. Hoạt động 2: * Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. - Giáo viên giảng: Thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng cao là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. + Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào? + Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? -Nhận xét, chữa bài. 3. Hoạt động 3: * Mục tiêu: Liên hệ thực tế về cách bảo quản thức ăn mà gia đình áp dụng. - Nhận xét, bổ sung. IV. Củng cố – Dặn dò: *Giáo viên củng cố: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bào gói. - Dặn HS về học bài và cbị bài sau. 5' 2' 8' 8' 9' 3' - 1- 2 HS trả lời. - HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài. *Cách bảo quản thức ăn. - Quan sát hình tr.24 – 25; Hình Cách bảo quản 1 Phơi khô 2 Đóng hộp 3 ướp lạnh 4 Làm mắm ( Ướp mặn) 5 Làm mứt(Cô đặc với đường) 6 Ướp muối ( Cà muối ) Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn - Lớp thảo luận. - Làm cho các vị sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn. - Học sinh làm bài 2 (Vở bài tập): Nối ô chữ ở cột A với cột B cho phù hợp. Một số cách bảo quản thức ăn ở nhà - Học sinh làm bài 3 (Vở bài tập) Điền vào bảng sau từ 3 – 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn ở gia đình em. Tên thức ăn Cách bảo quản 1- 2- 3- 4- 5- - Một số hình trình bày - HS lắng nghe, ghi nhớ Ngày soạn : 08/10/2012 Ngày giảng : Lớp 4A : Thứ 4 ngày 10/10/2012 (Tiết 1) Lớp 4B : Thứ 4 ngày 10/10/2012 (Tiết 2) Khoa học PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG (trang 26) I. Mục tiêu : - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 26 - 27 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy T/G Hoạt động học .I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2,3 HS nêu một số cách bảo quản thức ăn? - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. II . Bài mới: - Giới thiệu bài – Viết đầu bài. 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. - Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh trên. - Hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK và trả lời câu hỏi. - Mời đại diện các nhom trình bày. * Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu VitaminD sẽ bị còi xương. Thiếu Iốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ. 2. Hoạt động 2: * Mục tiêu: Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. + Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng? + Nêu cách phát hiện và đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? * Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như: - Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu VitaminA. - Bệnh phù do thiếu VitaminB1. - Bệnh chảy máu chân răng do thiếu VitaminC. * Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần theo dõi cân năng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lý đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị. 3. Hoạt động 3: “Trò chơi” *Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Tên bệnh? + Nêu cách phòng bệnh? - Giáo viên yêu các nhóm khác tiếp tục chơi. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện đúng theo Y/C. IV. Củng cố – Dặn dò: - Gọi 1,2 HS nêu cách phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau 5' 2' 7' 8' 8 5' - 2,2 HS nêu cách bảo quản thức ăn. Trả lời câu hỏi về nội dung bài - Lắng nghe, nhắc lại đầu bài. Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - HS thảo luận nhóm. + Quan sat H1, H2 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ. + Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên. - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác trình bày. Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng - Làm việc cả lớp. - Bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh phù,bệnh chảy máu chân răng - Phải thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. Để đề phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Trò chơi Bác sĩ - 1 học sinh đóng vai bác sĩ. - 1 học sinh đóng vai bệnh nhân. Đại diện một nhóm trình bày + Nêu triệu chứng, dấu hiệu của bệnh. + Nêu cách phòng các bệnh đó. - 1,2 HS nêu. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : 10/10/2012 Ngày giảng : Lớp 4B : Thứ 6 ngày 12/10/2012 (Tiết 2) Lớp 4A : Thứ 6 ngày 12/10/2012 (Tiết 3) Đạo đức. BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (trang 8) Tiết : 2 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. - Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Mỗi HS chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy T/G Hoạt động học I. kiểm tra bài cũ: -Trẻ em có quyền gì. Khi nêu ý kiến của mình phải có thái độ như thế nào? - Gọi 2,3 HS nêu nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá HS. II. Bài mới : - Giới thiêu bài: Ghi đầu bài. a. Hoạt động 1: Tiểu phẩm * Mục tiêu: Biết đóng vai đúng các nhân vật trong tiểu phẩm qua tiểu phẩm biết cách bày tỏ ý kiến cảu mình. - HS xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi. - GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương nhom thực hiện tốt. b. Hoạt động 2: Trò chơi: Phỏng vấn. * Mục tiêu: Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình đối với những vấn đề có liên quan đến cuộc sống. - Phỏng vấn về các vấn đề : + Tình hình vệ sinh trường em, lớp em + Những hành động mà em muốn tham gia ở trường lớp? + Những công việc mà em muốn làm ở trường. + Những nơi em muốn đi thăm. + Những dự định của em trong mùa hè này. - Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì? - KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những ĐKPT tốt nhất. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 5' 3' 12' 13' 3' -Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến mình cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng lễ độ. - HS thảo luận và xây dựng một tiểu phẩm trong nhóm. - Một số nhóm lên thể hiện. - Tiểu phẩm: “Một buổi tối trong GĐ bạn Hải” - Do 3 bạn đóng: Các nhận vật: Bố Hoa. mẹ Hoa, và Hoa. - Có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa. - Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gđ như thế nào? ý kiến cảu bạn Hoa có phù hợp không? - Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng viên.Người phỏng vấn) + Mùa hè này em có dự định làm gì? + Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội vì sao? + Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội. - Cảm ơn em. - Những ý kiến của mẹ rất cần thiết - Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo đk để các em pt tốt hơn. - HS lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 4Tuan 6.doc
Giáo án liên quan