I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác
- Trả lời được CH 1, 2, 3, 5
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu, từ cần luyện đọc.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 1 các môn Lớp 2 Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười dân nơi học sinh ở
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh trang 46, 47.
- Một số tranh ảnh về nghề nghiệp của người dân ở thành phố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tiết 1
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nêu 1 số nghề của người dân ở nông thôn mà em biết?
+ Người dân ở địa phương em làm những nghề gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Kể tên 1 số nghề của người dân thành phố.
Mục tiêu:HS kể được một số nghề của người dân thành phố…
Cách thực hiện:
- Yêu cầu học sinh thảo luận từng cặp để kể tên 1 số ngành nghề của người dân thành phố mà em biết.
- Người dân thành phố làm những ngành nghề gì?
Kết luận: Cũng như ở nông thôn, những người dân thành phố cũng làm nhiều nghề khác nhau.
b. Hoạt động 2: Kể và nói tên 1 số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ.
Mục tiêu: HS kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ
Cách thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 46, 47.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi :
+Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ?
+Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
- Giáo viên mời một nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế nói về địa chỉ nơi mình sống và nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
c. Hoạt động 3: Trò chơi bạn làm nghề gì?
- Gọi 1 em lên bảng giáo viên gắn tên nghề bất kì vào sau lưng học sinh. Dưới lớp các bạn nói 3 câu mô tả đặc điểm, công việc phải làm của nghề đó. Học sinh trên bảng phải nói được nghề đó…
- Giáo viên gọi nhiều em lên tham gia trò chơi và củng cố nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Giáo dục học sinh luôn tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ và mọi người xung quanh.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA: S
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng chữ hoa S (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Sáo (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3lần)
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên có mẫu chữ S hoa.
- Viết sẵn cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng viết chữ R hoa và cụm từ Ríu rít chim ca, mỗi em viết 3 lượt chữ R.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ S hoa.
*Quan sát số nét và quy trình viết chữ S :
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét theo câu hỏi :
+Chữ S hoa cao mấy li?
+Chữ S hoa viết bằng mấy nét? Là những nét nào?
- Yêu cầu học sinh nêu cách viết chữ S hoa.
*Viết bảng:
- Giáo viên viết mẫu chữ S lên bảng và nhắc lại quy trình viết chữ S
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa S trong không trung sau đó viết vào nháp.
- Sửa sai cho từng em.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa và giảng về cụm từ này.
- Cụm từ: Sáo tắm thì mưa có mấy chữ? Là những chữ nào?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ S và cao mấy li? Các chữ còn lại cao mấy li?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
*Viết vào vở nháp:
- Yêu cầu học sinh viết chữ Sáo.
- GV cho học sinh viết
- Nhận xét và tuyên dương những em viết đúng.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu học sinh viết lần lượt từng dòng vào vở.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh viết đúng mẫu và rèn chữ đẹp.
- Thu chấm 5 đến 7 bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Cho cả xem một số bài viết đẹp
- 2 em lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Cả lớp quan sát chữ S
Cao 5 li.
Chữ S hoa gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét cong dưới và nét móc ngược nói liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
- Học sinh viết bài vào nháp.
- HS đọc cụm từ ứng dụng
- Nghe và ghi nhớ
*Có 4 chữ Sáo, tắm, thì, mưa.
*Chữ h cao 2 li rưỡi.
*Chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
*Bằng một con chữ o.
- 2 em lên bảng viết
- Học sinh viết bài vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh (BT1); điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ (BT2)
- Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa các loài chim trong bài.
- Viết sẵn bài tập 2 và 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng, từng cặp HS thực hành hỏi nhau theo mẫu câu: ở đâu?
- Giáo viên nhận xét câu, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Gắn tên các loài chim cho phù hợp trong tranh.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên treo tranh minh họa và giới thiệu HS quan sát kĩ từng hình và sử dụng thẻ từ gắn tên cho phù hợp từng con vật.
- Giáo viên nhận xét bài.
b. Hoạt động 2: Chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ chấm.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài.
- Giáo viên kết luận và nêu đáp án đúng.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 3.
- Gọi 1 em đọc đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Giáo viên nhận xét bài.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn.
- Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu phải viết thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 4 em lên bảng hỏi - đáp
- 2 HS nhắc lại tên bài
-1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp quan sát hình minh họa.
- 3 học sinh lên bảng gắn thẻ
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nghe
- 1 học sinh đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu phù hợp, cả lớp nghe và ghi nhớ.
*Hết câu phải dùng dấu chấm, chữ cái đầu câu phải viết hoa.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng chia 2.
- Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 2).
- Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bảng chia 2.
- Vẽ 1 số hình lên bảng yêu cầu học sinh tô màu một phần hai ô vuông.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1 và 2:
- Bài tập 1 và 2 yêu cầu chúng ta điều gì?
- Yêu cầu HS tự nhẩm và điền kết quả
- Tổ chức học sinh học thuộc các bảng chia 2.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi tìm hiểu đề.
- Yêu cầu học sinh giải vào vở.
- Giáo viên nhận xét bài và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương
- Về nhà học thuộc bảng chia 2
- 2 HS lên bảng đọc
- 1 HS lên bảng làm bài
- 2 HS nhắc lại tên bài
*Tự nhẩm
- Học sinh đọc bài và nx bài.
- Học theo nhóm và cá nhân.
- 1 học sinh nêu
- 2 em thực hiện
- 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Giải
Số lá cờ mỗi tổ nhận được là:
18 : 2 = 9 ( lá cờ )
Đáp số : 9 lá cờ
- Học sinh nhận xét bài bạn làm
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đáp lời xin lỗi trong những tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1, 2)
- Tập sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn hợp lý (BT 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tình huống viết ra băng giấy.
- Chép sẵn bài tập 3 trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng: Đọc đoạn văn về loài chim.
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn đáp lời
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1.
- Giáo viên treo tranh minh họa và đặt câu hỏi.
+ Bức tranh minh họa điều gì?
+ Khi đánh rơi sách , bạn hs đã nói gì?
+ Lúc đó bạn có sách bị rơi nói thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống.
- Theo em bạn có sách rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình?
Kết luận : Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi chúng ta nên bỏ qua và thông cảm cho họ.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh đọc các tình huống
- Yêu cầu học sinh từng cặp lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên gọi nhiều lượt học sinh thực hành.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
- Tương tự với các tình huống còn lại.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn sắp xếp các câu thành đoạn văn tả về loài chim.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Đoạn văn tả về loài chim gì?
- Yêu cầu HS làm bài và đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn HS về thực hành đáp lại lời xin lỗi của người khác trong cuộc sống hằng ngày
-2 em lên bảng
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và trả lời.
*Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.
*Bạn nói: Xin lỗi. Tớ vô ý quá!
*Bạn nói: Không sao.
- 2 HS đóng vai theo tình huống.
*Bạn rất lịch sự và đã thông cảm với bạn bè.
- Nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc đề bài.
- 3 em nêu.
- Nhiều lượt HS thực hành.
*Chim gáy
- HS tự làm bài, 3 đến 5 học sinh đọc bài làm của mình.
SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
- Về chuyên cần.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục ca múa.
- Nề nếp học tập.
2. Nhắc nhở HS công việc tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Thi đua “Rèn chữ giữ vở”.
- Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự quản và truy bài 15 phút đầu giờ.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- giao an cac mon buoi 1 lop 2 tuan 22(1).doc