Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14

A. Kiểm tra bài cũ:

*MT: Kiểm tra về cách đặt câu hỏi của học sinh và nêu lại tác dụng của câu hỏi.

*PP: Kiểm tra đánh giá.

- 3 em lên bảng, mỗi em đặt 2 câu hỏi: 1 câu dùng để hỏi người khác, 1 câu dùng để tự hỏi mình.

- 3 em đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?

+ Nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? Cho ví dụ?

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của búp bê, phối hợp với lời kể, nét mặt. *PP: đàm thoại, thuyết trình *ĐD: Sách giáo khoa Bài 1: Tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh. -1 em đọc yêu cầu của bài tập 1. GV nhắc các em chú ý tìm cho mỗi bức tranh một lời thuyết minh ngắn gọn, bằng một câu. - HS xem 6 tranh minh hoạ, từng cặp trao đổi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh. GV phát 6 băng giấy cho 6 học sinh, yêu cầu mỗi em viết lời thưyết minh cho một tranh - GV gắn 6 bức tranh minh hoạ cỡ to lên bảng, mời 6 em lên gắn lời thuyết minh dưới mỗi tranh. C ả lớp phát biểu ý kiến. GV gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng. - 1 em đọc lại 6 lời thuyết minh của 6 tranh. Bài tập 2: Kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê. - GV mời 1 em kể mẫu đoạn đầu truyện sau đó cho từng cặp HS kể chuyện, thi kể trước lớp sau đó lớp bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố -Dặn dò: - GV hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - GV nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ A. Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra về cách đặt câu hỏi của học sinh và nêu lại tác dụng của câu hỏi về tỏ thái độ khen, chê. *PP: Kiểm tra đánh giá. - 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ của tiết luyện từ và câu trước, Làm lại bài tập III.1. - 2 em làm lại bài tập III.3 ( Nêu 1 đến 2 tình huống có thể dùng câu hỏi để tỏ thái độ khen, chê / khẳng định, phủ định / thể hiện yêu cầu mong muốn ). -Cả lớp nhận xét , GV chốt đúng và ghi điểm cho từng em. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học và giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn bài mới: HĐ1: Bài tập 1, 2 *MT: HS nêu được một số từ chỉ đồ chơi, trò chơi có ở trong tranh và đồ chơi, trò chơi dân gian mà em biết. *PP: Đàm thoai, thực hành. *ĐD: Phóng to các bức tranh trong SGK Bước 1: Bài tập 1 -1 em đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. - GV dán tranh minh hoạ cỡ to, cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đung, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh. - 1 em làm mẫu ( theo tranh 1 ): đồ chơi: diều; trò chơi : thả diều. - GV gọi tiếp HS làm các tranh còn lại. Bước 2: Bài tập 2 - 1 em đọc yêu cầu của bài. GV nhắc các em kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại. -HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV dán lên bảng tờ giấy đã viết tên cấc đồ chơi, trò chơi. 1 em nhìn qua giấy đọc lại. - HS viết vào vở một số từ ngữ chỉ đồ chơi, trò chơi mới lạ với mình. - GV theo dõi, hướng dẫn. HĐ2: Bài tập 3,4. *MT: HS nắm được trò chơi như thế nào thì có lợi, trò chơi như thế nào thì có hại. *PP: đàm thoại, thực hành *ĐD: vở bài tập, phiếu của bài tập 3. -Bước 1: Bài tập 3 - 1 em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - GV nhắc các em trả lời đầy đủ từng ý của bài tập, nói rõ các đồ chơi có ích, có hại như thế nào? Đồ chơi thế nào thì có lợi, thế nào thì có hại? - HS trao đổi theo cặp sau đó trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bước 2: Bài tập 4,5 -HS đọc đề bài, tự làm . GV theo dõi, chấm, chữa. 3. Củng cố- Dặn dò: - 1 em nêu lại phần ghi nhớ của bài học trước. - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà xem lại bài. Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ A. Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra tình hình làm bài tập ở nhà của học sinh .... *PP: Kiểm tra đánh giá. - GV chấm vở bài tập ở nhà của học sinh. - GV chữa bài tập (nếu học sinh làm sai). B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học và giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn bài mới: HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép tính chia cho số có hai chữ số. *MT: HS biết thực hiện tính chia cho số có hai chữ số trường hợp hết và tính chia có dư., *PP: Toàn lớp. *ĐD: Bảng lớp, nháp Bước 1: Phép chia 672 : 21 -GV viết lên bảng phép chia 672 : 21 và yêu cầu HS đọc phép tính, sử dụng tính chất một số chia cho tích để tìm kết quả cho phép chia. - GV hỏi: Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu? - GV hướng dẫn HS đặt tính để thực hiện phép tính. -HS trả lời câu hỏi: Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? -GV hướng dẫn học sinh làm trên bảng lớp 672 21 -1 em nhắc lại cách chia của phép 42 32 chia 672 : 21 0 -GV hỏi: Phép chia 672 : 21 là phép chia hết hay phép chia có dư? Bước 2: Phép chia 779 : 18 779 18 - Cả lớp làm bài vào nháp sau đó một . 