Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Trường tiểu học Tam Hưng

A- MỤC TIÊU:

 -Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ( nêu được sự phối hợp cử động của cơ và xương).

 -Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể( nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình).

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh vẽ cơ quan vận động.

 - HS:SGK.

 

doc86 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Trường tiểu học Tam Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: Nhận biết cây cối và các con vật. - Mời 2 HS nói tên các con vật vừa sống được ở trên cạn, vừa sống được ở dưới nước. - GV nhận xét, ghi điểm. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em biết về hình dạng và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất qua bài Mặt Trời. - GV ghi bảng tựa bài. Khởi động: Cho HS đọc một đoạn thơ về Mặt Trời. Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trời. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trời. * Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu Mặt Trời. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Mời một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. - GV hỏi HS. + Tại sao em lại vẽ Mặt Trời như vậy ? + Theo các em Mặt Trời có hình gì ? + Tại sao em lại dùng màu đỏ hay vàng để tô màu của mặt Trời ? - Cho HS quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về Mặt Trời. - GV hỏi: + Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ? + Tại sao chúng ta không bao giờ được quán sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt ? (Muốn quan sát Mặt Trời người ta phải dùng loại kính đặc biệt hoặc chúng ta dùng một chậu nước để mặt Trời chiếu vào và nhìn qua chậu nước cho khỏi hỏng mắt). * Kết luận: Mặt Trời tròn, giống như một “quả bóng lửa” khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất. - Các em cần lưu ý: Khi đi nắng cần đội mũ nón và không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Hoạt động 2: Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời ? * Mục tiêu: HS biết một cách khái quát về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. * Cách tiến hành: - GV hỏi: Hãy nói về vai trò của mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - GV ghi ý kiến của HS lên bảng. - Các em hãy tưởng tượng nếu không có mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao ? ( Trái Đất sẽ chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cỏ sẽ chết). IV- Củng cố: - Mời HS nói lại vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - Nhận xét tiết học. V-Dặn dò:- Dặn HS về xem lại bài. - Chuẩn bị bài: Mặt Trời và phương hướng. - Hát. - 2 HS lên trình bày, cả lớp theo dõi. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - Cả lớp đọc. - HS vẽ Mặt Trời. - HS giới thiệu tranh vẽ của mình. - HS phát biểu. - HS quan sát tranh SGK. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS phát biểu. - HS nói lại vai trò của Mặt Trời. TUẦN 32 TIẾT32 Ngày dạy MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG A- MỤC TIÊU: -Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời lặn.(Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: -Tranh SGK (phóng to) HS: - Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: Mặt Trời. - Mời 2 HS trả lời. + Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ? + Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt ? - GV nhận xét, đánh giá. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết về hình dạng của Mặt Trời. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời qua bài Mặt Trời và phương hướng. - GV ghi bảng tựa bài. 2- Bài học. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông. * Cách tiến hành: - GV treo tranh SGK (phóng to) - Hỏi: + Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào ? + Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào ? - GV gợi ý: người ta quy ước, trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. - Hỏi tiếp: + Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào ? - Mời HS phát biểu. - GV kết luận: người ta cũng quy ước: phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt Trời lặn là phương Đông. Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời” * Mục tiêu: - HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời. - HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Bước 1: Hoạt động theo nhóm. - GV treo tranh 3 SGK (phóng to) - Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời: Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì: Tay trái của ta chỉ phương Tây Trước mặt ta là phương Bắc Sau lưng ta là phương Nam Bước 3: Chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời” - GV cho HS ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 HS). Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi. IV- Củng cố : - GV cho các nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời. - Các nhóm khác quan sát và nhận xét. - GV tuyên dương các nhóm làm đúng. - Nhận xét tiết học. V-Dặn dò:Dặn Hs về nhà xem trước bài” Mặt trăng và các vì sao”. - Hát. - 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS quan sát. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời. - HS theo dõi. - HS quan sát. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - HS chú ý. - HS chơi trò chơi. - Các nhóm thực hiện. - HS lắng nghe. TUẦN 33 TIẾT33 Ngày dạy MẶT TRỜI VÀ CÁC VÌ SAO A- MỤC TIÊU: -Khái quát hình dạng,đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: -Tranh SGK (phóng to) HS: - Quan sát thực tế bầu trời ban đêm. - Giấy vẽ, bút màu. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn là phương nào ? - GV nhận xét đánh giá. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em học bài Mạ Trăng và các vì sao. - GV ghi bảng tựa bài. - Khởi động: Cả lớp hát một bài về Mặt Trăng. Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng. * Cách tiến hành. - Bước 1: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV yêu cầu một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. - GV yêu cầu HS nói những gì các em biết về Mặt Trăng. - Hỏi: Tại sao em vẽ Mặt Trăng như vậy ? (Có em vẽ trăng lưỡi liềm, có em vẽ trăng tròn). - Hỏi: Theo các em Mặt Trăng có hình gì ? - Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ? - Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng ? - Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời ? - GV kết luận: Mặt Trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các ví sao. * Cách tiến hành: - GV hỏi: + Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ? + Theo các em những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ? + Những ngôi sao có toả sáng không ? * GV kết luận: - Các vì sao là những “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ta ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời. IV- Củng cố : - Nhận xét tiết học. V-Dặn dò:- Dặn HS về xem lại bài chuẩn bị bài để chuẩn bị ôn tập. - Hát vui. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS vẽ bầu trời. - HS lên trình bày. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. TUẦN 34 + 35 TIẾT 34 + 35 Ngày dạy: ÔN TẬP TỰ NHIÊN A- MỤC TIÊU: -Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm. -Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề Tự nhiên; - Tận dụng thiên nhiên ở xung quanh nhà trường hoặc vườn hoa, vườn thú ở gần trường. HS: SGK C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: - Mời 3 HS trả lời câu hỏi. Hỏi: Ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời ? - GV nhận xét đánh giá. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập tự nhiên. - GV ghi bảng tựa bài. 2- Bài học: Hoạt động 1: Triễn lãm * Mục tiêu: - Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên; - Tận dụng về thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ. a- Các nhóm HS đem tất cả những sản phẩm đã làm ra khi học về chủ đề Tự nhiên (bao gồm các tranh ảnh, mẫu vật đã sưu tầm và các bức tranh do chính HS vẽ) để treo trên tường hoặc bày trên bàn. b- Từng người trong nhóm tập thuyết minh tất cả những nội dung đã được nhóm trưng bày, để khi nhóm khác tới xem khu vực triển lãm của nhóm mình, họ sẽ có quyền nêu câu hỏi và chỉ định bất cứ bạn nào trả lời. c- Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, cả nhóm sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi thuộc những nội dung đã học về chủ đề Tự nhiên để đi hỏi nhóm bạn. Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc. - Thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho khoa học. - Tập thuyết minh trình bày, giải thích về các sản phẩm mà nhóm có. - Bàn nhau để đưa ra các câu hỏi khi đi thăm khu vực triễn lãm các nhóm bạn. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Mỗi nhóm cử ra một bạn vào ban giám khảo. - Ban giám khảo cùng GV đi đến khu vực trưng bày của từng nhóm và chấm điểm. IV- Củng cố: - Nhận xét tiết học. V-Dặn dò:Dặn HS ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. - Hát. - 3 HS trả lời, cả lớp theo dõi. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS để sản phẩm lên bàn. - Các nhóm làm việc. - Nhóm trưpởng điều khiển nhóm làm việc. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2.doc
Giáo án liên quan