179 39 em lên bảng thực hiện tính. 17 - GV hỏi học sinh: Trong các phép chia có dư, chúng ta phải chú ý điều gì? Bước 3: Tập ước lượng thương -GV hướng dẫn học sinh tập ước lượng thương + GV đưa ra vài ví dụ hướng dẫn cho HS tập ước lượng thương + HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại VD: 73 : 23 ta nhẩm 7 : 2 được 3, vậy 75 : 23 được 3, 23 x 3 bằng 69, 75 – 69 = 6; vậy thương cần tìm là 3. - GV tiếp tục cho HS tập ước lượng thêm vài trường hợp khác. HĐ2: Luyện tập, thực hành *MT: HS vận dụng cách chia cho số có hai chữ số để làm tính và giải toán có liên quan. *PP: Luyện tập, thực hành *ĐD: SGK, vở. Bài 1: -GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính sau đó mời 4 em lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 1 phép tính. - HS làm tiếp bài 2,3. - GV theo dõi, chấm, chữa. Bài 2: Bài giải Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là: 240 : 15 = 16 ( bộ ) Đáp số: 16 bộ 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học -Dặn HS về làm phần bài tập ở nhà Khoa học: TIẾT KIỆM NƯỚC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ A.Kiểm tra bài cũ: *MT: Củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước *PP: Kiểm tra đánh giá - 2em lên bảng trả lời câu hỏi: + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? + Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: -GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài 2. Hướng dẫn bài mới: HĐ1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước *MT: HS kể được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. *PP: Thảo luận, trình bày *ĐD: Hình vẽ từ 1 đến 6(SGK) phóng to. -GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận theo định hướng sau: + Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? + Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao? -GV giúp đỡ các nhóm khó khăn, gọi các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng. GV kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đung và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. *MT: HS hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước. *PP: Quan sát, động não *ĐD: Hình vẽ 7 và 8 SGK trang 61. - HS quan sát hình 7, 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình? + Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? - GV nhận xét câu trả lời của học sinh. GV hỏi: Vì sao chuíng ta cần phải tiết kiệm nước? GV kết luận: Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước... HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi *MT: Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận đông, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. *PP: Thảo luận, trình bày. *ĐD: Giấy, bút để vẽ -GV chia một nhóm 6 học sinh và yêu cầu học sinh vẽ tranh theo nhóm với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận tìm đề tài, vẽ tranh, trình bày về lời giới thiệu. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm có bức tranh đẹp và lời thuyết trình hay. GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3. Củng cố - Dặn dò: -1em đọc lại thông tin mục Bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học. -Dặn HS có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền mọi người cùng vận động. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ A. Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc đọc truyện ở nhà của HS như thế nào. *PP: Kiểm tra đánh giá. -2 em kể lại 1 hoặc 2 đoạn câu chuyên Búp bê của ai? bằng lời kể của búp bê. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học và giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn bài mới: HĐ1: Tìm hiểu đề bài *MT: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập *PP: Đàm thoai. *ĐD: Băng giấy khổ viết sẵn đề bài Bước 1: - GV đính đề bài lên bảng. - 2 em đọc yêu cầu của bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: đồ chơi, con vật gần gũi. GV lưu ý HS: Bài Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể, không có nhân vật là đồ chơi, con vật gần gũi với trẻ em. Bước 2: -HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK cho biết: Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? GV nhắc HS: Trong 3 truyện được nêu làm ví dụ, chỉ có truyện Chú Đất Nung có trong SGK, HS phải tìm đọc. Nếu không tìm được các truyênh ngoài SGK, các em có thể kể truyện đã học ( Chim Sơn Ca và bông cúc trắng, voi nhà, chú sẽ và bông hoa bằng lăng...) -HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. *MT: HS chọn được câu chuyện và kể được chuyện. *PP: đàm thoại, thực hành kể chuyện. *ĐD: Bảng lớp -GV nhắc HS: +Kể chuyện phải kể có đầu, có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng. +Với truyện dài, các em không cần kể hết kể hết truyện mà chỉ kể 1 – 2 đoạn. -Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp: + Mỗi em kể xong chuyện phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nôi dung câu chuyện. + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những em biết chăm chú nghe bạn kể. - GV dặn HS đọc trước nội dung của bài KC tuần sau.

File đính kèm:

  • docgiao an thu ba tuan 14.doc